Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn

Mì ăn liền có phải là nguyên nhân gây mụn?

Cho tới nay, chưa có một bằng chứng khoa học hoặc một nghiên cứu nào chứng minh rằng mì ăn liền là nguyên nhân gây nóng trong hay gây mụn nhọt cả.

Theo y học cổ truyền, tình trạng nóng trong xảy ra do chức năng của phủ tạng yếu, không chuyển hóa được hoàn toàn các chất độc và gây ứ đọng, gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Điều này chính là nguyên nhân gây ra những biểu hiện của nóng trong như mụn nhọt, mẩn ngứa ….

Do vậy, khi gặp phải những triệu chứng như vậy, nhiều người thường cho rằng mình bị nóng trong và suy nghĩ nguyên nhân đến từ các loại thực phẩm mình vừa ăn, tương tự như đối với trường hợp của mì ăn liền.

Ngoài ra, một phần theo cơ chế chuyển hóa các chất trong cơ thể, khi sử dụng các loại thực phẩm nhiều năng lượng – chất đạm, chất béo, chất bột đường thì cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Trung bình, một người sử dụng khoảng 10% năng lượng tiêu thụ hàng ngày để tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhưng tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vào loại thực phẩm mà bạn ăn. Chất đạm (Protein) mất khoảng 20-30% tổng lượng calo trong chất đạm để tiêu hóa chính nó; tiếp đến là chất bột đường (carbohydrate) cần 5-10% và cuối cùng là chất béo (lipid) với 0-3%. Năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; ngoài ra việc uống quá ít nước sẽ không đủ làm mát cơ thể.

Về bản chất, mì ăn liền được làm từ nguyên liệu chính là bột lúa mì nên thuộc nhóm ngũ cốc cùng với gạo, bún, miến, bánh phở…, cung cấp chất bột đường là chủ yếu. Mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể (trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), trong đó năng lượng từ protein (chất đạm) là 28 Kcal, từ lipid (chất béo) 117 Kcal và từ carbohydrate (chất bột đường) 205 Kcal.

Vì thế, không chỉ riêng mì ăn liền mà bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác nóng trong người và nổi mụn. Theo đó, mỗi người phải có cách điều chỉnh để các chất dinh dưỡng (tinh bột, chất béo, chất đạm; vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hàng ngày… 

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn

Vậy tại sao một số người sau khi ăn mì xong lại thường nổi mụn?

Về tình trạng nổi mụn sau khi ăn mì, có thể do nhiều yếu tố và rơi vào một số trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, những người thường ăn mì là những người bận rộn, có chế độ ăn uống không hợp lý, thường hay thức khuya, sử dụng nhiều nước ngọt có gas. Những yếu tố này đều góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn.
  • Thứ hai, những người ăn mì và bị mọc mụn thường là học sinh, sinh viên – đây là lứa tuổi các hormone giới tính đang hoạt động mạnh mẽ, các tuyến bã nhờn cũng đang hoạt động mạnh.  Thêm vào đó, đây cũng là lứa tuổi hoạt động nhiều, da mặt sẽ phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Vậy sử dụng mì ăn liền như thế nào để đảm bảo sức khoẻ?

Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khi sử dụng mì ăn liền, cần lưu ý các điểm sau:

  •  Nên kết hợp ăn mì với nhiều loại rau như xà lách, rau thơm, rau cải, giá đỗ… để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như bổ sung thêm thịt, trứng… để tăng cường protein cho bữa ăn với mì ăn liền, ngoài ra sau khi ăn mì có thể ăn thêm trái cây.
  • Duy trì chế độ ăn uống đa dạng và hợp lý. Không có bất kỳ loại thực phẩm nào là tốt nhất với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tương tự với mì ăn liền. Ba bữa chính với mì ăn liền chế nước sôi sẽ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết hằng ngày cho cơ thể (2,000 – 2,500kcal), đặc biệt đối với người lao động nặng và lứa tuổi đang phát triển.
  • Mì ăn liền được nghiên cứu cho số đông người tiêu dùng bình thường sử dụng. Do đó, tùy theo cơ địa và nhu cầu của cơ thể mà có thể tùy chỉnh các thành phần như vắt mì hay gói gia vị cho phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các cách điều trị nóng trong mà nhiều người đang áp dụng là đúng hay sai?

Mời các bạn tham khảo bài viết cách ăn mì tôm mì gói ăn liền nhiều mà không bị nóng nổi mụn.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Tại sao ăn mì ăn liền lại nóng và nổi nhiều mụn

Thành phần của mì gói ăn liền là gì ?

Thành phần chính của mì tôm là bột mì, một loại bột được làm từ lúa mì( nhiều bạn hiểu nhầm là làm từ củ khoai mì là sai nhé) đây là một trong những loại ngũ cốc mang lại cho chúng ta nhiều năng lượng. Chính vì đó khi ăn mì ăn liền sẽ khiến ta giải tỏa cơn đói rất nhanh bởi tinh bột mì sẽ nhanh chóng được hấp thu sau khi vào cơ thể chúng ta.

