Tượng nhân sư ở đâu

Tượng Nhân sư nằm ở Giza, Ai Cập. Tượng Nhân sư nằm ở bờ Tây của Sông Nile trên Cao nguyên Giza. Đây là bức tượng bằng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới và cao hơn 60 feet, dài 241 feet và rộng 63 feet.

Nhân sư là một sinh vật thần thoại có cơ thể của sư tử nhưng đầu của con người. Khuôn mặt của tượng Nhân sư được cho là khắc họa pharaoh Ai Cập, Khafra. Tượng Nhân sư đã hàng nghìn năm tuổi, nhưng vẫn còn một số tranh cãi về độ tuổi chính xác của nó. Mũi của tượng Nhân sư đã bị một người Hồi giáo Sufi loại bỏ vào năm 1378, và phần mặt của tượng nhân sư bị tổn thương thêm vào khoảng năm 1800 khi người Pháp chiếm đóng khu vực này và sử dụng tượng Nhân sư để luyện đại bác.

Ai Cập nổi tiếng và thu hút du khách không chỉ bởi các kim tự tháp mà còn ở các công trình nhuốm màu thần thoại. Một trong số đó là bức tượng nhân sư lớn The Great Sphinx ở Giza.

Theo các nhà khoa học, đây là một trong những bức tượng lớn và cổ xưa nhất trên thế giới. Tượng được tạc với hình dáng đầu người, thân sư tử, nằm trong tư thế phủ phục ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile. Khuôn mặt của tượng được cho là khắc họa chân dung của Khafra - vị Pharaoh huyền thoại của đất nước Ai Cập. Có nhiều tài liệu cho rằng thời điểm xây dựng tượng nhân sư là vào giai đoạn 2558-2532 trước Công nguyên. Đây cũng là quãng thời gian Pharaoh Khafra cai trị.

Tượng nhân sư ở đâu

Tượng nhân sư lớn ở Giza là một trong những điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách ở Ai Cập. Ảnh: Wiki.

Tuy nhiên vào năm 2004, Vassil Dobrev - nhà Ai Cập học người Pháp tuyên bố đã tìm ra bằng chứng mới cho thấy Đại Nhân sư là do Pharaoh Djedefra - anh trai của Pharaoh Khafra xây dựng, để tưởng nhớ vua cha Khufu.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến tượng nhân sư, nhưng nổi tiếng nhất là câu chuyện về vị hoàng tử Ai Cập tên là Thutmose. Vì được cha yêu mến nên Thutmose trở thành cái gai trong mắt những người anh chị em mình. Một số thậm chí còn âm mưu giết chết hoàng tử.

Để được bình yên, Thutmose bắt đầu cuộc sống xa nhà. Ông dành phần lớn thời gian trên sa mạc, và được dân gian nhớ đến là một người mạnh mẽ, rất thích đi săn và bắn cung. Trong chuyến đi săn định mệnh, Thutmose tới trước tượng Sphinx (tượng nhân sư lớn) và cầu nguyện. Một trong những lời hứa mà vị hoàng tử dành cho nhân sư chính là nếu trở thành Pharaoh tiếp theo, ông sẽ giải thoát bức tượng khỏi sự chôn vùi của bão cát (tại thời điểm Thutmose gặp bức tượng, Sphinx bị cát vùi lấp đến vai).

Vị hoàng tử lưu lạc sau này trở thành người cai trị tiếp theo của Ai Cập đã thực hiện lời hứa với tượng nhân sư. Ông cho tiến hành một cuộc khai quật có quy mô lớn, và dần dần đào được 2 chân của nhân sư. Ông đặt giữa chúng một tấm bia làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi Tấm bia Giấc mơ.

Bên cạnh đó, tượng nhân sư còn nổi tiếng với những câu đố bí ẩn, mà du khách vẫn quen với tên gọi Câu đố của nhân sư.

Nếu nhân sư theo quan điểm của người Ai Cập là con thú đầu người mình sư tử thì trong thần thoại Hy Lạp, đây là loại linh vật có thân sư tử, đầu người và đôi cánh của loài chim. Nhân sư nổi tiếng nhất ở Hy Lạp là con từng gác cửa vào thành phố Thebes. Nó thường đưa ra những câu hỏi bí hiểm cho những ai muốn vào thành. Một trong những câu đố nổi tiếng nhất của nhân sư chính là: "Sinh vật nào đi bằng 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi trưa và 3 chân vào buổi chiều, và khi nó càng đi bằng nhiều chân thì nó càng yếu".

Tượng nhân sư ở đâu

Nhân sư trong truyền thuyết của Hy Lạp: đầu người phụ nữ, thân sư tử, đuôi rắn và cánh đại bàng. Ảnh: Wiki.

Nếu người bị hỏi không trả lời được, nhân sư sẽ bóp cổ họ. Oedipus là người đã giải được câu đố hiểm hóc này, khi đưa ra đáp án là Con người - bò bằng 4 chân khi còn trẻ con, đi bằng 2 chân khi trưởng thành và chống gậy khi đã già.

Một câu đố khác của nhân sư, nhưng ít được nhắc đến hơn là "Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này". Câu trả lời chính là ngày và đêm - hai từ trong tiếng Hy Lạp đều là giống cái.

Truyền thuyết kể tiếp rằng bị giải đố, Nhân sự xấu hổ vì thua đã tự lao mình xuống thềm đá và chết. Một phiên bản khác nói rằng nó tự ăn thịt mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Oedipus chính là đại diện cho sự chuyển tiếp của tôn giáo cũ (nhân sư đã chết) và sự trỗi dậy của cái mới, các vị thần Olympia.

Đường đến Giza:

Giza là thành phố lớn thứ 3 ở Ai Cập, nằm ở bờ tây của sông Nile, cách phía tây nam của trung tâm Cairo khoảng 20 km.

Du khách từ Việt Nam tới Giza có thể đáp máy bay tới sân bay quốc tế Cairo. Sân bay cách thủ đô Ai Cập khoảng 15 km nên khá thuận tiện cho việc di chuyển vào thành phố.

Hiện chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam tới Cairo, do đó bạn phải quá cảnh tại một số địa điểm. Giá vé một chiều từ Việt Nam tới Cairo dao động từ 420 đến hơn 700 USD, tùy từng hãng.

Anh Minh (theo Lits)

Tượng Nhân sư khổng lồ ở Giza, còn được biết đến với tên gọi tượng Nhân sư, là một bức tượng làm bằng đá vôi dưới hình dạng của một con nhân sư (một sinh vật trong truyền thuyết với thân sư tử và đầu người) trong tư thế nằm. Tượng thuộc khu quần thể Giza, nằm trên tả ngạn sông Nile tại Giza, Ai Cập.

Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, với chiều dài 73,5 mét (241 ft) và chiều cao 20,22 m (66,34 ft). Đây cũng và là một trong những bức điêu khắc nguyên khối lâu đời nhất. Bức tượng được cho là được xây dựng bởi người Ai Cập cổ đại trong Triều đại do Pharaon Khafra trị vì (2558–2532 trước công nguyên). Mặc dù Tượng Nhân sư là bức tượng vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới, những thông tin cơ bản như thời điểm và người xây dựng vẫn đang được đưa ra tranh cãi. Tên thường gọi Tượng Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2000 năm sau thời điểm xây dựng do những điểm tương đồng với sinh vật trong thần thoại Hy Lạp.

