Tại sao Tây Du Ký lại nổi tiếng

DI PY   -   Thứ tư, 11/05/2022 06:00 (GMT+7)

Tại sao Tây Du Ký lại nổi tiếng
Phim mới về "Tây du ký" bị chê bai khi so với bản 1986. Ảnh: Xinhua.

Sự thành công của "Tây du ký" năm 1986 đã khiến không ít người khó chấp nhận các phiên bản mới. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác khiến các tác phẩm mới sau này đều bị chê bai dù được đầu tư về kỹ xảo, hình ảnh.

Những tác phẩm "Tây du ký" sau 1986 có gì?

Sau khi phiên bản 1986 được ra mắt khán giả và trở thành một trong những phim kinh điển của Trung Quốc, nhiều nhà làm phim đã tận dụng và sáng tạo nhiều phiên bản "Tây du ký" về sau này. Điểm qua các phim được chiếu trong hơn 20 năm trở lại đây có "Tây du ký hậu truyện", "Tề Thiên Đại Thánh", "Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ"...

Trong đó, "Tây du ký hậu truyện" ra mắt lần đầu vào năm 2000. Vai diễn Tôn Ngộ Không được giao cho Tào Vinh. Tuy nhiên, thay vì mang lại một "làn gió mới" cho khán giả thì phim lại bị chê tơi tả vì nội dung lẫn diễn xuất của dàn sao chưa đạt. 

Sang đến năm 2020, phim được làm lại phần 2 thì Tào Vinh lại tiếp tục bị phản hứng vì bắt chước phong cách hài của Châu Tinh Trì.

Ở phim "Tề Thiên Đại Thánh" (ra mắt năm 2002), nhà sản xuất giao cho tài tử nổi tiếng Trương Vệ Kiện đóng vai Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, với tác phẩm này, Trương Vệ Kiện không phát huy được vai trò của mình khi nội dung phim bị bóp méo quá nhiều.

Tại sao Tây Du Ký lại nổi tiếng
Tạo hình Tào Vinh vai Tôn Ngộ Không gây tranh cãi. Ảnh: Xinhua.

"Tây du ký" ra mắt năm 2009 được xem là tác phẩm thảm họa và nhận nhiều chỉ trích của khán giả nhất. Lý do bởi phim xây dựng kịch bản phá nát hình tượng của các nhân vật chính.

"Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ" (ra mắt năm 2020) là phiên bản điện ảnh của "Tây du ký". Phim do các tài tử có kinh nghiệm diễn xuất đóng như: La Gia Anh đóng Đường Tăng, Trần Hạo Dân đóng Tôn Ngộ Không, Lâm Tử Thông diễn Trư Bát Giới... cũng không nhận được phản hồi tốt.

Hay mới nhất, bộ phim "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện", phim dựa trên tiểu thuyết "Tây du ký", bị chê thiếu sáng tạo, bắt chước các phim cũ.

Tại sao Tây Du Ký lại nổi tiếng
Vương Ninh trong “Ngộ Không: Tiểu thánh truyện“. Ảnh: Xinhua.

Lý do các phiên bản "Tây du ký" bị chê khi so với bản 1986

Nhìn nhận một cách thực tế, các phiên bản "Tây du ký" sau năm 1986 được đánh giá tốt ở kỹ xảo và trang phục... Trong đó, những màn đánh võ ở một số phim như "Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ" ít nhiều là điểm cộng.

Tuy nhiên, nếu so sánh với bản 1986, các phim kể trên đều mắc chung lỗi ở khâu nội dung lẫn diễn xuất dàn sao.

Đầu tiên, có thể thấy các phiên bản "Tây du ký" trong hơn 20 năm trở lại đây đều được các biên kịch cải biên nội dung. Nhưng việc này vô tình gây tranh cãi bởi có không ít tình tiết vô lý. 

Bằng chứng là ở phim "Tề Thiên Đại Thánh" 2002, việc nhà sản xuất xây dựng hình ảnh Tôn Ngộ Không đào hoa, có 3 mối tình cùng Bạch Cốt Tinh, Tử Lan Tiên Tử và yêu tinh nhện... bị đánh giá là vô lý.

Hay ở "Tây du ký" 2009, việc biên kịch để Tôn Ngộ Không có mối tình với Bạch Cốt Tinh, Sa Tăng phải lòng yêu tinh nhện, Đường Tăng và nữ vương Nữ nhi quốc hẹn hò trên thuyền rồng... đã phá nát nguyên tác, khiến fan trung thành của tác phẩm tẩy chay.

Ngoài việc cải biên quá đà, nhiều phim còn bị chê bai về tạo hình của nhân vật chính. Ở "Tây du ký hậu truyện" (ra mắt năm 2000), tạo hình của Tào Vinh khi đóng vai Tôn Ngộ Không bị nhận xét là không phù hợp. Nam tài tử khiến nhiều khán giả chê bai là "Tôn Ngộ Không xấu nhất trên màn ảnh".

Thêm nữa, vốn dĩ phiên bản 1986 có sức sống bền bỉ suốt gần 40 năm qua là bởi cách lựa chọn diễn viên phù hợp và diễn xuất tốt của dàn sao. Trong đó, diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng sinh ra trong gia tộc chuyên diễn xiếc khỉ, nên ông có kinh nghiệm để nhập vai. Các động tác, cử chỉ của Tôn Ngộ Không phiên bản 1986 được đánh giá cao.

Tuy nhiên, ở các phiên bản sau này, hầu như không có phim nào dàn sao thể hiện được thần thái của nhân vật trong "Tây du ký", đặc biệt là vai Tôn Ngộ Không. Trong đó, "Tây du ký" (ra mắt năm 2009) bị đánh giá thảm họa vì diễn xuất tệ của dàn sao chính.

Nhà phê bình điện ảnh Mã Khánh Vân cũng từng nhận định  tác phẩm "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện" nói riêng và nhiều tác phẩm "Tây du ký" được làm sau này đều mắc chung lỗi là bắt chước nhiều phim cũ ở cả nội dung, tạo hình, lối diễn của dàn sao, vì thế thiếu sự sáng tạo.

Mã Khánh Vân thẳng thắn nói các phim này ăn theo những tác phẩm nổi tiếng về "Tây du ký", không cho thấy sự tìm tòi của ê-kíp, chưa tạo được dấu ấn của chính họ.

Bộ phim "Ngộ nhập thanh xuân" do dàn diễn viên "Tây du ký" tham gia thất bại phòng vé. Khán giả Trung Quốc cho rằng các nghệ sĩ nên ngừng ăn theo phim cũ.

Trang 163 đưa tin bộ phim Ngộ nhập thanh xuân do các diễn viên Tây du ký 1986 đóng vai chính ra rạp 4 ngày, song doanh thu chỉ đạt khoảng 1.000 NDT (154 USD). Dàn diễn viên chính gồm "Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa, "Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa, "Sa Tăng" Lưu Đại Cương, "Bạch Long Mã" Vương Bá Chiêu.

Theo Sohu, khán giả yêu mến dàn diễn viên Tây du ký 1986. Tuy nhiên, việc liên tục tái hợp, nhắc lại kỷ niệm cũ của các nghệ sĩ khiến cảm tình của khán giả giảm sút.

Liên tiếp các bộ phim thảm họa

Theo 163, Ngộ nhập thanh xuân có nội dung về 4 ông cụ trong viện dưỡng lão, lập kế hoạch giúp bé gái tham gia cuộc thi văn nghệ. Phim truyền tải thông điệp về tình yêu thương dành cho người già, đồng thời nhắc nhở cha mẹ tôn trọng nhu cầu, sở thích của con trẻ.

Thế nhưng, cách kể chuyện khô khan khiến bộ phim khó hấp dẫn khán giả. Theo Sohu, các nghệ sĩ đều là diễn viên gạo cội, song diễn xuất nhàm chán. Người xem cũng khó chịu khi poster của phim có hình ảnh Tôn Ngộ Không dù nội dung phim không hề liên quan.

Với thành tích ảm đạm, Ngộ nhập thanh xuân trở thành bộ phim có doanh thu phòng vé thấp nhất lịch sử điện ảnh Trung Quốc trong vòng 20 năm trở lại đây. "Doanh thu hiện tại thậm chí không đủ chi trả tiền nước uống của đoàn phim", Sohu viết.

Năm 2020, 4 nghệ sĩ gồm Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Lưu Đại Cương và Uông Việt (Đường Tăng) cũng tham gia phim Tham tiền. Tác phẩm này chỉ thu về 140.000 NDT (khoảng gần 20.000 USD) sau 3 ngày công chiếu.

Trên trang đánh giá Douban, phim chỉ nhận được khoảng 100 bình luận. Trong đó, đa số khán giả chấm tác phẩm điểm một sao và kèm ý kiến chê bai. Tham tiền trở thành bộ phim thảm họa nhất năm 2020 của màn ảnh Trung Quốc.

Riêng Lục Tiểu Linh Đồng bị chê diễn xuất khoa trương, kém thu hút, xây dựng nhân vật phi logic, sáo rỗng. Đặc biệt việc nam diễn viên cài cắm các chi tiết về Tây du ký vào một tác phẩm không liên quan khiến khán giả bức xúc.

Năm 2017, trong phim Đại náo Thiên Trúc, Lục Tiểu Linh Đồng cũng thể hiện vai diễn Tôn Ngộ Không nhưng không được đánh giá cao. Khán giả cho rằng ngoài Tây du ký 1986, những tác phẩm sau này của ông không được đầu tư đúng mực.

Không dừng lại ở đó, Lục Tiểu Linh Đồng tham gia Tây du ký: Mỹ Hầu Vương thật giả, được bấm máy vào tháng 12/2019 sau 4 năm chuẩn bị. Nam diễn viên tiếp tục thể hiện nhân vật Tôn Ngộ Không khi đã qua tuổi 60. Ngoài ra, ông còn giữ vai trò cố vấn, biên kịch cùng ê-kíp trao đổi về nội dung tác phẩm. Bên cạnh đó, Mã Đức Hoa cũng trở lại với vai Trư Bát Giới ở tuổi 74.

Theo 163, Tây du ký nổi tiếng khắp thế giới, các diễn viên vốn quen mặt với khán giả. Tuy nhiên, điều này cũng không thể khiến khán giả chấp nhận các tác phẩm kém chất lượng. Việc sản xuất tràn lan các bộ phim gắn mác Tây du ký, không có sự mới lạ trong kịch bản, khiến người xem nhàm chán.

Các nghệ sĩ cả đời sống nhờ 'Tây du ký'

Tây du ký là tác phẩm kinh điển, có sức sống mãnh liệt trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc.

"Tây du ký là minh chứng rõ nét cho câu nói nghệ thuật chân chính sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng trước quy luật tàn phai của thời gian. Bốn nhân vật bước ra từ trang sách là Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh trở thành ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ", khán giả bình luận trên Sina.

Tuy nhiên, cũng vì đã trở thành những vai diễn kinh điển, các nghệ sĩ như Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Từ Thiếu Hoa... không thể tìm thêm bộ phim nào nổi bật trong sự nghiệp.

Theo Sina, có khoảng 20 diễn viên từng thể hiện vai Tôn Ngộ Không, nhưng Lục Tiểu Linh Đồng đã trở thành thế hệ Mỹ Hầu Vương nổi tiếng nhất, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả. Nhờ hình tượng "vua khỉ", Lục Tiểu Linh Đồng đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao trong cuộc đời nghệ sĩ.

Nhưng các tác phẩm Lục Tiểu Linh Đồng tham gia như Ngô Thừa Ân và Tây du ký lại chỉ đạt điểm chất lượng 2,4/10 theo bầu chọn trên trang Douban. Ông bị đánh giá là đã "chết vai" khi chẳng có thêm tác phẩm nào mới xuất sắc.

"Sau thành công của Tây du ký, bất kể diễn vai Chu Ân Lai, Lỗ Tấn hay Hồ Thích, Lục Tiểu Linh Đồng đều mang đến bóng dáng của Tôn Ngộ Không, mà không thể tạo nên 'sinh mệnh' riêng cho từng nhân vật", QQ kết luận.

Mã Đức Hoa cũng sống nhờ nhân vật Trư Bát Giới. Thậm chí, nam nghệ sĩ cho biết ông rất vui vẻ khi chỉ thành danh với một vai diễn: "Tôi không day dứt nếu cả đời chỉ diễn được Trư Bát Giới. Vai diễn này với tôi là đại công trình, cả đời tôi chỉ có một đại công trình này là không có gì phải tiếc nuối".

Từ Thiếu Hoa là một trong ba diễn viên thủ vai Đường Tăng trong Tây du ký, hiện tại vẫn đi diễn trong bộ áo cà sa. Sự nghiệp của ông sa sút, chỉ có thể biểu diễn tại các sự kiện nhỏ.

Vì sống cả đời với một nhân vật, các nghệ sĩ sẵn sàng đóng lại vai khi đã 60, 70 tuổi. Song, khán giả không cho rằng đây là sự hy sinh vì vai diễn, mà thể hiện sự tham lam, ích kỷ, vì muốn bòn rút lợi ích từ nhân vật kinh điển. Đáng nói nhất là trường hợp của Lục Tiểu Linh Đồng với vai Tôn Ngộ Không. Từ nghệ sĩ kỳ cựu được khán giả yêu mến, ông dần đánh mất tình cảm của người xem.

Sự độc quyền thương hiệu Tôn Ngộ Không gây tranh cãi

Theo QQ, Lục Tiểu Linh Đồng có nhiều kế hoạch thực hiện các phiên bản khác nhau của Tây du ký, từ phim điện ảnh tới truyền hình. Từ đó, nghệ sĩ hứng chịu chỉ trích nặng nề vì bị cho là có hành vi "lũng đoạn" quyền tác giả.

Lục Tiểu Linh Đồng không ít lần công khai đứng ra chỉ trích các tác phẩm mới dựa trên Tây du ký mà bản thân cho là sẽ khiến khán giả hiểu sai về Tôn Ngộ Không và văn hóa "hầu hí". Hai "nạn nhân" điển hình của nam diễn viên là Đại thoại Tây du do Châu Tinh Trì thực hiện và phiên bản Tây du ký của Trương Kỷ Trung.

Lục Tiểu Linh Đồng còn mở trường nghệ thuật đào tạo "tiểu Tôn Ngộ Không". Ngôi sao thậm chí đứng ra đăng ký bản quyền Tôn Ngộ Không. Tất cả ấn phẩm có liên quan đến nhân vật đều bị ông yêu cầu nộp phí tác quyền, thậm chí, áp dụng cho cả bộ tiểu thuyết Tây du ký.

Trong khi đó, bộ tiểu thuyết được đứng tên tác giả Ngô Thừa Ân. Đỉnh điểm của sự lạm quyền khiến công chúng chỉ trích là việc phát hiện trong căn nhà di tích của Ngô Thừa Ân để tượng Lục Tiểu Linh Đồng, không khác gì ông chính là hiện thân của tác giả.

Theo Sohu, Lục Tiểu Linh Đồng đang làm mất đi sự yêu mến của khán giả vì gắn chặt với hình ảnh của Tôn Ngộ Không và ngăn cấm sự sáng tạo.

Cây viết Chương Di cho rằng: "Ỷ đóng thành công Tôn Ngộ Không nên cả đời không cho người khác làm lại Tây du ký. Đó là sự ích kỷ". Hàng nghìn khán giả đồng quan điểm văn hóa mỹ hầu vương và Tôn Ngộ Không không thuộc về Lục Tiểu Linh Đồng.

"Từ một tượng đài, giờ đây, khán giả mong Lục Tiểu Linh Đồng buông tha cho Tôn Ngộ Không và mong dàn diễn viên đừng tái diễn tác phẩm Tây du ký", Sina bình luận.

Người Trung Quốc nói gì về việc Triệu Vy bị đuổi khỏi showbiz? Chia sẻ với Zing, khán giả Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình với biện pháp cứng rắn của cơ quan quản lý.