Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Socket CPU là phần ổ cắm phụ trách gắn kết chip xử lý với bo mạch chủ. Sự hiện diện của socket CPU không chỉ là cầu nối giữa CPU và mainboard mà còn giúp cố định vị trí của CPU, tạo ra sự ổn định khi chung ta di chuyển PC, tránh hiện tượng xê dịch ngoài ý muốn. Ngoài ra, socket CPU còn phụ trách truyền tải thông tin dữ liệu qua lại giữa CPU với mainboard máy tính.

Do trên thị trường hiện nay các nhà sản xuất tung ra nhiều dòng CPU đa dạng về hiệu năng và kích cỡ, nên số lượng socket CPU tương ứng cũng ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu lắp đặt chip với bo mạch chủ. Bạn cần phải lưu ý điểm này trước khi xây dựng một dàn PC cho bản thân nếu muốn lựa chọn linh kiện để nâng cấp ngày sau.

Các loại socket CPU phổ biến nhất

Có bốn loại socket CPU được lưu hành rộng rãi và sử dụng nhiều hiện nay là LGA, PGA, BGA và ZIF. Tương ứng với từng loại là những đặc tính cơ bản khác biệt, đồng thời tương tích với các dòng CPU khác nhau.

Socket PGA

PGA (Pin Grid Array) là dòng socket có kiểu dáng hình vuông đặc trưng, kết nối với CPU thông qua hệ thống lỗ chân cắm sẵn có trên socket. Mỗi CPU tương thích socket PGA cũng được thiết kế chân cắm để kết nối với ổ cắm trên PGA một cách dễ dàng nhất. Thông thường, để kết nối hai linh kiện này với nhau, người dùng sẽ thực hiện thao tác nhấn nhẹ CPU xuống socket PGA.

Socket LGA

Điểm đặc trưng của socket LGA (Land Grid Array) là dòng sản phẩm này thường được nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào mainboard. Khi cần, người dùng chỉ lựa CPU máy tính với các khe cắm có đầu nối tương thích với socket LGA. Nhờ được gắn thẳng vào bo mạch chủ, socket LGA có độ bền tốt hơn so với socket PGA.

Socket BGA

Sự khác biệt của socket BGA (Ball Grid Array) nằm ở việc đây là một phiên bản khác của socket PGA, tuy nhiên phần chân cắm và ổ cắm của BGA được hàn vào socket để hạn chế trường hợp hư hại các chân cắm riêng lẻ, từ đó giảm thiểu tình trạng hư hại hoặc ngăn ngừa biến dạng CPU khi sử dụng.

Socket ZIF

Socket ZIF (Zero Insertion Force) là một bản nâng cấp khác của dòng socket PGA, được xây dựng để tích hợp thêm chân nối trên CPU. Khi sử dụng socket ZIF, bạn chỉ cần đặt CPU một cách nhẹ nhàng lên socket rồi khóa lại thông qua cơ chế thanh đòn bẩy.

Các hãng sản xuất socket CPU trên máy tính

Nhìn quanh thị trường linh kiện máy tính hiện nay, có hai tên tuổi đình đám nhất đang phụ trách sản xuất và cung ứng socket CPU là AMD và Intel. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại chỉ sản xuất các loại socket CPU của riêng mình nhằm đạt độ tương thích tốt nhất.

Socket do Intel sản xuất

Intel đang duy trì các dòng socket CPU hết sức phổ biến như LGA-2011, LGA-1151, LGA-1155 và đặc biệt là LGA-1155 – dòng socket từng được sử dụng rất rộng rãi và liên tục được đề cập đến trên các diễn đàn công nghệ dưới dạng câu hỏi socket 1155 là gì.

Thực chất, socket LGA-1155 do Intel sản xuất là dòng socket ra đời từ 2011 và được hãng sản xuất để hỗ trợ các đời CPU Intel như Core i3, Core i5, Core i7 hoặc chip Xeon thế hệ thứ hai, thứ ba. Đến thời điểm hiện tại, số người dùng socket LGA-1155 đã ít hơn nhiều do khả năng nâng cấp hạn chế.

Hiện nay các dòng CPU thế hệ mới như Intel Core i thế hệ thứ 10 được sản xuất để tương thích với socket LGA 1200 và không hỗ trợ các dòng socket cũ hơn do sự khác biệt về số lượng chân cắm cũng như khả năng tương thích.

