Triệu chứng quan trọng và sớm nhất khi bị bong gân là gì

  • Đánh giá mạch và thần kinh

  • Nhìn xem có biến dạng, sưng tấy, bầm tím, vết thương hở, và giảm vận động hoặc cử động bất thường

  • Sờ xem có điểm đau, tiếng lép bép, và tổn thương xương hoặc gân

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng tổn thương

  • Sau khi gãy xương và trật khớp được loại trừ (bằng thăm khám lâm sàng hoặc bằng chẩn đoán hình ảnh), test kiểm tra các khớp bị ảnh hưởng xem có đau và mất vững không

Nếu co cơ và đau làm hạn chế thăm khám thực thể (đặc biệt là các nghiệm pháp thăm khám), thăm khám sẽ dễ dàng hơn sau khi bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Hoặc vùng tổn thương có thể được bất động cho đến khi bớt co cơ và giảm đau, thường là sau vài ngày, và sau đó bệnh nhân được kiểm tra lại.

Biến dạng gợi ý đến trật khớp, bán trật (di lệch một phần trong số các xương tạo lên khớp), hoặc gãy xương.

Sưng thường là dấu hiệu tổn thương hệ vận động nhưng có thể cần vài giờ để tiến triển. Nếu sưng không xuất hiện trong thời gian này, không nghĩ đến có đứt dây chằng.

Ấn đau đi kèm với gần như tất cả các tổn thương, và đối với nhiều bệnh nhân, chạm vào bất cứ nơi nào xung quanh vùng tổn thương đều gây khó chịu. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể mức độ ấn đau ở một vùng khu trú (điểm đau) gợi ý đến bong gân (hoặc gãy xương). Ấn đau tại chỗ bám dây chằng và cảm giác đau khi khớp bị ảnh hưởng cho thấy có tổn thương. Với rách gân hoặc cơ hoàn toàn, một vùng khuyết có thể sờ thấy rõ nơi cấu trúc bị ảnh hưởng.

Mất vững khớp nhiều gợi ý đến đứt dây chằng rất nặng (hoặc trật khớp, cái có thể tự thuyên giảm).

Các kết quả có thể giúp phân biệt đứt dây chằng độ 2 và độ 3:

  • Đứt dây chằng độ 2: Đau khi tiến hành nghiệm pháp, và vận động của khớp bị giới hạn.

  • Đứt dây chằng độ 3: Ít đau đớn hơn khi tiến hành nghiệm pháp bởi vì dây chằng đã bị rách hoàn toàn và không còn được kéo căng, tầm vận động khớp tăng rõ rệt.

Nếu cơ còn co nhiều dù đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê, nên khám lại vài ngày sau đó, khi bớt co cơ.

  • Test áp lực có thể ít gây đau hơn với bong gân độ 3 so với bong gân độ 2.

Một số trường hợp đứt gân bán phần ban đầu khó phát hiện trên lâm sàng vì chức năng không thay đổi. Bất kỳ dấu hiệu nào sau đây đều gợi ý đến đứt gân bán phần:

  • Đau khi vận động theo tầm vận động của khớp

Đứt gân bán phần có thể tiến triển thành đứt gân hoàn toàn nếu bệnh nhân tiếp tục vận động vùng bị thương. Nếu cơ chế chấn thương hoặc thăm khám cho thấy tổn thương gân bán phần hoặc nếu thăm khám không xác định được thì cần dùng nẹp để bất động và không gây tổn thương thêm. Bước đánh giá tiếp, đôi khi cần chụp MRI, để đánh giá phạm vi, mức độ tổn thương.

Triệu chứng quan trọng và sớm nhất khi bị bong gân là gì

Nếu khám thực thể thấy bình thường ở một khớp mà bệnh nhân có xác định là đau, nguyên nhân có thể biểu hiện là đau. Chẳng hạn, những bệnh nhân bị chấn thương khớp ức đòn có thể cảm thấy đau ở vai. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng nên luôn luôn khám các khớp ở trên và dưới nơi tổn thương.

X-quang sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây đau là do gãy xương hoặc các chấn thương xương khác. Nếu không có xương gãy, bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ nghiêm trọng của bong gân dựa trên mức độ sưng, đau và bầm tím.

Hiếm khi, chụp cộng hưởng từ MRI được chỉ định, trừ khi có nghi ngờ dây chằng bị chấn thương nặng, tổn thương sụn hoặc xương của bề mặt khớp, có mảnh xương nhỏ bị vỡ ra trong chấn thương. Muốn thực hiện MRI thường phải đợi hết sưng và bầm tím. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể được thực hiện nhằm giúp xác định mức độ tổn thương của dây chằng.

Điều trị bong gân hiệu quả

Điều trị ban đầu cho bong gân chính là phương pháp RICE, có thể chữa khỏi những trường hợp bong gân nhẹ.

