Toán lớp 4 trang 151 Luyện tập Tiết 3

Bạn đang xem: Top 20+ Toán Lớp 4 Trang 151 Trên

Thông tin và kiến thức về chủ đề toán lớp 4 trang 151 trên hay nhất do Truyền hình cáp sông thu chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Trang Chủ Lớp 4 Bài tập SGK lớp 4

Bài tập 1,2,3,4 trang 151 Toán 4: Luyện tập (tiếp theo)

Luyện tập tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó – giải bài 1, 2, 3, 4 trang 151 SGK Toán 4

1. Hiệu của hai số là 30. Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai. Tìm hai số đó

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

Toán lớp 4 trang 151 Luyện tập Tiết 3

3 – 1 = 2( phần)

Số thứ hai là:

30 : 2 = 15

Số thứ nhất là:

15 x 3 – 45


Bài 2. Số thứ hai hơn số thứ nhất là 60. Nếu số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai. Tìm hai số đó.

Toán lớp 4 trang 151 Luyện tập Tiết 3

Ta có số thứ hai gấp 5 lần số thứ nhất.

Advertisements (Quảng cáo)

Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:

5 – 1 = 4 (phần)

Số  thứ nhất là:

60 : 4 = 15

Số thứ hai là:

15 x 5 = 75


Bài 3. Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540kg. Tính số gạo mỗi loại, biết rằng số gạo nếp bằng 1/4 số gạo tẻ.

Hướng dẫn: các bước sau :

Vẽ sơ đồ.

Tìm hiệu số phần bằng nhau.

Tìm số gạo mỗi loại.

Ta có sơ đồ :(Học sinh tự vẽ sơ đồ như các bài đã học)

Hiệu số phần bằng nhau là :

4-1=3 (phần)

Số gạo nếp là :

540:3=180(kg)

Số gạo tẻ là : 540+180=720(kg)

Đáp số: Gạo nếp : 180kg ; gạo tẻ : 720kg


Bài 4. Nêu bài toán rồi giải theo sơ đồ sau :

Có thể đặt đề toán như sau : “ Số cây cam bằng 1/6 số cây dứa. Tính số cây mỗi loại biết số cây cam ít hơn số cây dứa là 170 cây”.

1. Vẽ sơ đồ: Coi số thứ hai (vai trò là số bé) gồm \(1\) phần thì số thứ nhất (vai trò là số lớn) gồm \(3\) phần như thế.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

\(3 - 1 = 2\) (phần)

Số thứ hai là:

 \(30 : 2 × 1= 15 \)

Số thứ nhất là:

\(15 × 3 = 45\)

               Đáp số: Số thứ nhất: \(45\); 

                          Số thứ hai: \(15\).


Bài 2

Số thứ hai hơn số thứ nhất là \(60\). Nếu số thứ nhất gấp lên \(5\) lần thì được số thứ hai. Tìm hai số đó.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: Số thứ nhất gấp lên \(5\) lần thì được số thứ hai nên số thứ hai gấp \(5\) lần số thứ nhất. Coi số thứ nhất (vai trò là số bé) gồm \(1\) phần thì số thứ hai (vai trò là số lớn) gồm \(5\) phần như thế.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Số thứ nhất gấp lên \(5\) lần thì được số thứ hai nên số thứ hai gấp \(5\) lần số thứ nhất, hay số thứ nhất bằng \(\dfrac{1}{5}\) số thứ hai.

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:

\(5 - 1 = 4\) (phần)

Số thứ nhất là:

\(60 : 4 × 1= 15\)

Số thứ hai là:

\(15 × 5 = 75\) 

          Đáp số: Số thứ nhất: \(15\);

                      Số thứ hai: \(75\).


Bài 3

Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là \(540kg\). Tính số gạo mỗi loại, biết rằng số gaọ nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: Coi số gạo nếp (vai trò là số bé) gồm \(1\) phần thì số gạo nếp (vai trò là số lớn) gồm \(4\) phần như thế.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

\(4 - 1 = 3\) (phần)

Số gạo nếp là:

\(540 : 3 × 1 = 180\;(kg)\)

Số gạo tẻ là:

\(180 + 540 = 720\;(kg)\) 

            Đáp số: Gạo nếp: \(180 kg\);

                         Gạo tẻ: \(720 kg\).


Bài 4

Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

- Quan sát sơ đồ tìm tỉ số và hiệu của hai số, sau đó nêu bài toán thích hợp.

- Giải bài toán:

1. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

2. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

4. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 2 và bước 3 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải chi tiết:

Có thể nêu bài toán như sau:

Trong vườn có số cây cam bằng \(\dfrac{1}{6}\) số cây dứa, biết số cây dứa nhiều hơn số cây cam là 170 cây. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây cam? Bao nhiêu cây dứa?