Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất

  • 06:58 14/04/2020
  • Xếp hạng 4.82/5 với 20234 phiếu bầu

Hỏi

Chào bác sĩ. Em bị cao huyết áp, đã từng sử dụng nhiều loại thuốc huyết áp khác nhau như Tanatril, Nobilet,... nhưng nhiều tác dụng phụ quá. Gần đây em đang sử dụng Concor 5mg thì có triệu chứng chóng mặt thường xuyên, đi tiểu đêm, tim đập nhanh, chân tay ra mồ hôi, khó ngủ. Bác sĩ cho em hỏi em nên dùng thuốc nào cho phù hợp và ít tác dụng phụ ạ? Mong bác sĩ tư vấn.

Tran Cao Khoa (1988)

Trả lời

Chào em. Với tình trạng của em thì em nên đi khám chuyên khoa Tim mạch để được điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp với thể trạng và theo dõi tác dụng của thuốc cũng như hiệu quả của việc điều trị em nhé. Chúc em mau khỏe!

Cảm ơn vì đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!


ThS. BS Lã Thị Thùy - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhóm thuốc lợi beta, nhóm thuốc lợi tiểu hay nhóm thuốc ức chế men chuyển… là top những loại thuốc hạ huyết áp tốt nhất được sử dụng phổ biến hiện nay.

1. Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương

Clonidin là một loại thuốc trong nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương được nhiều người sử dụng

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: clonidin, reserpin, methyldopa… Riêng về cơ chế thì thuốc điều trị huyết áp này có tác dụng hoạt hóa các tế bào thần kinh. Loại thuốc này có tác dụng phụ đó chính là có thể gây bệnh trầm cảm và nếu như người bệnh tự ý ngừng thuốc một cách đột ngột thì huyết áp rất có thể sẽ tăng vọt.

2. Nhóm thuốc chẹn beta

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất
Nhóm thuốc lợi tiểu bao gồm các loại thuốc như: metoprolol, atenolol, propranolol, pindolol…

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: metoprolol, atenolol, propranolol, pindolol… Loại thuốc này có tác dụng ức chế thụ thể beta tại vị trí tim và hạ huyết áp ở người bệnh. Thông thường thuốc điều trị huyết áp được sử dụng khi người bệnh bị đau thắt tại vị trí ngực hay bị đau nửa đầu. Những bệnh nhân bị hen suyễn hay nhịp tim chậm thì không nên sử dụng hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

3. Nhóm thuốc đối kháng canxi

Thuốc điều trị huyết áp này bao gồm các loại như: felidipin, isradipin, nicardipin, amlodipin, verapamil, diltiazem… Cơ chế hoạt động chính là ngăn chặn dòng ion của canxi không được phép đi vào các tế bào cơ trơn của mạch máu gây nên tình trạng giảm mạch và từ đó giảm huyết áp.

4. Nhóm thuốc ức chế men chuyển

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: benazepril, lisinopril, captopril, enalapril… Cơ chế của thuốc là: ức chế enzyme có tên là men chuyển angiotensin. Đây là một loại enzym có tác động gây nên tình trạng co thắt thành mạch và khiến cho huyết áp vì thế mà tăng lên gây ảnh hưởng tới người bệnh.

Loại thuốc này được sử dụng cho những người bệnh bị tăng huyết áp có kèm theo bệnh hen suyễn, đái tháo đường. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ như: ho khan hay tăng lượng kali trong máu…

5. Nhóm thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc điều trị huyết áp này gồm các loại thuốc như: sprironolacton, amilorid, hydroclorothiazid, indapamid… Thuốc có tác dụng trong việc làm ức chế sự ứ nước trong cơ thể đồng thời làm giảm đi sức cản của mạch ngoại vi. Trong những trường hợp bệnh huyết áp đang nặng thêm lên thì dùng phối hợp cùng với các loại thuốc khác.

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất
Nhóm thuốc điều trị huyết áp này gồm các loại thuốc như: sprironolacton, amilorid, hydroclorothiazid, indapamid…

6. Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II

Thuốc điều trị huyết áp này loại đầu tiên được sử dụng là losartan, tiếp đó là irbesartan, candesartan và valsartan. Loại thuốc hạ huyết áp này vô cùng nhanh chóng, giúp đưa huyết áp về trị số ban đầu. Nếu có thể phối hợp cùng với thuốc lợi tiểu thiazid thì thuốc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

Thuốc này ít gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể như những loại thuốc điều trị huyết áp khác… Nếu có thì chỉ là chóng mặt hoặc nghiêm trọng lắm là tiêu chảy mà thôi.