  • Nghỉ ngơi (Rest). Tránh các hoạt động gây đau, sưng hoặc khó chịu, nhưng bạn vẫn nên vận động nhẹ nhàng.
  • Chườm đá (Ice). Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn cần phải chườm đá khu vực tổn thương để giảm sưng. Sử dụng túi nước đá hoặc khăn bọc đá lạnh và chườm trong 15-20 phút mỗi lần. Lặp lại sau mỗi 2-3 giờ trong vài ngày đầu sau chấn thương.
  • Băng gạc (Compression). Để giúp giảm sưng, băng vùng tổn thương bằng băng thun cho đến khi hết sưng. Đừng quấn quá chặt vì có thể cản trở máu lưu thông. Bạn có thể nới lỏng băng nếu cơn đau tăng lên, tình trạng tê hoặc sưng xảy ra bên dưới khu vực được quấn.
  • Nâng cao. Kê cao khu vực bị thương trên mức tim, đặc biệt là vào ban đêm, để giúp giảm sưng.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và paracetamol cũng là một cách chữa bong gân.

Sau hai ngày đầu, bạn hãy vận động vùng bị thương nhẹ nhàng và sẽ thấy khớp cải thiện dần dần, có thể chịu được trọng lượng hoặc di chuyển mà không bị đau. Phục hồi từ bong gân có thể mất vài ngày đến vài tháng.

Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn tối đa hóa sự ổn định và sức mạnh của khớp hoặc chi bị tổn thương. Bác sĩ có thể đề nghị bạn cố định khu vực bằng nẹp.

Đối với một số chấn thương, chẳng hạn như rách dây chằng, hoặc chấn thương không đáp ứng với những phương pháp kể trên, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Phẫu thuật bao gồm:

  • Nội soi khớp: sử dụng thiết bị đặc biệt đưa vào khớp thông qua một vết rạch nhỏ để loại bỏ bất kỳ mảnh xương hoặc sụn lỏng lẻo hay các phần dây chằng bị mắc vào khớp.
  • Sửa chữa dây chằng: bác sĩ sẽ sửa chữa dây chằng bị rách bằng chỉ khâu hoặc thay thế dây chằng tổn thương bằng một dây chằng từ vị trí khác.

Sau phẫu thuật bong gân, người bệnh cần được bất động để dây chằng lành lại, sau đó cần vật lý trị liệu nhằm phục hồi khả năng vận động.

Phòng ngừa

Phòng ngừa bong gân bằng cách nào?

Triệu chứng quan trọng và sớm nhất khi bị bong gân là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha và Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bong gân và căng cơ có các triệu chứng gần giống nhau nên người bệnh rất hay nhầm lẫn. Vậy phân biệt chúng như thế nào và các phương pháp sơ cứu bong gân, căng cơ như thế nào?

  • Bong gân là tình trạng các dây chằng - mô khớp nối hai hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương. Khi bị bong gân, một hoặc nhiều dây chằng sẽ bị dãn hoặc bị rách. Bong gân thường gặp nhất ở cổ chân, thỉnh thoảng gặp ở cổ tay.
  • Căng cơ là tình trạng các cơ căng giãn vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp nhất là cổ tay, cổ chân, thắt lưng, cổ, cơ bụng chân và cơ đùi.

  • Triệu chứng bong gân thường gặp là: Đau, sưng, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân. Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc rất nặng.
  • Triệu chứng căng cơ thường gặp là: Đau, cơ bị co thắt, yếu, sưng, khó cử động, chuột rút. Nếu căng cơ mức độ nặng tức cơ hoặc gân bị đứt hoàn toàn thì người bệnh sẽ rất đau và không cử động được.

Triệu chứng quan trọng và sớm nhất khi bị bong gân là gì

Bong gân và căng cơ khác nhau như thế nào?

Khi bị bong gân và căng cơ, người bệnh cần dừng cử động và thực hiện các cách sơ cứu sau trong vòng 48 giờ:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế hoàn toàn các cử động để vùng bị thương nghỉ ngơi đến khi giảm đau.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng bị thương ngay lập tức, thực hiện 4 - 8 lần/ngày và khoảng 10 - 15 phút/lần. Cách này sẽ giúp giảm sưng. Sau khoảng 2 ngày chườm lạnh thì chuyển sang ngâm nước ấm.
  • Cố định khớp: Sử dụng loại băng vải có độ đàn hồi cao băng vùng bị bong gân và căng cơ khoảng 2 ngày, lưu ý không nên băng quá chặt. Cách này giúp giảm sưng.
  • Nâng cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị thương so với tim để làm giảm tình trạng sưng phù.

Triệu chứng quan trọng và sớm nhất khi bị bong gân là gì

Cách sơ cứu khi bị bong gân và căng cơ

Khi bị bong gân và căng cơ với các dấu hiệu sau, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế hoặc gọi bác sĩ:

  • Cảm thấy đau nhiều khi cử động hoặc chạm vào vùng bị thương.
  • Chỗ bị thương bị bầm tím với mức độ tăng dần.
  • Cảm thấy tê vùng bị chấn thương.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng chỗ bị bong gân và căng cơ.
  • Phần xương, khớp bị thương có hiện tượng biến dạng hoặc cong.
  • Gặp vấn đề khi khuân vác vật nặng và kéo dài tình trạng.

Bong gân và căng cơ là những chấn thương thường gặp. Điểm khác biệt giữa bong gân và căng cơ đó là bong gân khiến vùng bị thương bầm tím. Khi gặp phải một trong hai tình trạng này, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh nhân bị bong gân, căng cơ hay gặp các vấn đề về sức khỏe có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng khớp gối và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: