Thuỷ phân este CH3COOCH 3 trong dung dịch axit H2 SO4 đun nóng sản phẩm thu được là

Phần III trắc nghiệm lý thuyết hữu cơ 4 este image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.65 KB, 20 trang )

ESTE
Câu 1. Este nào sau đây khi thủy phân cho hai sản phẩm có phản ứng tráng gương:
A. HCOOCH2-CH=CH2

B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOCH=CH2

D. HCOOC(CH3)=CH2

Câu 2. Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm không tạo ra ancol:
A. CH3COOCH=CH2

B. HCOOC6H5

C. CH2=CH-COOCH3

D. Cả A, B

Câu 3. Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 4. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X
và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic

B. etyl axetat

C. axit fomic.



D. rượu etylic

Câu 5. Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
Câu 6. Khi thuỷ phân este G có công thức phân tử C4H8O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X tác dụng
được với Ag2O/dung dịch NH3, còn Y tác dụng với CuO nung nóng thu được một anđehit. Công thức
cấu tạo của G là
A. CH3COOCH2-CH3.

B. HCOO-CH(CH3)2.

C. HCOO-CH2-CH2-CH3.

D. CH3-CH2-COO-CH3.

Câu 7. Cho các chất:
(1) dung dịch KOH (đun nóng);

(2) H2/ xúc tác Ni, t°;

(3) dung dịch H2SO4 loãng (đun nóng);

(4) dung dịch Br2;

(5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng


(6) Na

Hỏi Triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?
A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 8. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit ađipic  HOOC   CH 2 4  COOH  với rượu no đơn chức
X thu được este Y1 và Y2 trong đó Y1 có công thức phân tử là C8H14O4 . Hãy lựa chọn công thức đúng
của X.
A. C2H5OH.

B. CH3OH.

C. CH3OH hoặc C2H5OH.

D. C3H5OH.

Câu 9. Thực hiện phản ứng este hóa rượu đơn chức X với axit Y thu được este Z có công thức phân tử là
C4H6O2 . Y có phản ứng tráng gương và phản ứng làm mất màu nước brom. Hãy lựa chọn công thức đúng
của este Z.
Trang 1


A. HCOO  CH  CH  CH 3 .


B. CH 2  CH  COOCH 3 .

C. HCOO  C  CH 3   CH 2 .

D. HCOO  CH 2CH  CH 2 .

Câu 10. Khi đun nóng hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic và một ít H2SO4 đặc làm xúc tác để thực hiện
phản ứng este hóa. Sau phản ứng, làm nguội hỗn hợp, thêm nước vào, hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra.
A. Hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.

B. Hỗn hợp thu được tách thành 4 lớp.

C. Hỗn hợp thu được là đồng nhất.

D. Hỗn hợp thu được tách thành 2 lớp.

Câu 11. Cho phản ứng
(X) + dd NaOH (to)  (Y) + (Z) (1);

(Y) + NaOH (rắn) (to)  CH4 + (P) (2)

CH4 (to)  (Q) + H2

(Q) + H2O (xt, to)  (Z)

(3);

(4)

Các chất (X) và (Z) có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây.


A. CH3COOCH = CH2 và HCHO.

B. HCOOCH = CH2 và HCHO.

C. CH3COOCH = CH2 và CH3CHO.

D. CH3COOC2H5 và CH3CHO.

Câu 12. Bốn este có công thức phân tử: C3H4O2, C3H6O2, C4H6O2, C4H8O2. Công thức phân tử với hai
este khi bị thủy phân cho ra hai chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
A. C3H4O2 va C4H8O2.

B. C3H4O2 và C4H6O2.

C. C3H4O2 và C3H6O2.

D. C4H6O2 và C4H8O2.

Câu 13. Đun nóng este E với dung dịch kiềm ta được 2 ancol X, Y. Khi tách nước, Y cho 3 olefin, còn X
cho 1 olefin. E là
A. isopropyl metyl etanđioat.

B. etyl sec-butyl etanđioat.

C. đimetyl butanđioat.

D. etyl butyl etanđioat.

Câu 14. Khi thủy phân dầu thực vật xảy ra phản ứng một chiều, ngoài glyxerin ta thu được chủ yếu:
A. Axit no.



B. Axit không no.

C. Muối của axit no.

D. Muối của axit không no.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hidro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
B. Dầu mỡ bị ôi là do liên kết đôi C = C ở gốc axit không no trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi
không khí.
C. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
D. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và có mặt dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 16. Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là:
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 17. Công thức phân tử của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O2.

B. CnH2nO2.

C. CnH2n+2O2.

D. CnH2n-4O2.



Câu 18. Hợp chất X có công thức cấu tạo là CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. Etyl axetat.

B. Metyl propionat.

C. Metyl axetat.

D. Etyl fomat.

C. C4H6O2.

D. C5H8O2.

Câu 19. Phenyl axetat có công thức phân tử là
A. C6H8O2.

B. C8H8O2.

Câu 20. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra HCOONa và C2H5OH?
A. HCOOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOC2H5.
Trang 2



Câu 21. Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C3H4O2 có tổng số đồng phân là
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol este đơn chức E cần 2 mol Oxi. E là
A. CH3COOCH3

B. CH3COOC2H5

C. HCOOCH3

D. HCOOC3H7

Câu 23. Số đồng phân este có công thức phân tử C5H10O2 là
A. 5

B. 7

C. 9

D. 11

Câu 24. Một số este được dùng làm hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ chúng có tính chất
A. Là chất lỏng dễ bay hơi.


B. Có mùi thơm và an toàn với con người.

C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.

D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Câu 25. Tính chất hóa học quan trọng nhất của este là
A. Trùng hợp.

B. Phản ứng cộng.

C. Thủy phân.

D. Phản ứng thế.

Câu 26. Phản ứng giữa axit cacboxylic với ancol tạo thành este gọi là
A. Phản ứng este hóa.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng oxi hóa.

D. Phản ứng este hóa.

Câu 27. Thủy phân este trong môi trường kiềm còn gọi là
A. Xà phòng hóa.

B. Hidrat hóa.

C. Crackin.



D. Lên men

Câu 28. Cho 4 chất: (1)C2H5OH; (2)CH3COOCH3; (3)HCOOH; (4)CH3COOH. Nhiệt độ sôi sắp xếp theo
thứ tự tăng dần như sau:
A. 1<2<3<4.

B. 2<1<4<3.

C. 2<1<3<4.

D. 2<3<1<4.

Câu 29. Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit tạo ra axit fomic là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30. Chất nào sau đây trong công thức phân tử chỉ có liên kết đơn
A. Metyl fomat.

B. Vinyl axetat.

C. Andehit axetic.

D. Ancol etylic



Câu 31. Chất X chứa C, H, O có tỉ khối đối với H2 là 30. X có phản ứng tráng gương, số công thức cấu
tạo phù hợp của X là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 32. Este đơn chức tác dụng với NaOH tạo ra 2 muối là
A. Vinyl axetat.

B. Metyl benzoat.

C. Phenyl axetat.

D. Benzyl axetat.

C. HCOOCH(CH3)2.

D. CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH=CH2

D. HCOOC2H5.

Câu 33. Este nào sau đây thủy phân tạo ra ancol bậc 2
A. CH3COOCH3.



B. HCOOCH=CH2.

Câu 34. Este nào sau đây thủy phân tạo ra anđehit
A. CH3COOC2H5.

B. HCOOCH3.

Câu 35. Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
B. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
C. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
D. Metyl axetat là đồng đẳng của axit propionic.
Câu 36. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H10O2 đều tác dụng với NaOH
nhưng không tác dụng Na?
A. 8

B. 9

C. 10

D. 11
Trang 3


Câu 37. Phát biểu đúng là
A. Phản ứng giữa axit và rượu là phản ứng 1 chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm tạo ra muối và ancol.
C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.


Câu 38. Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số
nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
Câu 39. Phát biểu này sau đây không đúng
A. Khi thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit sẽ tạo axit và ancol.
B. Phản ứng giữa axit và ancol là phản ứng thuận nghịch.
C. Phản ứng este hóa xảy ra không hoàn toàn.
D. Thủy phân este trong môi trường axit thu được 1 axit và 1 ancol, đó là este đơn chức.
Câu 40. Phenyl axetat được điều chế từ
A. Ancol vinylic và phenol.

B. Andehit axetic và ancol benzylic.

C. Benzen và axit axetic.

D. Phenol và anhiđrit axetic

Câu 41. Khi thủy phân chất béo tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được glixerol và
muối có công thức là
A. C17H35COONa.

B. C17H33COONa.

C. C15H31COONa.


D. C15H29COONa.

Câu 42. Thủy phân este X (C4H6O2) mạch hở trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Tỉ
khối của Z so với khí H2 là 16. Phát biểu đúng là
A. Công thức hóa học của X là CH3COOCH=CH2.
B. Chất Z có khả năng tham gia phản ứng tách nước tạo anken.
C. Chất Y có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
D. Các chất Y, Z không cùng số nguyên tử H trong phân tử.
Câu 43. Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).

B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

C. Kim loại Na.

D. Dung dịch NaOH, đun nóng.

Câu 44. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.

B. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

C. Triolein phản ứng được với nước brom.

D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

Câu 45. Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được
1 mol chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng

Trang 4




với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr thu được hai sản phẩm là đồng
phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2

B. Chất Z làm mất màu nước Brom.

C. Chất T không có đồng phân hình học.

D. Chất X phản ứng với H2 theo tỉ lệ mol 1:3.

Câu 46. Chỉ ra nội dung sai
A. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp có tính hoạt động bề mặt cao.
B. Dung dịch xà phòng có tác dụng làm tăng sức căng bề mặt của các vết bẩn.
C. Trong dung dịch xà phòng, các vết bẩn dầu mỡ được phân chia thành nhiều phần nhỏ và bị phân tán
vào nước.
D. Xà phòng sẽ mất tác dụng khi giặt rửa trong nước cứng.
Câu 47. Hợp chất hữu cơ A mạch hở không phân nhánh (C6H10O4) chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun
nóng X với dung dịch NaOH dư thu được một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Số công thức
cấu tạo của X là:
A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 48. Đun hồi lưu hỗn hợp axit oxalic (HOOC-COOH) và hai ancol etanol và propan-1-ol thu được


hỗn hợp X gồm 3 este. Chất ứng với công thức phân tử nào sau đây không có trong X?
A. C8H14O4

B. C6H10O4

C. C6H12O4

D. C7H12O4

Câu 49. Từ các ancol có công thức C3H8O và các axit có cùng công thức C5H10O2 có thể tạo ra bao nhiêu
este là đồng phân của nhau?
A. 6

B. 4

C. 8

D. 10

Câu 50. Hợp chất hữu cơ A mạch hở không phân nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức
phân tử C8H14C4. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thu được một ancol duy nhất là CH3OH và một
muối natri của axit hữu cơ B. Tên axit B là:
A. Axit adipic

B. Axit enantoic

C. Axit glutamic

D. Axit hexanoic


Câu 51. Chọn câu đúng:
A. Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COO-.
B. Sản phẩm phản ứng giữa axit và ancol là este.
C. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol.
D. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR (R là gốc hidrocacbon) ta
được este.
Câu 52. Cho các phản ứng sau:
t , xt
X  2 NaOH 
 2Y  H 2O 1
o

Y + HClloãng  Z + NaCl (2)

Biết X là chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1 mol Z tác dụng hết với Na thì số mol H2
thu được là:
A. 0,15

B. 0,20

C. 0,1

D. 0,05

Câu 53. Thuỷ phân este có công thức phân tử C4H8O2(với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X,
Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là:
A. Ancol metylic

B. Etyl axetat


C. Axit fomic

D. Ancol etylic

Trang 5


Câu 54. Hai hợp chất hữu cơ (A) và (B) có cùng công thức phân tử C2H4O2.(A) cho được phản ứng với
dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na, (B) vừa cho được phản ứng với dung dịch NaOH vừa
phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của (A) và (B) lần lượt là:
A. H–COOCH3 và CH3COOH

B. HO–CH2–CHO và CH3COOH

C. H–COOCH3 và CH3–O–CHO

D. CH3COOH và H–COOCH3

Câu 55. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản
phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công
thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 56. Cho dãy chuyển hoá sau:





 H 2O HgSO4 ,800 C



2

 O / Mn
X
C2 H 2  A 
 B 
CH 3COOCH  CH 2

X là:
A. CO

B. C2H5OH

C. C2H2

D. CH3CHO

Câu 57. Xà phòng hóa este X no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa natri. Tách Y rồi trộn thêm vôi tôi
xút vào rồi đem nung ở nhiệt độ cao được rượu Z và muối vô cơ. Đốt cháy Z được CO2 và H2O theo tỉ lệ
mol lần lượt là 2:3. Công thức phân tử este là:
A. C3H4O4

B. C4H8O2



C. C4H8O3

D. C3H6O3

CaO ,t 
Câu 58. Cho phương trình hóa học: 2 X  2 NaOH 
 2CH 4  K 2CO3  Na2CO3 . Chất X là:

A. CH2(COOK)2

B. CH2(COONa)2

C. CH3COOK

D. CH3COONa

Câu 59. Từ andehit no đơn chức A có thể chuyển trực tiếp thành ancol B và axit D tương ứng để điều chế
este E từ B và D. Hãy xác đinh tỉ số d 
A. 1/2

ME
?
MA

B. 2/3

C. 3/2

D. 2/1



Câu 60. Chất hữu cơ X chứa C, H, O khi thủy phân trong môi trường axit thu được 2 chất hữu cơ. Đốt
cháy hoàn toàn hai chất hữu cơ trên thu được 2 thể tích CO2 bằng nhau (cùng điều kiện t°, áp suất). Tỉ
khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức cấu tạo của X là?
A. CH3COOCH=CH2

B. C2H5COOCH3

C. CH3COOC2H5

D. HCOOCH3

Câu 61. Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm dư, sau đó chưng cất hỗn hợp sau phản ứng thu
được một chất hữu cơ X có phản ứng tráng gương. Biết tỉ khối hơi của X so với hidro nhỏ hơn 25. Công
thức cấu tạo của este là:
A. CH3COOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH3

C. HCOOCH2CH=CH2

D. HCOOCH=CHCH3

Câu 62. Một este có công thức phân tử C5H8O2. Đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hai sản phẩm
hữu cơ X, Y, biết rằng Y làm mất màu dung dịch nước Br2. Có các trường hợp sau về X, Y: (1) X là
muối, Y là andehit; (2) X là muối, Y là ancol không no; (3) X là muối, Y là xeton; (4) X là ancol, Y là
muối của axit không no. Số trường hợp thỏa mãn là:
A. 1

B. 2



C. 3

D. 4

Câu 63. Xà phòng hóa hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH(dư) thu được
glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức phân tử của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa, HCOONa.
B. HCOONa, CH  C-COONa, CH3-CH2-COONa.
Trang 6


C. CH2=CH-COONa, HCOONa, CH  C-COONa.
D. CH3-COONa, HCOONa, CH3-CH=CH-COONa.
Câu 64. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8C2. Thủy phân X trong NaOH dư thu được ancol có
đồng phân hình học và muối cacboxylat của axit Z. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOCH2CH=CHCH3

B. CH3-COOCH=CH-CH3

C. CH2-CH-COOCH2CH3

D. CH3COOCH2-CH=CH2

Câu 65. Cho chuỗi biến đổi sau: C2 H 2  X  Y  Z  CH 3COOC2 H 5 . Vậy X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H4, CH3COOH, C2H5

B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH

C. CH3CHO, C2H4, C2H5OH



D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

Câu 66. Cho các công thức cấu tạo sau: C2H2, CH2O, CH2O2, C2H2O2, C2H4O2, C2H4O.
Số CTCT có thể là chất có khả năng tráng bạc là:
A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Trang 7


ĐÁP ÁN
1. C

2. D

3. A

4. D

5. D

6. C

7. A



8. C

9. D

10. D

11. C

12. B

13. B

14. D

15. B

16. D

17. B

18. A

19. B

20. D

21. C

22. C



23. C

24. D

25. C

26. A

27. A

28. C

29. B

30. D

31. B

32. C

33. C

34. C

35. D

36. B

37. D



38. D

39. D

40. D

41. C

42. D

43. C

44. A

45. C

46. B

47. C

48. C

49. C

50. A

51. D

52. C



53. D

54. A

55. C

56. C

57. C

58. C

59. D

60. C

61. A

62. D

63. A

64. A

65. D

66. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


CHEMTip
+ Các bạn cần ghi nhớ điều kiện để tham gia phản ứng tráng gương: Có chứa nhóm –CHO, hoặc là axit
fomic HCOOH, các muối và este của nó.
+ Sự chuyển hóa của một số "ancol" không bền:
Nếu nhóm –OH gắn vào C mang nối đôi sẽ bị chuyển thành anđehit nếu đó là C bậc I, chuyển thành xeton
nếu là C bậc II.
Ví dụ:
I

CH 3CH  C HOH  CH 3CH 2CHO
II

CH 3 C HOH  CH 2  CH 3COCH 3

Trên thực tế không tồn tại các "ancol" này, nên khi viết phương trình phản ứng, ta viết "sản phẩm cuối
cùng" là các anđehit hoặc xeton như trên mà bỏ qua chất không bền này và chỉ tính là 1 phản ứng duy
nhất.
Ví dụ:

HCOOCH  CH 2  NaOH  HCOONa  CH 3CHO
(không viết HCOOCH  CH 2  NaOH  HCOONa  CH 2  CHOH

CH 2  CHOH  CH 3CHO )
Câu 1. Đáp án C
Thủy phân 4 chất đã cho, ta được:
A. HCOOCH 2CH  CH 2  H 2O  HCOOH  CH 2  CHCH 2OH
HCOOH có phản ứng tráng gương còn CH2 = CHCH2OH thì không.

HCOOH  2 AgNO3  4 NH 3  H 2 O   NH 4 2 CO3  2 Ag  2 NH 4 NO3



H
B. CH 3COOCH  CH 2  H 2O 
CH 3COOH  CH 3CHO (1)

(Thực chất sản phẩm tạo thành là CH2 = CHOH, không bền có sự chuyển vị thành CH3CHO)
Sản phẩm tạo thành chỉ có CH3CHO tham gia phản ứng tráng gương:

CH 3CHO  2 AgNO3  3 NH 3  H 2 O  CH 3COONH 4  2 Ag  2 NH 4 NO3


H
C. HCOOCH  CH 2  H 2 O 
HCOOH  CH 3CHO (2)

Cả 2 sản phẩm đang tham gia phản ứng tráng gương.
Trang 8


H
HCOOH  CH 3COCH 3 (3)
D. HCOOCH  CH 3   CH 2  H 2 O 


Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương còn CH3COCH3 thì không.
Ngoài ra, các bạn cần chú ý tới các phản ứng thủy phân (1), (2), (3) ở trên như sau:
Thông thường, các phản ứng thủy phân este trong môi trường axit đều là các phản ứng thuận
nghịch, phản ứng sử dụng mũi tên hai chiều. Tuy nhiên, quan sát các phản ứng (1), (2) và (3) ở trên ta
thấy rằng, cả 3 phản ứng đều sử dụng mũi tên một chiều, tức là phản ứng chỉ diễn ra theo chiều từ trái
sang phải mà không có chiều ngược lại.


Nguyên nhân được giải thích như sau: Với các phản ứng thủy phân este tạo thành axit và ancol
thông thường thì có thể diễn ra phản ứng chiều nghịch (phản ứng este hóa) còn với những phản ứng có sự
tạo thành anđehit hoặc xeton như trên thì anđehit hay xeton không thể tác dụng ngược trở lại với axit tạo
thành este ban đầu nên chỉ có 1 chiều phản ứng.
Câu 2. Đáp án D
Các chất trên bị thủy phân theo phương trình:
A. CH 3COOCH  CH 2  NaOH  CH 3COONa  CH 3CHO
(Tạo ra CH2 = CHOH không bền chuyển vị thành CH3CHO).
B. HCOOC6 H 5  NaOH  HCOONa  C6 H 5ONa  H 2O
(Tạo ra C6H5OH nhưng C6H5OH phản ứng được với NaOH).
C. CH 2  CHCOOCH 3  NaOH  CH 2  CHCOONa  CH 3OH
CHÚ Ý
Phản ứng tạo este của phenol:
Nhận thấy trong câu hỏi này có chất HCOOC6H5 là 1 este của phenol, phải chăng nó được tạo thành từ
phản ứng este hóa giữa HCOOH và C6H5ONa theo các phản ứng este hóa tương tự như ancol:

HCOOH  C6 H 5OH  HCOOC6 H 5  H 2O (*)
Nhưng thực tế không tồn tại phản ứng (*) ở trên. Với phenol, este tương ứng chỉ được tạo ra khi cho
phenol tác dụng với anhidrit axit hoặc clorua axit, còn với các axit cacboxylic thông thường, phenol
không có phản ứng.
+ Anhiđrit axit là sản phẩm tạo thành khi axit cacboxylic mất nước (tương tự ancol mất nước tạo ete):

CH 3CO  OH  H  OCOCH 3  CH 3CO  O  COCH 3  H 2O
Viết gọn lại ta được  CH 3CO 2 O .
Phản ứng tạo HCOOC6H5:

 HCO 2 O + C6 H 5OH  HCOOC6 H 5  HCOOH
Tổng quát:  RCO 2 O + C6 H 5OH  RCOOC6 H 5  RCOOH
Để ý rằng, sản phẩm tạo thành ngoài este còn có axit cacboxylic. Đặc điểm này được khai thác trong các
bài tập định lượng.


Bên cạnh đó clorua axit với công thức tổng quát là R –CO–Cl cũng phản ứng với phenol tạo thành este
của phenol:

R  CO  Cl  C6 H 5OH  RCOOC6 H 5  HCl
Trang 9


Câu 3. Đáp án A
A sai do CH3CH2COOCH = CH2 mang nối đôi ở mạch C của ancol, trong khi CH2 = CHCOOCH3 mang
nối đôi ở mạch C của axit. Mặt khác, tính chất hóa học của 2 chất này khác nhau:

CH 3CH 2COOCH  CH 2  NaOH  CH 3CH 2COONa  CH 3CHO
(Phản ứng tạo muối và anđehit)

CH 2  CHCOOCH 3  NaOH  CH 2  CHCOONa  CH 3OH
(Phản ứng tạo muối và ancol)
Vinyl propionat CH3CH2COOCH = CH2 có liên kết đôi C = C nên phản ứng được với brom và trùng hợp
tạo polime:

CH 3CH 2COOCH  CH 2  Br2  CH 3CH 2COOCHBrCH 2 Br
t , p , xt
nCH 3CH 2COOCH  CH 2 
 CH  OOCCH 2CH 3   CH 2 n
o

Câu 4. Đáp án D
Ứng với công thức C4H8O2, có các đồng phân este sau:
CH3CH2COOCH3

CH3COOCH2CH3



HCOOCH2CH2CH3

HCOOCH(CH3)2

Theo dữ kiện đề bài, từ X điều chế trực tiếp được ra Y nên đơn giản nhất là X và Y có cùng số nguyên tử
C. Khi đó:

CH 3COOCH 2CH 3  H 2O  CH 3COOH Y   C2 H 5OH  X 
men giâ´m
C2 H 5OH  O2 
 CH 3COOH  H 2O

CHEMTip
Không phải lúc nào cho este phản ứng với dung dịch kiềm cũng thu được muối và ancol. Đôi lúc thu được
2 muối hoặc 1 muối và 1 anđehit hoặc 1 muối và 1 xeton,...
Chất béo là trieste (este 3 chức) của axit béo và glixerol C3 H 5  OH 3 , mà không phải là etilenglicol

C2 H 4  OH 2 .
Câu 5. Đáp án D
+ Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit nếu tạo ra axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận
nghịch, là chiều ngược lại của phản ứng este hóa:

R1COOR2  H 2O 
 R1COOH  R2OH (Phản ứng thủy phân)
H  ,t o

H SO ñ,t o

2


4


R1COOH  R2OH 
 R1COOR2  H 2O (Phản ứng este hóa)

Từ đây thấy rằng, phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng hai chiều. Trong một số câu hỏi
trước, ta gặp trường hợp: Ancol tạo thành sau khi thủy phân este là ancol không bền, có sự chuyển vị.
Ví dụ:

CH 3COOCH  CH 2  NaOH  CH 3COONa  CH 3CHO
Tình huống khác:

HCOOC6 H 5  2 NaOH  HCOONa  C6 H 5ONa  H 2O
(sản phẩm là 2 muối)
Trang 10


Câu 6. Đáp án C
4.2  2  8
1
2

Este G có độ bất bão hòa: k 

G là este nên chắc chắn chứa nhóm
(mang một nối đôi, tương đương với k = 1). Do đó
phần gốc hidrocacbon của G không chứa liên kết π hoặc vòng. G là este no, đơn chức, mạch hở.
G (C4H8O2) có 4 đồng phân như sau:
+ CH3COOCH2CH3: Etyl axetat.


+ HCOOCH(CH3)2 : Isopropyl fomat.
+ HCOOCH2CH2CH3: Propyl fomat.
+ CH3CH2COOCH3 : Metyl propionat.
Thủy phân este thu được axit cacboxylic và ancol tương ứng (hoặc muối của axit cacboxylic và ancol
hoặc nhiều sự biến đổi khác).
Phản ứng thủy phân 4 đồng phân của G trong môi trường axit:

CH 3COOCH 2CH 3  H 2O 
 CH 3COOH  CH 3CH 2OH
H


HCOOCH  CH 3 2  H 2O 
 HCOOH  CH 3CHOHCH 3
H


HCOOCH 2CH 2CH 3  H 2 O 
 HCOOH  CH 3CH 2CH 2OH
H

H


CH 3CH 2COOCH 3  H 2O 
 CH 3CH 2COOH  CH 3OH


Theo đề bài, X tác dụng được với dung dịch AgNO3/ NH3 nên X là HCOOH
Y tác dụng được với CuO tạo ra anđehit nên Y là ancol bậc I. Xét trong 4 đồng phân, chất thủy phân ra


HCOOH và ancol bậc I là HCOOCH2CH2CH3.
Câu 7. Đáp án A
Triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 (gốc C17H33 – có nối đôi).
Triolein nguyên chất có khả năng phản ứng với (1), (2), (3) và (4). Các phản ứng xảy ra:
t
 3CH17 H 33COOK  C3 H 5  OH 3
 C17 H 33COO 3 C3 H 5  3KOH 
o

Ni ,t
  C17 H 35COO 3 C3 H 5
 C17 H 33COO 3 C3 H 5  3H 2 
o

 C17 H 33COO 3 C3 H 5  3H 2O  3CH17 H 33COOH  C3 H 5  OH 3

 CH CH 
3

2 7







CH  CH CH 2 7 COO C3 H 5  3Br2  CH 3 CH 2 7 CHBrCHBr CH 2 7 COO C3 H 5
3


3

Câu 8. Đáp án C
Ta có: HOOC  CH 2 4 COOH +X  este Y1  Y2
Do đó Y1 có thể là este đơn chức hoặc đa chức, Y2 là nước.
Xét 2 trường hợp:
+ Y1 là este đơn chức khi đó nó có dạng HOOC(CH2)4COOR1 hay thu gọn lại ta có công thức C6H9O4R1
mà Y1 có công thức phân tử là C8H14O4, thực hiện phép trừ ta tìm được R1 là C2H5 – .
Vậy X là C2H5OH.
Trang 11


+ Y1 là este 2 chức, khi đó nó có dạng R2COO(CH2)4COOR2, viết gọn lại ta được C6H8O4(R2)2 .
Lại có công thức phân tử của Y1 là C8H14O4

 (R2)2 là (C2H6)  R2 là CH3 –  X là CH3OH
Vậy X là C2H5OH hoặc CH3OH
Câu 9. Đáp án D

X  Y  C4 H 6O2  Z   H 2O
Trước hết, Y có phản ứng tráng gương, làm mất màu nước brom nên Y là HCOOH (Chỉ cần cho biết có
phản ứng tráng gương là đủ để kết luận Y là HCOOH vì trong tất cả các axit cacboxylic chỉ có HCOOH
tham gia phản ứng tráng gương).
Vì Y là HCOOH nên Z có dạng HCOOC3H5, có 2 đồng phân cấu tạo là HCOOCH = CHCH3 và
HCOOCH2CH = CH2.
Tương ứng với 2 đồng phân này là 2 ancol CH3CH = CH – OH và CH2 = CHCH2OH.
Nhận thấy ancol CH3CH = CH – OH không tồn tại nên X là CH2 = CHCH2OH.
Vậy công thức của Z là HCOOCH2CH = CH2.
Câu 10. Đáp án D
Este là chất không tan trong nước, còn axit axetic, ancol etylic đều tan trong nước. Khi đun nóng ancol


etylic với axit axetic trong điều kiện thích hợp tạo ra este etyl axetat không tan, nổi lên bề mặt dung dịch
(este nhẹ hơn nước). Khi cho thêm nước vào, khi đó nước, ancol và axit tan vào nhau tạo dung dịch đồng
nhất còn este vẫn ở phía trên.
Vậy hỗn hợp sau phản ứng tách thành 2 lớp.
Câu 11. Đáp án C
Để làm những câu hỏi dạng này, cần có quan sát tốt về phương trình phản ứng. Ta bắt đầu từ phản ứng
o

t
(3): CH 4 
Q  H2

Suy ra Q là C2H2 (vì đây là phản ứng đặc trưng của CH4)
1500C laøm laïnh nhanh 

2CH 4 
 C 2H 2  3H 2
HgSO4 , H 2 SO 4 ,80 C
Suy ra Z là CH 3CHO : C2 H 2  H 2 O 
CH 3CHO (4)

Từ phản ứng (2): Y  NaOH  CH 4  P nghĩ tới phản ứng vôi tôi xút (vì phản ứng này tạo ra
hidrocacbon). Do đó Y là muối natri của axit cacboxylic. Suy ra Y là CH3COONa (hoặc
NaOOCCH2COONa nhưng thấy các đáp án chỉ có axit đơn chức nên loại).
Do đó X là este, thủy phân tạo ra CH3COONa và CH3CHO.
Vậy X là CH3COOCH = CH2.
Câu 12. Đáp án B
Este  NaOH  X  Y

Với X và Y đều tham gia phản ứng tráng gương thì este có dạng HCOOCH = CHR (vì sản phẩm thủy


phân gồm anđehit và muối của axit fomic đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương)
Trong phạm vi 4 chất đã cho (3C và 4C) có 2 chất phù hợp là
HCOOCH = CH2 và HCOOCH = CHCH3
Tương ứng ta có 2 công thức phân tử là C3H4O2 và C4H6O2.
Trang 12


Câu 13. Đáp án B
Câu hỏi này cho ít dữ kiện, không suy luận được. Cách duy nhất là xem xét từng đáp án đề bài cho.
Cụ thể:
Isopropyl metyl etanđioat:
t
 NaOOC  COONa  CH 3OH  CH 3CHOHCH 3
 CH 3 2 CHOOC  COOCH 3  2 NaOH 
o

CH 3CHOHCH 3 tách nước được 1 olefin còn CH3OH không tách nước tạo olefin được.
Etyl secbutyl etanđioat:
t
CH 3CH 2CH  CH 3  OOC  COOC2 H 5  2 NaOH 
 NaOOC  COONa  C2 H 5OH  CH 3CHOHCH 2CH 3
o

CH 3CHOHCH 2CH 3 tách nước tạo 2 olefin, C2 H 5OH tách nước tạo 1 olefin, thỏa mãn.
Đimetyl butanđioat:
o

t
CH 3OOCCH 2CH 2COOCH 3  2 NaOH 
 NaOOCCH 2CH 2COONa  2CH 3OH



CH 3OH không có khả năng tách nước tạo olefin.
Etyl butyl etanđioat:
t
CH 3OOC  COOCH 2CH 2CH 2CH 3  2 NaOH 
 NaOOC  COONa  CH 3OH  CH 3  CH 2 2 CH 2OH
o

CH 3  CH 2 2 CH 2OH tách nước tạo 1 olefin còn CH 3OH không có khả năng tách nước tạo olefin.
Câu 14. Đáp án D
Dầu thực vật và mỡ động vật, đều là những este của axit béo và glixerol.
+ Dầu thực vật được tạo nên từ chủ yếu các axit béo không no (có 1, 2, 3,4,... nối đôi) vì vậy có nhiệt độ
nóng chảy thấp nên ở nhiệt độ thường thường ở dạng lỏng.
+ Mỡ động vật được tạo nên chủ yếu từ các axit béo no do nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn dầu thực vật,
nhiệt độ thường thì thường ở trạng thái rắn (trừ dầu cá).
Vì vậy, khi thủy phân dầu thực vật thu được chủ yếu là muối natri của axit béo không no.
Câu 15. Đáp án B
A. Công thức của triolein và tripanmitin lần lượt là

 C17 H 33COO 3 C3 H 5

và  C15 H 31COO 3 C3 H 5 .

Khi hidro hóa triolein ta thu được tristearin:
Ni ,t
  C17 H 35COO 3 C3 H 5
 C17 H 33COO 3 C3 H 5  3H 2 
o

B. Nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit,


chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để
lâu bị ôi.
C. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
D. Phản ứng este hóa cần sự có mặt của dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 16. Đáp án D
Các chất thỏa mãn:
(HCOO)2 C2H4, HCOOCH2OCOCH3, CH3OCOCOOCH3, HOCOCH2COOCH3 và HOCOCOOC2H5.
Câu 17. Đáp án B
Trang 13


Este no, đơn chức, mạch hở là một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O và 1 liên kết π nên chỉ số của H phải là
2n
Câu 18. Đáp án A
Tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (thay đuôi ic thành at)
Câu 19. Đáp án B
Phenyl axetat có công thức cấu tạo là CH3COOC6H5 với C6H5 là gốc phenyl.
Câu 20. Đáp án D

HCOOC2 H 5  NaOH 
 HCOONa  C2 H 5OH
Câu 21. Đáp án C

CH 2  CHCOOH ; HCOOCH  CH 2 .
Câu 22. Đáp án C

HCOOCH 3  2O2 
 2CO2  2 H 2O
CHEMTip
- Gốc –C4H9 có 4 cách điều chỉnh là: isobutyl, secbutyl, tertbutyl, butyl.


- Gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh là: isopropyl và propyl.
Câu 23. Đáp án C
HCOOC4H9 (gốc –C4H9 có 4 cách điều chỉnh); CH3COOC3H7 (gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh);
C2H5COOC2H5 (gốc –C2H5 có 1 cách điều chỉnh); C3H7COOCH3 (gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh). Vậy
có 9 đồng phân este.
Câu 24. Đáp án D
Phần lớn các hương trong các loài hoa đều do các hợp chất este tạo nên. Este được công nghiệp hóa dựa
vào đặc tính có mùi thơm và đặc biệt là an toàn với con người.
Câu 25. Đáp án C
Phản ứng thủy phân của este được ứng dụng rất rộng rãi, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngành
công nghiệp chế biến xà phòng.
Câu 26. Đáp án A
CHEMTip
Tính tan cũng như nhiệt độ sôi của 1 hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào liên kết hidro của chất đó với nhau
và với nước.
Câu 27. Đáp án A
Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng quan trọng bậc nhất của este.
Câu 28. Đáp án C
Câu 29. Đáp án B
HCOOC3H7: gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh.
Trang 14


Câu 30. Đáp án D
A. Metyl fomat chứa liên kết π ở nhóm –COO-.
B. Vinyl fomat chứa liên kết π ở nhóm –COO- và cả ở gốc vinyl,
C. Anđehit axetic chứa liên kết π ở nhóm –CHO.
D. Ancol etylic chỉ chứa liên kết đơn.
Câu 31. Đáp án B
OH-CH2-CHO; HCOOCH3.