Socket do AMD sản xuất

Gần như mọi loại socket CPU đến từ thương hiệu AMD đều sử dụng một loại chân cắm theo chuẩn PGA. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng phân biệt socket AMD với socket đến từ Intel. Một số socket phổ biến của AMD có thể kể đến FM1, FM2, 941, 940, 939.

Để tạo sự khác biệt với các dòng Socket CPU do Intel sản xuất, AMD thường tập trung vào cải tiến một số phiên bản socket phổ biến của mình, như trường hợp của AM2+ và AM3+ - đây là bản nâng cấp tương ứng từ AM2 và AM3. Hiện tại, chúng ta quen thuộc hơn với dòng socket CPU AM4 tương thích với các dòng APU Ryzen thế hệ mới với chuẩn 1331 chân cắm.

Nên chọn CPU socket nào?

Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn nên chọn CPU socket LGA 1151 nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel. Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng chip do AMD sản xuất thì hãy lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới để tiện cho việc nâng cấp CPU sau này.

Câu hỏi thường gặp

Socket CPU là gì?

Socket CPU là phần ổ cắm phụ trách gắn kết chip xử lý với bo mạch chủ. Sự hiện diện của socket CPU không chỉ là cầu nối giữa CPU và mainboard mà còn giúp cố định vị trí của CPU, tạo ra sự ổn định khi chung ta di chuyển PC, tránh hiện tượng xê dịch ngoài ý muốn. Ngoài ra, socket CPU còn phụ trách truyền tải thông tin dữ liệu qua lại giữa CPU với mainboard.

Các mấy loại socket CPU phổ biến?

Có bốn loại socket CPU được lưu hành rộng rãi và sử dụng nhiều hiện nay là LGA, PGA, BGA và ZIF

Có các hãng nào sản xuất socket CPU trên máy tính?

Có hai tên tuổi đình đám nhất đang phụ trách sản xuất và cung ứng socket CPU là AMD và Intel

Nên chọn CPU socket nào?

Bạn nên chọn CPU socket LGA 1151 nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel. Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng chip do AMD sản xuất thì hãy lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới

Các thế hệ của chip Intel Core i

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp

1/ Nehalem (Thế hệ đầu)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 45nm. Với Core i thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng - HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.

2/ Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge sử dụng quy trình 32 nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nmcùng nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPUGPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.

Ngoài ra, năng lực mã hóa/giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

3/ Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel  đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.

Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.

4/ Haswell (Thế hệ thứ 4)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu Ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị Ultrabook chạy mát mẻ hơn.

Haswell cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.

5/ Broadwell (thế hệ thứ 5)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Broadwell chính là phiên bản thu nhỏ của Haswell, nói là phiên bản thu nhỏ nhưng đây không phải là kích thước vật lý của con chip mà là sự thu nhỏ của các bóng bán dẫn tạo nên bộ não CPU.

Intel Broadwell sử dụng bóng bán dẫn có kích thước 14 nm, gần bằng 1 nửa so với Haswell và chỉ bằng 1/5 so với thế hệ đầu tiên. Intel tự hào cho biết Broadwell hoạt động hiệu quả hơn Haswell 30%, có nghĩa nó tiêu thụ điện ít hơn 30% nhưng mang đến hiệu năng cao hơn khi ở cùng một tốc độ xung nhịp. Intel Broadwell hứa hẹn sẽ tạo ra 1 cuộc cách mạng mới với các ưu điểm như: tiết kiệm PIN, nâng cao hiệu suất..... Dự kiến Intel sẽ chính thức đưa thế hệ CPU mới của mình vào các sản phẩm vào đầu năm 2015.

6/ Skylake (thế hệ thứ 6)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Skylake là vi xử lí của Intel chạy trên tiến trình 14nm như Broadwell. CPU Skylake sử dụng socket LGA1151 mới, nghĩa là sẽ không tương thích với các bo mạch chủ LGA1150 đang được sử dụng cho các bộ xử lý thế hệ thứ 4 (Haswell) và thứ 5 (Broadwell). Skylake hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR4, nghĩa là RAM DDR3 xem như đã hết thời dù vậy, Intel đã bao gồm hỗ trợ DDR3 trong bộ điều khiển bộ nhớ mới tích hợp trong CPU Skylake, nhưng không phải là DDR3 có điện áp tiêu chuẩn mà là DDR3L. CPU Skylake nhanh hơn khoảng 10% so với Core i7-4790K, 20% so với Core i7-4770K và 30% so với Core i7-3770K. So với CPU thế hệ 4 (Haswell) thì Skylake nhanh hơn không đáng kể, nhưng với những ai đang dùng CPU thế hệ 3 (Ivy Bridge) thì đáng để suy nghĩ. Không tương thích với hệ điều hành Windows 8.1 trở xuống, dù vẫn có thể cài được.

7/ Kabylake (thế hệ thứ 7)

Socket sử dụng cho CPU Intel Core i thế hệ 10 và 11 là gì

Tiếp theo thế hệ CPU Skylake, Intel đã chính thức ra mắt dòng CPU thế hệ thứ 7 của mình với tên mã Kaby Lake. Đây vẫn là dòng CPU được sản xuất trên công nghệ 14nm của Intel, nhưng đã được cải tiến đáng kể về hiệu năng xử lý đồ họa và tiết kiệm điện năng.

Intel cho biết, các CPU Kabylake sẽ tập trung rất nhiều vào khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là video với độ phân giải 4K, các video 360 độ và công nghệ thực tế ảo. Đồng thời hiệu năng xử lý các ứng dụng cũng được tăng lên 12%, còn hiệu năng duyệt web cao hơn 19% so với Skylake.

Công nghệ 14nm được sử dụng để tạo ra các CPU Kabylake này được Intel cải tiến, và gọi là tiến trình 14nm+. Thế hệ CPU mới này cũng sẽ được trang bị cho những chiếc laptop siêu mỏng, những chiếc tablet lai với chiều dày dưới 7mm.

Intel cũng tiết lộ thế hệ CPU mới này sẽ hỗ trợ tối đa cho các game thủ, với khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn gấp 5 lần những chiếc PC ra mắt cách đây 5 năm. Đặc biệt là những chiếc laptop mỏng nhẹ cũng sẽ có khả năng xử lý những tựa game có yêu cầu khả năng xử lý đồ họa cao, như Overwatch.

Kết nối Thunderbolt 3 sẽ cho phép những chiếc laptop được trang bị CPU Kabylake có thể kết nối dễ dàng với card đồ họa rời gắn bên ngoài máy. Giúp tăng cường khả năng xử lý đồ họa trong game, hỗ trợ độ phân giải 4K và đón đầu công nghệ thực tế ảo.

Dòng CPU Kabylake cho máy tính để bàn có thể sẽ phải đợi tới đầu năm sau (2017) mới được ra mắt.

8/ Cannonlake (thế hệ thứ 7)

Intel tại CES 2017 cho biết thế hệ CPU kế tiếp của họ sẽ có tên Cannon Lake và được ứng dụng tiến trình 10nm. Intel chưa công bố bất cứ thông tin chi tiết nào về thế hệ chip xử lý mới nhưng con chip 10nm đầu tiên của họ được kỳ vọng về hiệu năng, pin tốt, đỡ nóng hơn... so với ít nhất là 3 thế hệ chip hiện tại.

Cách phân biệt các dòng CPU Core i qua tên gọi

Với nhiều thế hệ CPU Core i, người dùng có thể dễ dàng phân biệt được các thế hệ sản phẩm này thông qua cách đặt tên của Intel. Cách đặt tên cho dòng CPU Intel Core i có thể thông qua công thức sau:

Tên bộ xử lý = Thương hiệu (Intel Core) + Tên dòng CPU – Số thứ tự thế hệ (Thế hệ 1 không có kí tự này) + SKU + Ký tự đặc điểm sản phẩm.

Ví dụ: CPU Core i Nehalem (Thế hệ 1) tên gọi sẽ có dạng:

Intel Core i3 - 520M, Intel Core i5 - 282U…

Ý nghĩa của một số ký tự cuối của tên sản phẩm, sắp xếp hiệu năng từ cao đến thấp (Ngoài ra còn số ký tự khác):

Q (chip Q): Chip 4 lõi, cho hiệu năng cao cấp, thường được sử dụng trong các laptop chơi game hoặc sử dụng đồ họa nặng.

M (Chip M): Đây là CPU dành cho các Laptop thông thường có xung nhịp cao và mạnh mẽ, thường chỉ có 2 nhân 4 luồng (Hyper-Threading)

U (Chip U): Đây là CPU tiết kiệm năng lượng thường có xung nhịp (Tốc độ GHz) thấp, thường được sử dụng trên các sản phẩm chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng.

Nguồn: Wikipedia Việt Nam