Mì gói ăn liền nhờ được tẩm ướp gia vị trong quá trình chiên, cộng với có sẵn gói hạt nêm gia vị cùng gói dầu sa tế nên thường có mùi vị thơm ngon hấp dẫn nên thường rất kích thích vị giác và sự thèm thuồng khi ăn.

Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn có một số loại mì được giới thiệu làm làm từ trứng hoặc từ khoai tây nhưng thực chất đây chỉ là chiêu trò về quảng cáo và marketing. Thực chất thành phần chất của những loại mì gói này cũng đa phần là làm từ bột mì.

Vậy tại sao ăn nhiều mì tôm lại bị nóng có nhiều mụn ?

Nguyên nhân làm chúng ta có nguy cơ bị nóng và nổi nhiều mụn là quá trình chế biến của mì ăn liền là chiên bột và tẩm gia vị( trong đó có nhiều muối), bởi vì có nhiều dầu và muối trong sợi mì nên khi ăn nhiều mì tôm mà không bổ sung các thực phẩm khác sẽ khiến chúng ta cảm thấy khô( do mì có tính hút nước khi đi vào cơ thể) và khi tiêu hóa phần dầu và muối có trong mì sẽ khiến cho cơ thể của bạn dễ bị nóng và tăng tiết bã nhờn ra lỗ chân lông và tăng khả năng nổi mụn cho chúng ta.

Tuy việc ăn mì tôm có vẻ là món ăn có nhiều nước nhưng để tạo ra được một gói mì ăn liền thì người ta phải chiên mì lên nên cũng giống như các bạn đang ăn đồ chiên. Chính vì vậy mà chúng thường tạo cảm giác nóng trong người. Trong mì tôm còn có hàm lượng một số chất bảo quản nhất định có thể khiến cho bạn bị nóng hay nổi mụn.

Ngoài ra trong thành phần bột mì sau khi được chiên sẽ tạo ra một số chất dẫn tới việc khó tiêu ảnh gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết và bài tiết làm cho cho gan sản sinh ra một số chất không tốt cũng gây nên tình trạng mụn nhiều cho chúng ta.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Cách ăn mì tôm để không bị nóng nổi mụn

Cách ăn mì tôm mì gói ăn liền để không bị nóng nổi mụn

Mời các bạn cùng tham khảo một số cách để giúp cho việc ăn mì tôm mà không bị nóng và nổi mụn nhiều như sau nhé.

Trụng sơ mì qua nước sôi trước khi nấu mì

Một trong những nguyên nhân gây nóng và nổi mụn khi ăn mì tôm là do mì được chiên và tẩm nhiều gia vị trong quá trình sản xuất, chính vì vậy để loại bỏ được một phần nguyên nhân gây nóng này các bạn hãy dùng nước sôi trụng sơ qua vắt mì sau đó cho vào tô về thêm nước và gia vị vào để ăn như bình thường.

Việc trụng qua sợi mì trước khi ăn sẽ làm cho hương vị của mì rất nhạt nên bạn có thể sử dụng thêm gia vị có sẵn ở nhà như đường, bột ngọt, nước tương, tương ớt, tương cà để tạo lại vị hấp dẫn cho mì tôm.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Trụng sơ mì qua nước sôi trước khi nấu mì

Để tạo hương vị ngon hơn cho mì sau khi trụng thì các bạn có thể cho thêm trứng hoặc nước hầm thịt hoặc xương. Lưu ý khi nấu mì với trứng nên để bếp sôi để trứng thật chín trước khi ăn.

Dùng thêm rau củ quả khi ăn mì tôm

Khi nấu mì tôm bạn nên chuẩn bị thêm một sau loại rau như xà lách, rau thơm, rau quế rửa sạch và lặt nhỏ cho vào tô. Bạn cũng có thể trụng sơ qua đầu hành lá hoặc củ hành tây để cho vào tô mì vừa tạo mùi thơm vừa bổ sung thêm chất xơ và dinh dưỡng.

Cà chua và đậu bắp cũng là 2 món có thể thêm vào trong lúc nấu mì. Khi sử dụng chúng các bạn có thể hấp hoặc luộc sơ qua để vừa mềm rồi bỏ vào nấu chung với mì ăn là được.

Ăn mì tôm có bổ sung thêm rau và cà chua sẽ giúp cơ thể của bạn thanh lọc được những thành phần không tốt trong mì tôm giúp bạn không bị nóng trong người cũng như giảm nguy cơ bị mụn.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Dùng thêm rau củ quả khi ăn mì tôm

Bạn cũng có thể mua ít giá đỗ trụng sơ qua nước sôi hoặc nấm xào chín rồi cho vào tô mì ăn liền để có thêm chất xơ giúp giảm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn giảm bớt chất không tốt cho cơ thể.

Nếu có nhiều thời gian chuẩn bị thì bạn cũng có thể sử dụng củ khoai lang, cà rốt hay khoai tây hầm với thịt gà, xương heo, nạm bò cho mềm rồi ăn cùng với mì tôm. Như vậy sẽ giúp cho bạn có đủ năng lượng và dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà lại có cảm giác ngon miệng.

Không sử dụng gói gia vị và dầu đi kèm trong gói mì tôm

Gói gia vị và dầu đi kèm trong gói mì tôm cũng là nguyên nhân khiến bạn sau khi ăn mì tôm có thể bị nóng và nổi mụn. Khi nấu mì tôm bạn nên dùng một ít nước mắm cũng như nêm ít gia vị của bạn, đặc biệt không sử dụng gói dầu đi kèm vì gói dầu này chỉ có tác dụng tăng vị béo cho tô mì.

Đối với một số loại mì có nước sốt thì bạn cũng chỉ nên dùng một ít nước sốt này để mì hấp dẫn hơn mà thôi.

Không ăn mì tôm quá cay quá mặn

Nhiều bạn có thói quen bỏ hết gói muối nêm, nước tương, nước mắm và cho thêm nhiều ớt trái hoặc tương ớt, ớt sa tế vào tô mì để ăn. Đây là thói quen cực kỳ không tốt cho cơ thể. Bản thân ăn mì gói đã khiến cho bạn nạp một lượng muối và dầu vào dạ dày rồi, bạn lại cho thêm nhiều gia vị mặn và cay vào thì sẽ làm cho dạ dày dễ bị tổn thương và gây ra một số bệnh liên quan tới dạ dày.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Không ăn mì tôm quá cay quá mặn

Tốt hơn hết khi ăn mì gói thì bạn nên nêm nếm nước dùng vừa phải. Lời khuyên là nên ăn lạt thôi. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi nấu mì tôm nên cho trẻ ăn thật lạt để tránh tạo thói quen ăn mặn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ không tốt.

Uống nhiều nước sau khi ăn mì

Sau khi ăn mì tôm, cơ thể của bạn sẽ cần nhiều nước để tiêu hóa cũng như đào thải một số chất không thể hấp thụ của mì tôm. Vì vậy sau khi ăn mì tôm khoảng 1h bạn nên bổ sung nước một cách đều đặn để hỗ trợ gan, thận lọc đi những chất không tốt có trong mì giúp bạn hạn chế hấp thu những chất này.

Bạn cũng có thể dùng một số loại nước ép như nước ép bí đao hay nước ép bưởi để giúp cơ thể được thanh lọc và giải nhiệt.

Ăn trái cây sau khi thưởng thức mì gói

Để giúp cơ thể có thể thanh lọc tốt hơn sau khi ăn mì tôm thì các bạn có thể sử dụng thêm trái cây tươi hoặc trái cây dầm để giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng sữa chua loại không đường hoặc một số loại nước mát thanh lọc cơ thể không đường như nước nha đam, nước mía lau hay trà bí đao.

Tránh uống nước ngọt có ga sau khi ăn mì gói

Sau khi ăn mì tôm bạn thường có cảm giác bị khát và thấy khô trong người do mì tôm đi vào bên trong cơ thể hút nước và nở ra. Nếu sau khi ăn mì tôm mà bạn lại uống nước ngọt thì càng làm cho cơ thể cảm thấy khát nước hơn mà thôi.

Tại sao ăn mì tôm lại nổi mụn
Tránh uống nước ngọt có ga sau khi ăn mì gói

Chính vì vậy sau khi ăn ăn gói thì các bạn hạn chế uống một số loại nước ngọt có ga. Chỉ nên uống nước lọc hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất.

Một tuần nên ăn mì gói bao nhiêu lần ?

Bởi vì hương vị mặn mặn chua chua cay cay của mì tôm rất hấp dẫn nên từ con nít đến người lớn thường có thói quen thèm ăn mì. Nếu không kiểm soát tốt việc ăn mì sẽ dẫn tới các vấn đề không tốt về sức khỏe như bị nóng, nổi mụn, tăng cân, béo phì.

Theo khuyến cáo thì 1 tuần chỉ nên ăn mì gói khoảng 1 lần mà thôi. Đối với trẻ em thì nên chọn những loại mì tôm chuyên cho trẻ em để có lượng mì ít hơn và có hương vị phù hợp với trẻ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm khác có thể thay thế cho mì gói ăn liền như hủ tiếu ăn liền, phở ăn liền, miếng ăn liền. Bạn cũng có thể chọn những loại này để thay thế.

Để góp phần duy trì hoạt động Gacongnghe, mong các bạn ủng hộ bằng cách sau
  • Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên facebook, zalo, tiktok, instagram cá nhân và các hội, nhóm, group online, gửi link bài viết này cho bạn bè, người thân cùng tham khảo nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
  • Truy cập trang chủ để cập nhật thêm bài viết mới hơn: gacongnghe.com
  • Like trang facebook của Gacongnghe: fb.com/gacongnghecom
Gửi thắc mắc, ý kiến ở đây: