Thuyết minh về Điện Biên chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử và thời đại; trong đó, bài học về ý chí, quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta còn nguyên giá trị.

Sau gần 08 năm trở lại xâm lược Việt Nam (1945 - 1953), thực dân Pháp không những không thực hiện được mục tiêu của chúng, mà còn bị sa lầy trước ý chí đấu tranh quật khởi của quân và dân ta. Trước tình thế bất lợi, chính phủ Pháp phải điều tướng Na-va (giỏi nhất nước Pháp lúc bấy giờ) sang Đông Dương với hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường; từ đó, buộc chính phủ Việt Nam phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. Khi sang Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm trận mạc “dạn dày”, Na-va vạch ra kế hoạch tác chiến được gọi là “Kế hoạch Na-va”. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở Đồng bằng Bắc Bộ nhằm giành lại sự chủ động chiến lược (lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn) xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Được sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục cho quân và dân ta nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp; tiến hành tổng động viên mọi lực lượng để phá tan Kế hoạch Na-va của chúng. Sau nhiều tháng nỗ lực chuẩn bị Chiến dịch và trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ngày 07-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết  thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri. Toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta đánh bại. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó, ý chí và quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và nhân dân ta nhân lên gấp bội, tạo thành sức mạnh có ý nghĩa quyết định.

Trước hết, đó là sự lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, bản lĩnh và trí tuệ sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Ngay từ những ngày đầu phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.

Trong trận quyết chiến chiến lược này, lòng yêu nước, khát vọng được sống trong độc lập, tự do, hòa bình của nhân dân ta đã tạo nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh của ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của quân và dân ta. Với vũ khí thô sơ và tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho chiến trường.

Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của quân và dân ta là nhân tố trực tiếp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiến công Điện Biên Phủ, chúng ta gặp nhiều khó khăn, cả tiềm lực quân sự, kinh tế, địa hình hiểm trở, xa hậu phương,… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã huy động được tối đa sức người, sức của, bao gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, với số lượng cao điểm có lúc lên đến hàng chục vạn người; được tổ chức, biên chế khá chặt chẽ, cùng với bộ đội đào giao thông hào, làm đường dã chiến trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ của vùng rừng núi Tây Bắc, lại luôn bị máy bay địch oanh tạc,… Với ý chí quyết chiến, quyết thắng; bằng trí thông minh, lòng quả cảm và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, trong khoảng thời gian hơn một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã hoàn thành một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ; mở hàng trăm tuyến hào, sửa đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ (dài 82 km), tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng và xe kéo pháo, đặc biệt là pháo hạng nặng (105mm) có thể triển khai vào trận địa an toàn và bí mật. Chính điều đó đã gây bất ngờ lớn cho Quân đội Pháp. Về lực lượng, Quân đội ta tuy quân số có đông hơn đối phương, nhưng kinh nghiệm đánh công kiên chưa nhiều, vũ khí kém hiện đại hơn địch,…

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn là bài học sâu sắc về ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta. Hiện nay, dù cho sự nghiệp cách mạng của nhân ta còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với  tinh thần và ý chí của quân và dân ta được hun đúc từ Điện Biên Phủ, công cuộc đổi mới của đất nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ mới.

Đây là bài thuyết minh về chiến thắng Điện Biên Phủ có mục đích lý giải nguyên nhân tạo nên chiến thắng.

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THÔNG TIN CÁ NHÂN</b>


Họ và tên: Phạm Thị Thanh NgaNgày sinh: 22/8/1985


Nghề nghiệp: Giáo viên


Đơn vị công tác: Trường THCS thị trấn Mường Ảng


Hộ khẩu thường trú: TDP 3 - TT Mường Ảng - Mường Ảng - Điện BiênSố điện thoại: 01239177377

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BÀI THUYẾT MINH </b>


<b>VỀ SỞ CHỈ HUY TẬP ĐOÀN CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ (HẦM ĐỜ CÁT)</b>


Đến với Điện Biên là đến với mảnh đất anh hùng lịch sử. Trong quá khứ, tạimảnh đất này dân tộc ta đã làm nên nhiều chiến thắng vĩ đại. Minh chứng hùng hồn làcác di tích lịch sử vẫn cịn hiện hữu được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế hàngngày hàng giờ đến tham quan, ôn lại truyền thống. Trong số rất nhiều di tích đó có lẽcác bạn khơng thể qn khi nhắc đến giây phút hào hùng mà quân đội ta đã làm nêntrong lịch sử đó là bắt sống tướng Đờ Cát tại Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện BiênPhủ (hầm Đờ Cát) và toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng, đánh dấu sự thấtbại của Pháp tại Điện Biên Phủ cũng như tại Việt Nam.


Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đồn cứ điểm mạnhnhất Đơng Dương. Lực lượng ở đây lúc cao nhất là 16200 quân, được bố trí làm 49cứ điểm, chia thành ba phân khu: Phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khuNam. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống binh, hỏa lực mạnh với những loại vũ khí,phương tiện chiến tranh hiện đại và hồn tồn có thể yểm trợ cho những cứ điểmkhác lúc cần. Bao quanh mỗi cụm cứ điểm là những hàng rào dây thép gai dày từhàng chục mét trở lên và chi chít những mìn với đủ hình thù, kích cỡ. Sở chỉ huy củađịch nằm ở khu trung tâm, là cơ quan đầu não của Thực dân Pháp, điều hành mọihoạt động chiến sự diễn ra tại lòng chảo Điện Biên Phủ, dưới sự chỉ huy của tướngĐờ Cát.


Về vị trí, hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát thuộc phường Mường Thanh - Thànhphố Điện Biên Phủ, cách đồi A1 khoảng hơn 1 km về hướng Tây Bắc và du khách dễdàng xác định được vị trí này khi đi từ hướng cầu Mường Thanh.


<b>Đường chỉ dẫn vào hầm Đờ Cát</b> <b>Hầm Đờ Cát nhìn từ ngồi vào</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khi trong trận cuối cùng của quân ta khi tiến thẳng vào căn hầm chỉ huy này, ta mớithấy đó là một cơng trình vững chắc, được ưu tiên hơn hẳn so với những căn cứ chỉhuy tại những cụm cứ điểm dã chiến. Đó là một căn hầm khá rộng rãi với nhiều lớp,tầng bảo vệ có thể chống đỡ các loại hỏa lực mạnh của đối phương. Vật liệu chủ yếucủa mái và tường là tấm thép, bao cát và ván gỗ. Những ván gỗ này là do lính Phápcướp bóc của dân ta để làm mái hầm, tường bao. Trên mái, tường hầm được làm bằngnhững vật liệu kiên cố. Nóc hầm được lợp những tấm ghi thép hình vịm, trên đượcxếp những bao cát và cây gỗ lớn, trần hầm bằng những thanh thép lá ghép vào nhau.Xung quanh phía ngồi của hầm được bảo vệ rất cẩn thận và chắc chắn bằng hệ thốngdây thép gai, xe tăng, bọc pháo và vũ khí hạng nặng ln trong tư thế sẵn sàng.


Tổng quan mái hầm hình vịm, có đường hào hành lang và thốt nước ra sơngNậm Rốm. Trước đây có một đường hào có mái che thơng sang lơ cốt đồi A1. Cănhầm có hai cửa phía trước và phía sau thơng nhau, một cửa chính quay hướng đông,một cửa sau quay hướng đông nam. Căn hầm có chiều dài 20m, chiều rộng 8m, sâukhoảng 2m, chia thành 4 ngăn, ở giữa là hành lang chạy dọc. Các bức tường đều đượcốp tấm gỗ và bao cát dày gần 1m. Hầm vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của tướng ĐờCát. Hiện nay trong hầm còn lưu giữ chiếc bàn sắt, nơi làm việc của tướng Đờ Cát vàcác tùy tùng.


<b>Nóc hầm hình mái vịm</b> <b>Cửa xuống hầm</b>


<b>Bức hình khắc họa hình ảnh tướng Đờ Cát </b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Khi đến trước hầm, phía trên miệng hầm dựng một bức hình bằng xi măngkhắc họa hình ảnh tướng Đờ Cát cầm ba toong cùng đoàn tùy tùng lầm lũi đầu hàngquân đội Việt Nam, quân đội ta hùng dũng đứng trên nóc hầm. Trên bức hình đó cịnghi lại thơng tin vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 tổ xung kích của ta do đồngchí Tạ Quốc Luật chỉ huy tiến vào bắt sống tướng Đờ Cát Tơ Ri cùng toàn thể bộtham mưu tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Tiếp đó là các bậc dẫn xuống hầm, vào trong hầm. Trong hầm có 4 ngăn, mỗingăn hầm là nơi làm việc của tướng và bộ phận chuyên môn giúp việc cho Đờ Cát.


<b>Các bậc dẫn xuống hầm</b> <b>Đường vào trong hầm</b>


<b>Các gian hầm có đường</b><b> thơng ở giữa</b>


Gian đầu tiên là nơi làm việc của Trung tá Charles Piroth, chỉ huy lực lượngpháo binh của Pháp tại Điện Biên Phủ được bổ sung thêm hỗ trợ cho tướng chỉ huyvà có vai trị hỗ trợ vơ cùng quan trọng cho Đờ Cát. Ơng có kinh nghiệm chun mơngiỏi pháo binh, chiến đấu rất tự tin và hênh hoang. Khi ngài bộ trưởng quốc phịnglên thăm có nói chuyện pháo binh, y nói rằng pháo binh ở Điện Biên rất mạnh, pháobộ Việt Minh không thể vào Điện Biên được. Nếu pháo binh vào được y sẽ lấy danhdự thề rằng sau 5 phút sẽ phá hỏng đợt tấn công của Việt Minh. Nhưng trong đợt tấncông thứ nhất ta đã làm chủ được chiến trường, chiếm được các căn cứ của địch tạicứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập. Lúc bấy giờ ông rất bất ngờ và không hiểu tạisao pháo binh của ta lại nhiều và mạnh như vậy. Vì xấu hổ với những lời nói hnhhoang của mình và sợ cấp trên khiển khách nên trung tá Piroth đã tự sát vào ngày15/3/1954.


Gian thứ hai là nơi làm việc của cơ quan yểm trợ không lực do thiếu tá GhêLanh chỉ huy. Trước khi lên Điện Biên Phủ, ơng có hứa với Cơ Nhi và Na Va rằng cứmỗi ngày sẽ cho từ 200 đến 300 chuyến bay chở lương thực để tiếp tế cho lòng chảoĐiện Biên Phủ.

</div>

<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

dấu. Ngồi ra cịn được treo các bảng biểu như thống kê quân trang quân dụng khôngquân Pháp chuyển đến Điện Biên Phủ, thống kê tổn thất của Pháp ở Điện Biên Phủ,bản đồ diễn biến chiến sự năm 1954. Ngăn hầm làm việc của De Castries gần chínhgiữ căn hầm, khá tiện nghi với nhiều đồ dùng làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Khiquân ta tiến vào căn hầm này, hầu như mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn ngoại trừ một sốgiấy tờ, mật lệnh quan trọng đang được chủ nhân của nó tiêu hủy. Đờ Cát họ tên đầyđủ là Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries là một chỉ huy người Pháp tạitrận Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Việt Nam, tên của tướng Christian de Castriesthường được viết là tướng Đờ Cát, hay Đờ Ca-xtơ-ri. Ông xuất thân từ một gia đìnhdanh giá ở Pháp theo binh nghiệp, và nhập ngũ khi mới 19 tuổi. Trong khoảng thờigian tham gia qn đội, có thời gian nghiệp binh của ơng bị gián đoạn vì theo đuổimơn thể thao đua ngựa. Sau khi tái gia nhập quân ngũ, ông đã được phong đến hàmđại tá. Cuối năm 1953, ông được giao nhiệm vụ phòng thủ ở Điện Biên Phủ với chứcvụ chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm. Đến ngày 7/5/1954, ông đã bị bắt sống ngay tạihầm chỉ huy, và làm tù binh trong 4 tháng. Năm 1959, ông rời quân ngũ và qua đờitại Pháp vào năm 1991.


<b>Bàn ghế làm việc bằng sắt tại phòng tướng Đờ Cát</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Gian hầm thứ tư, bên trái là phòng làm việc của thơng tin, bên trái là phịnglàm việc của cô thư ký. Cô thư ký trẻ người Pháp được Đờ Cát lựa chọn lên ĐiệnBiên Phủ làm công việc ghi chép. Trong trận mở màn của ta ngày 13/3/1954 tấn côngvào căn cứ Him Lam, quân Pháp thua trận. Với tinh thần nhân đạo, ta gọi điện chobên Pháp đến chở thương binh về. Trong chuyến chở thương binh về Hà Nội đó, dolo đến tính mạng của cô thư ký nên Đờ Cát quyết định cho cô cùng về Hà Nội.


Với sự tự tin của mình, quân Pháp cho rằng chúng sẽ nhanh chóng chiếm đượcĐiện Biên Phủ, thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Na Va vànhiều nhà quân sự Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”.Chính vì vậy chúng cho rằng qn đội ta khơng thể chiếm được các pháo đài củachúng. Thật bất ngờ, chúng khơng thể tin nổi rằng với địa hình đồi núi hiểm trở củamiền núi tây bắc, bộ đội ta lại có thể kéo pháo từ miền xi lên chiến trường ĐiệnBiên Phủ. Sự chuẩn bị về mọi mặt của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho cuộc chiếnnày không nằm trong bất cứ tính tốn nào của các cấp chỉ huy Pháp. Một khối lượngkhổng lồ lương thực, thuốc men, đạn dược, vũ khí … được vận chuyển ra mặt trận.Sự phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với phương châm “tíchcực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng” cũng được ápdụng với quyết tâm cao nhất là giành chiến thắng trong trận quyết chiến này. Ta cũngcó những lợi thế và đã biến những lợi thế đó thành sức mạnh, sẵn sàng đối đầu vớiPháp.


Thực tế đã cho thấy, diễn tiến tình hình của cả hai bên khơng nằm trong mongđợi của De Castries. Sự chuẩn bị về mọi mặt của Quân đội Nhân dân Việt Nam chocuộc chiến này khơng nằm trong bất cứ tính tốn nào của các cấp chỉ huy Pháp. Mộtkhối lượng khổng lồ lương thực, thuốc men, đạn dược, vũ khí … được vận chuyển ramặt trận. Sự phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với phương ánđánh chắc thắng cũng được áp dụng với quyết tâm cao nhất là giành chiến thắngtrong trận quyết chiến này. Ta cũng có những lợi thế và đã biến những lợi thế đóthành sức mạnh, sẵn sàng đối đầu với Pháp. Khi đã sẵn sàng về thế và lực, đầu tháng12 năm 1953, Bộ Chính trị trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện BiênPhủ. Trận mở màn quân ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Đợt 2quân ta tấn công tiêu diệt các căn cứ phía đơng phân khu Trung tâm. Đợt 3 qn tađồng loạt tấn cơng tiêu diệt các căn cứ cịn lại phân khu Trung tâm và phân khu Nam.Trước sự tấn công như vũ bão của quân đội ta, Bộ chỉ huy giặc quá bất ngờ vàchoáng váng. Điều này không chỉ gây hoang mang tinh thần đối với binh sĩ Pháp màngay cả với chính De Castries. Những tài liệu sau này có ghi lại, từ sau đợt tấn côngđầu tiên, De Castries thường xuyên ở trong hầm và ít ra ngoài hơn.

</div>

<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bạicủa thực dân Pháp ở Điện Biên và Việt Nam, tạo đà cho ta đi đến thắng lợi về chínhtrị đó là việc Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương,miền Bắc nước ta thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.


<i><b>Một số hình ảnh ghi lại giờ phút quân đội ta bắt sống tướng Đờ Cát và Bộ tham mưu địch</b></i>Tại hầm Đờ Cát, còn diễn ra một đám cưới có một khơng hai chỉ vài ngày saukhi tên tướng bại trận bị bắt. Đó là tiệc cưới của chú rể chính là Cao Văn Khánh, Đạiđồn phó Đại đồn 308 sau này trở thành Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởngQn đội Nhân dân Việt Nam; cịn cơ dâu là Nguyễn Thị Ngọc Toản, là y tá mặt trận,sau này trở thành Đại tá, bác sỹ sản phụ khoa đầu ngành của nước ta.


Hiện nay khu di tích hầm Đờ Cát đã được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn đảm bảocấu trúc cơ bản và sự sắp xếp như ban đầu, mái hầm vẫn còn nguyên bản. Và đặc biệtđể bảo vệ khu di tích đã có một cơng trình mái che hiện vật ngồi trời được làm ở nơiđây.

</div>

<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Di tích hầm Đờ Cát cùng với các khu di tích lịch sử của Điện Biên là điểm đếntham quan du lịch, tìm hiểu của du khách trong và ngồi nước. Di tích hầm Đờ Cátmãi là minh chứng cho tinh thần chiến đấu kiên cường anh dũng và sức mạnh đoànkết của dân tộc ta. Biết bao hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đã đổ xuống để cóđược cuộc Điện Biên tươi đẹp như ngày hôm nay. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gópthêm trang sử chói lọi của dân tộc ta và khẳng định thêm chân lý sức mạnh đoàn kếtdân tộc có thể đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Là người con của mảnh đất ĐiệnBiên anh hùng, tơi có quyền tự hào về điều đó!


Mường Ảng, ngày 12 tháng 11 năm 2016


<b> Người viết</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Mạng thông tin xã hội.

</div><!--links-->