Câu 32. Đáp án C
Este đơn chức tác dụng với NaOH tạo ra 2 muối chỉ có thể là este có chứa gốc phenyl.
Câu 33. Đáp án C
Bậc của ancol phụ thuộc vào bậc của cacbon liền kề với nó.
Câu 34. Đáp án C

CH 3COOCH  CH 2  H 2O 
 CH 3COOH  CH 3CHO
H  ,t o

Câu 35. Đáp án D
A. Poli(metyl metacrylat) truyền ánh sáng qua tốt, tới 90% nên được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
B. Vì este không có liên kết hidro với nước nên các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
C. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
D. Metyl axetat là đồng phân của axit propionic.
STUDY TIP:- Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử.
- Đồng đẳng là các chất có cùng tính chất hóa học.
CHEMTip
Một số trường hợp hay hỏi về este:
Este đơn chức thủy phân tạo 2 muối, este có gốc phenyl (nhân benzen đính trực tiếp vào COO-).
Este phản ứng với Na, este có thêm gốc –COOH hoặc OH. Este cộng được H2, HX, làm mất màu X2 (X là
halogen), este không no.
Câu 36. Đáp án B
Đồng phân cấu tạo của chất có CTPT là C5H10O2 đều tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng Na thì
chỉ có thể là este.
Ta có: HCOOC4H9 (gốc –C4H9 có 4 cách điều chỉnh); CH3COOC3H7 (gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh);
C2H5COOC2H5 (gốc –C2H5 có 1 cách điều chinh); C3H7COOCH3 (gốc –C3H7 có 2 cách điều chỉnh). Vậy
có 9 đồng phân cấu tạo.
Câu 37. Đáp án D
A. Phản ứng giữa axit và rượu là phản ứng 2 chiều.


B. Este có gốc phenyl khi phản ứng với dung dịch kiềm tạo ra 2 muối, không có ancol.
C. Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol (C3H5(OH)3).
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

Trang 15


CHEMTip
HCO- cũng như –CHO, chúng có tính chất giống nhau
Câu 38. Đáp án D
Este đốt cháy tạo nCO2=nH2O nên nó là este no, đơn, hở.
Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương), vậy gốc axit phải là
HCOO-.
Thủy phân X trong môi trường axit được chất Z có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử
cacbon trong X, vậy Z là CH3OH.
Kết luận: X là HCOOCH3. Vậy phát biểu không đúng là D.
Câu 39. Đáp án D
A. Khi thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit sẽ tạo axit và ancol.
B. Phản ứng giữa axit và ancol là phản ứng thuận nghịch.
C. Phản ứng este hóa xảy ra không hoàn toàn.
D. Thủy phân este trong môi trường axit thu được 1 axit và 1 ancol, đó là este đơn chức và phải no, hở.
CHEMTip
Ngoài cách trên thì este có gốc phenyl còn được điều chế từ phenol và clorua axit.
Câu 40. Đáp án D
Este có gốc phenyl rất đặc biệt, nó được điều chế từ phenol và anhiđrit axetic.
Câu 41. Đáp án C

 3 C15 H 31COONa  C3 H 5  OH 3
 C15 H 31COO 3 C3 H 5  tripanmitin   3NaOH 
Câu 42. Đáp án D


Ta có thể kết luận ngay Z là CH3OH.
Vậy Y là C2H5COOH.
Câu 43. Đáp án C
H ,t


CH 2  CHCOOCH 3  H 2O 
 CH 2  CHCOOH  CH 3OH


o

o

Ni ,t
CH 2  CHCOOCH 3  H 2 

 C2 H 5COOCH 3

CH 2  CHCOOCH 3  NaOH 
 CH 2  CHCOONa  CH 3OH
CHEMTip
Ở điều kiện thường, triolein và trilinolein là hai chất béo không no, chúng ở dạng lỏng; tristerat và
tripanmitin là hai chất béo no và chúng ở dạng rắn.
Câu 44. Đáp án A
A. Thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic.
B. Do có tính chất của nhóm –CHO nên etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
C. Triolein là chất béo không no nên nó phản ứng được với Brom.
D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất béo no nên nó ở dạng rắn.
Câu 45. Đáp án C


Trang 16


Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được đimetyl ete, vậy Z là CH3OH. Suy ra Y có công thức phân tử là
C4H4O4Na2.
Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Cho T phản ứng vói HBr thu được hai
sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau.
Vậy T có công thức cấu tạo là CH2=C(COOH)2
CHEMTip
Vì tạo kết tủa với nước cứng nên ta phải thận trọng khi dùng xà phòng để chúng đạt hiệu quả tốt nhất.
Câu 46. Đáp án B
A. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp có tính hoạt động bề mặt cao nên chúng đánh bật các vết bẩn từ bề
mặt của vết bẩn.
B. Dung dịch xà phòng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các vết bẩn, làm cho các vết bẩn
không còn bám chặt vào vật dùng.
C. Trong dung dịch xà phòng, các vết bẩn dầu mỡ được phân chia thành nhiều phần nhỏ và bị phân tán
vào nước.
D. Xà phòng sẽ mất tác dụng khi giặt rửa trong nước cứng vì chúng tạo kết tủa với nước cứng.
Câu 47. Đáp án C
CH3OOCCH2CH2COOCH3; C2H5OOCCOOC2H5; CH3COOCH2CH2OOCCH3;
HCOOCH2CH2CH2CH2OOCH.
Câu 48. Đáp án C
Các trường hợp có thể xảy ra là:
HOOC-COOC2H5; HOOC-COOCH2CH2CH3; C2H5OOCCOOC2H5; CH3CH2CH2OOCCOOCH2CH2CH3;
C2H5OOCCOOCH2CH2CH3.
Câu 49. Đáp án C
Ancol có công thức C3H8O có 2 đồng phân.
Axit có công thức C5H10O2 có 4 đồng phân.
Vậy có 2.4=8 este là đồng phân của nhau có thể được tạo ra
Câu 50. Đáp án A


A là CH3OOCCH2CH2CH2CH2COOCH3.
Suy ra B là HOOCCH2CH2CH2CH2COOH : axit adipic
Đọc đề ta có thể loại ngay axit glutamic vì nó có chứa N, và loại thêm axit etanoic vì axit tạo thành tối
thiểu phải 6C và loại luôn đáp án D vì axit này phải có 2 nhóm –COOH.
Câu 51. Đáp án D
A. Các chất có nhóm –COOH thì được gọi là axit chứ không phải là este.
B. Sản phẩm phản ứng giữa axit và ancol không hẳn là este nếu đây là axit vô cơ.
C. Este có thể tạo thành bằng nhiều cách chứa không riêng gì phản ứng giữa axit và ancol.
D. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR (R là gốc hidrocacbon) ta
được este
Câu 52. Đáp án C
Trang 17


Nhìn vào (1) ta có thể suy đoán rằng X là sự kết hợp giữa axit và este vì có nước tạo ra.
Nhưng ta lại không hề thấy có sự suất hiện của ancol mà X có tới tận 5 O.
Vậy X có công thức cấu tạo là: HOCH2CH2COOCH2CH2COOH.
Suy ra Z là HOCH2CH2COOH. Vậy 0,1 mol Z tác dụng hết với Na thì số mol H2 thu được là 0,1 mol H2.
Câu 53. Đáp án D
Dễ thấy đây là một este no, đơn, hở nên khi thủy phân sẽ tạo ra axit và ancol.
Từ ancol mà muốn ra axit thì chúng ta có 2 cách là thêm O hoặc CO.
Nếu thêm CO thì ta không tìm được cặp axit và ancol thủy phân từ C4H8O2 thỏa cả nên ta loại trường hợp
dùng CO.
Nếu ta thêm Oxi nghĩa là C không thay đổi, vậy ta có thể biển đổi như sau:
o

, xt
C2 H 5OH  O2 t

 CH 3COOH  H 2O



Vậy X là ancol etylic.
Câu 54. Đáp án A
(A) phản ứng được với NaOH nhưng không phản ứng được với Na, suy ra A là este.
(B) vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với Na, suy ra B là axit.
Câu 55. Đáp án C
CH3COOCH2CH2OOCCH3; CH3OOCCH2CH2COOCH3;
CH3OOCCH(CH3)COOCH3; C2H5OOCCOOC2H5.
CHEMTip
Este chứa gốc vinyl chỉ được điều chế bằng một cách duy nhất, đó là cho axit cacboxylic tác dụng với
axetilen hay đồng đẳng của nó.
Câu 56. Đáp án C
o

H 2 SO4 ,80 C
C2 H 2  H 2O 
 CH 3CHO (A)
2

Mn
CH 3CHO  O 
 CH 3COOH

(B)

CH 3COOH  CH  CH  CH 3COOCH  CH 2
CHEMTip
Mấu chốt của câu này là xà phòng hóa X chỉ thu được một muối Y.
Câu 57. Đáp án C
Từ tỉ lệ nCO2: nH2O = 2 : 3, ta suy ra đây là ancol no hở có công thức phân tử là C2H6Ox


Xà phòng hóa este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa natri, như vậy số C từ este phải
chia đều cho các chất, ta loại đáp án A, D.
Câu B chỉ là một loại este thông thường, nếu xà phòng hóa thì cũng tạo muối và ancol nên ta loại.
Còn câu C, ta có công thức của este là: HO-CH2COOCH2COOH
Câu 58. Đáp án C
,t 
2CH 2COOK  2 NaOH CaO

 2CH 4  K 2CO3  Na2CO3
CaO ,t 
R-COONa + NaOH 
 R-H + Na2CO3 (M là kim loại kiềm và R là gốc hidrocacbon)

Trang 18


CHEMTip
Với dạng toán có dạng tổng quát như thế này thì việc chọn đại một chất giải sẽ tiết kiệm được rất nhiều
thời gian.
Ví dụ: Chọn A là HCHO suy ra B là CH3OH, D là HCOOH và E là HCOOCH3. Suy ra:
d

ME 2

MA 1

Câu 59. Đáp án D
Andehit no đơn chức có công thức phân tử là: CnH2nO
A tạo ra B có công thức phân tử là CnH2n+2O.
A tạo ra D có công thức phân tử là CnH2nO2.


B kết hợp với D ra este E có công thức C2nH2nO2
Vây d 

M E 28n  32 2


M A 14n  16 1

Câu 60. Đáp án C
Ta có Mx= 88. Đốt cháy hoàn toàn hai chất hữu cơ trên thu được 2 thể tích CO2 bằng nhau (cùng điều
kiện t°, áp suất), vậy số C của X phải chẵn và được chia đều cho sản phẩm thủy phân.
Ta suy ra được công thức của X: CH3COOC2H5.
Câu 61. Đáp án A
Ta có Mx< 50, suy ra X là CH3CHO (vì trong phản ứng thủy phân không tạo được HCHO).
Suy ra công thức của este là CH3COOCH=CH2.
Trong phản ứng thủy phân este không bao giờ có sản phẩm HCHO).
Câu 62. Đáp án D
Đề cho đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y, biết rằng Y làm mất màu
dung dịch nước Br2, vậy Y có thể là muối HCOONa hoặc andehit.
Ta có các trường hợp: X là muối HCOONa thì Y là C3H7CHO.
X là muối HCOONa thì Y là C3H7CO.
X là muối HCOONa thì Y là CH2=CHCH2CH2OH.
X là ancol CH3OH thì Y là muối CH2=CHCH2COONa.
Câu 63. Đáp án A
C10H14O6 có 4 liên kết π mà nhóm chức –COO- đã chiếm hết 3 liên kết π, vậy ở gốc chỉ chứa 1 liên kết π
đồng thời gốc chỉ có 4C.
Ta suy ra gốc có các công thức sau: CH2=CH-COO; CH3-CH2-COO; HCOO.
Câu 64. Đáp án A
Câu 65. Đáp án D
Hg ,t


C2 H 2  H 2O 
CH 3CHO  X 
2

o

Ni ,t
CH 3CHO  H 2 
 CH 3CH 2OH Y 
o

Trang 19


xt ,t
CH 3CH 2OH  O2 
 CH 3COOH  Z   H 2O
o


CH 3COOH  C2 H 5OH 
 CH 3COOC2 H 5
H  ,t o

Câu 66. Đáp án C
CH  CH : chất này tạo kết tủa  AgC  CAg  chứ không phải là phản ứng tráng bạc.

HCHO(CH2O), HCOOH(CH2O2), OHCCHO(C2H2O2), CH3CHO(C2H4O), OH-CH2-CHO(C2H4O2).

Trang 20