Trong lịch sử các thuốc điều trị tăng huyết áp, có những loại thuốc huyết áp từng được sử dụng phổ biến nhưng do có nhiều tác dụng phụ mà hiện nay chủ yếu sử dụng 5 nhóm thuốc kể trên. Các nhóm thuốc huyết áp đều có ưu điểm riêng và tác dụng phụ của các nhóm thuốc huyết áp là khác nhau.

Bảo Bảo

  • Thuốc lợi tiểu loại thiazide

Thuốc lợi tiểu làm giảm nhẹ thể tích huyết tương và sức cản mạch, có thể thông qua việc đưa Natri từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

Lợi tiểu quai chỉ được chỉ định để điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân đã mất > 50% chức năng thận; những thuốc lợi tiểu này được ít nhất hai lần một ngày (trừ torsemide có thể được dùng một lần mỗi ngày).

Mặc dù các thuốc lợi tiểu giữ kali không gây hạ kali máu Hạ kali máu , tăng acid uric máu, hoặc tăng đường huyết, chúng không hiệu quả như các thuốc lợi tiểu thiazid trong việc kiểm soát tăng huyết áp và do đó không được sử dụng để điều trị khởi đầu. Không cần thiết sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc bổ sung kali khi dùng các thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II dù những thuốc này làm tăng kali máu.

Thuốc lợi tiểu loại thiazide là thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài các tác dụng hạ huyết áp khác, chúng gây ra một sự giãn mạch nhẹ miễn là thể tích dịch trong lòng mạch bình thường. Tất cả các thiazide đều có hiệu quả như nhau với liều lượng tương đương; tuy nhiên, các thuốc lợi tiểu giống thiazid có thời gian bán hủy dài hơn và tương đối hiệu quả hơn ở liều tương đương. Thuốc lợi tiểu giống thiazide có thể làm tăng triglycerid và cholesterol máu một chút (chủ yếu là lipoprotein tỉ trọng thấp), mặc dù những ảnh hưởng này có thể không kéo dài > 1 năm. Hơn nữa, chỉ một số ít bệnh nhân có tăng lipid máu. Lipid máu tăng rõ trong vòng 4 tuần điều trị và có thể được cải thiện bởi một chế độ ăn ít chất béo. Tác dụng phụ làm tăng nhẹ lipid máu không làm cản trở việc sử dụng lợi tiểu ở bệnh nhân bị rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất
.

Tất cả thuốc lợi tiểu trừ thuốc lợi tiểu giữ kali ở ống lượn xa có thể gây mất kali đáng kể, vì vậy cần định lượng kali huyết thanh hàng tháng cho đến khi ổn định. Trừ khi kali huyết thanh bình thường, sự đóng các kênh kali trên thành động mạch và sự co thắt mạch máu gây khó khăn cho việc đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân có kali máu < 3,5 mEq/L (< 3,5 mmol/L) cần được cho bổ sung kali. Việc bổ sung kali có thể được tiếp tục lâu dài với liều thấp hơn, hoặc có thể thêm một thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolactone 25 đến 100 mg/ngày, triamterene 50 đến 150 mg, amiloride 5 đến 10 mg). Bổ sung kali hoặc dùng thuốc lợi tiểu giữ kali cũng được khuyến cáo cho bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng digitalis, có bệnh tim mạch đã biết, có điện tâm đồ bất thường, có ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp tim Tổng quan về rối loạn nhịp tim

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất
, hoặc xuất hiện ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp khi dùng lợi tiểu.

Ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường Đái tháo đường (DM) , thuốc lợi tiểu thiazid không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Một số ít trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể làm kết tủa các chất chuyển hóa, làm tăng nặng hơn bệnh đái tháo đường týp 2 ở những bệnh nhân có kèm theo các hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Yếu tố di truyền có thể giải thích cho một vài trường hợp bị bệnh gout Bệnh Gút

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất
do tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu. Tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu mà không gây bệnh gout không cần phải điều trị hoặc ngưng dùng thuốc lợi tiểu.

Thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nhẹ tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân có tiền sử suy tim Suy tim (HF) không có ứ máu phổi, đặc biệt ở những người cũng đang dùng thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và những người không uống ít nhất 1400 mL nước mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong tăng lên có thể liên quan đến hạ natri máu và tụt huyết áp do thuốc lợi tiểu.

Thuốc huyết áp ít tác dụng phụ nhất