Tinh thể của một chất được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lý giống nhau

Câu hỏi: So sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Lời giải:

Chất rắn kết tinh

Chất rắn vô định hình

- Có cấu trúc tinh thể

- Có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Gồm: chất rắn đơn tinh thể: có tính dị hướng.

Chất rắn đa tinh thể: có tính đẳng hướng.

- Không có cấu trúc tinh thể

- Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Có tính đẳng hướng

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan nhé!!!

1.Chất rắn kết tinh

Có dạng hình học, có cấu trúc tinh thể.

a) Cấu trúc tinh thể

Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

b) Các đặc tính của chất rắn kết tinh

- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.

  • Ví dụ: nước đá là 00C, thiếc ở 2320C, sắt ở 15300C...

- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

  • Chất rắn đơn tinh thể được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng.
  • Chất rắn đa tinh thể cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng.

c) Ứng dụng của các chất rắn kết tinh

- Các đơn tinh thể silic và gemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn.

- Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài, đồ trang sức...

Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau (luyện kim, điện tử, đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng...)

2. Chất rắn vô định hình.

- Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể , do đó chúng không có dạng hình học xác định.

- Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.

- Lưu ý : Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.

- Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau, do có nhiều đặc tính rất quý ( dễ tạo hình, không bị gỉ… )

3. Bài tập

Câu 1:Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?

Lời giải

Kim cương và than chì được cấu tạo bởi cùng một loại hạt từ cacbon nhưng vì chúng có cấu trúc tinh thể khác nhau nên tính chất của chúng rất khác nhau.

Ví dụ: than chì mềm và dẫn điện, còn kim cương rất rắn và cách điện.

Câu 2:Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải

Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

⇒ Đáp án D đúng.

Câu 3:Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là

A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

B. có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. tính dị hướng.

D. có cấu trúc tinh thể.

Lời giải

Chọn C.

Các vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng (độ bền, độ nở dài, độ dẫn nhiệt,...) thay đổi theo các hướng khác nhau.

Còn các vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng theo mọi hướng đều giống nhau.

Câu 4:Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Hạt muối.

B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.

C. Viên kim cương.

D. Miếng thạch anh.

Lời giải

Chọn B

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.

Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?

A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.

C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng

D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau

I. Chất rắn kết tinh.

1. Cấu trúc tinh thể.

Tinh thể được cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học xác định, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể).

2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh.

a) Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định.

Các chất rắn cấu tạo từ cùng nột loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất của chúng rất khác nhau.

b) Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

Chất đơn tinh thể đươc cấu tạo từ một tinh thể lớn hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự xác định tuần hoàn trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

Chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗ độn với nhau. Chất da tinh thể có tính đẳng hướng.

II. Chất vô định hình

Chất vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Sơ đồ tư duy về chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình

Tinh thể của một chất được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lý giống nhau
 

Tinh thể là những vật thể cấu tạo bởi các nguyên tử, ion, hoặc phân tử có ảnh hưởng nhiễu xạ chủ yếu là gián đoạn.

Tinh thể của một chất được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lý giống nhau

Tinh thể bismuth được tổng hợp nhân tạo.

Ví dụ: muối ăn, đường, tuyết và một số kim loại là các vật liệu ở dạng tinh thể. Cấu trúc tinh thể là cấu trúc có tính tuần hoàn, gọi là cấu trúc trật tự kéo dài. Cấu trúc và tính chất vật lý của các tinh thể có thể không đối xứng theo các hướng trong không gian.

Các vật thể rắn trong thiên nhiên hầu hết đều có cấu trúc tinh thể. Thể khí, thể lỏng và các vật chất phi tinh thể (như chất rắn vô định hình) trong một số điều kiện thích hợp cũng có thể chuyển biến thành tinh thể (ví dụ tinh thể lỏng).

Tinh thể hình thành nhờ quá trình kết tinh.

  • Đồng chất: các vị trí khác nhau trong tinh thể có tính chất vật lý và hóa học giống nhau;
  • Dị hướng: các phương hướng khác nhau có tính chất vật lý và hóa học khác nhau;
  • Có thể tự hình thành lên các thể đa diện;
  • Có nhiệt độ nóng chảy xác định;
  • Có tính đối xứng;
  • Gây ra hiệu ứng nhiễu xạ đối với tia X và chùm tia điện tử.

Người ta phân chia các mạng tinh thể thành 7 kiểu cơ bản, gọi là mạng Bravais, trong mỗi kiểu cơ bản có nhiều kiểu cụ thể khác nhau, theo liệt kê ở bảng dưới đây

Các hệ tinh thể Các mạng Bravais
Tam tà (Ba nghiêng) P
 
Đơn tà (Đơn nghiêng) P C
   
Trực thoi(Trực thoi) P C I F
       
Bốn phương P I
   
Mặt thoi (Ba phương)
(Rhombohedral hay trigonal)
P
 
Lục phương P
 
Lập phương
P I F
     

Sự kết tinh là một quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo, sau quá trình này sẽ hình thành các tinh thể rắn kết tủa từ dung dịch. Kết tinh cũng là một kỹ thuật tách chất lỏng hóa chất rắn, trong đó sẽ xảy ra quá trình chuyển đổi chất tan trong dung dịch lỏng vào trong pha rắn mà ở đó tinh thể hình thành ở dạng tinh sạch nhất.

Sự kết tinh trải qua hai giai đoạn chính, hình thành mầm tinh thể và sự phát triển của mạng tinh thể.

Tạo mầm là bước mà các phân tử chất tan phân tán trong dung môi bắt đầu tập hợp thành cụm.

  • Chất rắn vô định hình
  • Tinh thể lỏng
  • Tinh thể rắn
  • Mạng tinh thể

  1. ^ Kittel C. ((ngày 12 tháng 7 năm 1995)). Introduction to Solid State Physics. Wiley; 7 edition. ISBN 978-0471111818. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tinh_thể&oldid=68794421”