Sau khi khu lăng mộ Giza bị bỏ hoang, tượng Nhân sư dần bị cát vùi lấp đến tận phần vai. Công cuộc khai quật đầu tiên được ghi lại là vào khoảng năm 1400 trước công nguyên, khi vị vua trẻ Thutmose IV (1401–1391, hoặc 1397–1388 trước công nguyên), sau nhiều cố gắng đã tìm cách đào ra hai chân trước. Ông đặt giữa hai chân một tấm bia được biết đến với tên gọi Tấm bia Giấc mơ. Sau đó, Ramesses II (1279–1213 trước công nguyên) được cho là đã thực hiện một cuộc khai quật thứ hai. Năm 1817, cuộc khai quật mang tính khảo cổ học đầu tiên, giám sát bới thuyền trưởng Giovanni Battista Caviglia, đã giải phóng toàn bộ phần ngực của bức tượng. Công cuộc khai quật tượng Nhân sư được hoàn thành trong khoảng từ năm 1925 đến năm 1936 do Émile Baraize chỉ đạo. Năm 1931 các kỹ sư của chính phủ Ai Cập đã sửa lại phần đầu bức tượng bởi một số phần của mũ đội đầu đã bị rơi ra vào năm 1926 do xói mòn cắt sâu vào phần cổ.[32]

Đánh giá bài viết


2 đánh giá, điểm trung bình 4.5
Bạn đã đánh giá bài viết này.

Tượng nhân sư tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ

Trong tiếng Hy Lạp thì “Nhân sư” có nghĩa là “Người bóp cổ”, vì vậy trong quan niệm của họ, nhân sư đại diện cho thế lực nguy hiểm, độc ác. Trái với quan điểm của người Hy Lạp, hình tượng nhân sư của người Ai Cập có phần đầu là nam giới, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, thường được đặt tại lối vào của các đền thờ, kim tự tháp như người giữ cửa.

Tượng Nhân sư khổng lồ nằm ở cao nguyên Giza, trên bờ tây của sông Nile, cách thủ đô Cairo 10km. Những người trị vì Ai Cập coi đây là biểu tượng của thần mặt trời  do đó họ gọi là “Hor-Em-Akhet”, có nghĩa là Horus của Đường chân trời. Bức tượng Nhân sư thuộc một phần của thành cổ Memphis, một nơi được coi là vị trí quyền lực của các Pharaoh, cách không xa ba kim tự tháp lớn bao gồm - Kim tự tháp Khufu (Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaura (Mycerinus).

Sau khi giành được quyền lực tại Pháp và xưng bá tại Châu Âu, Napoleon bắt đầu nhìn sang lãnh thổ châu Phi. Đạo quân nước Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ biển Alexandria và tiến thẳng tới Cairo vào mùa hè năm 1798. Nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng với màn chào đón không lấy gì làm thân thiện lắm của cư dân bản địa trở thành một thách thức thật sự với những người lính Pháp. Một số kêu gào đòi được trở về, một số khác tiêu khiển bằng những chuyến du ngoạn đến tượng đài Nhân Sư, một trong những kỳ quan bí ẩn của Ai Cập, tại thời điểm đó gần như đã bị chôn sâu dưới lớp cát dày.

Những người lính này đã bị cáo buộc vì đã đánh đổ chiếc mũi của tượng Nhân sư. Một vài nhà sử học cho rằng, họ đã sử dụng biểu tượng thiêng liêng này như một... chiếc bia tập bắn. Nhưng những nghiên cứu của Frederick Lewis Norden cho thấy, chiếc mũi này đã biến mất khoảng 50 năm trước khi binh đoàn của Napoleon đặt chân đến đây. Thậm chí, nó có thể đã biến mất từ cách đây vài thế kỷ.

Sự vắng mặt của chiếc mũi chỉ là một trong những câu đố nan giải xung quanh bức tượng vĩ đại này. Đầu của tượng nhân sư, được khoác lên kiểu tóc truyền thống, vươn cao hơn 20 mét so với mặt đất, nằm yên lặng trên thân mình được khắc họa như hình dáng của một con sư tử với chiều dài gần 60 mét. Tượng nhân sư, cùng với Kim tự tháp và vô số những ngôi mộ khác cùng tọa lạc trong khuôn viên của Thành phố của người chết - một công trình vĩ đại được dựng lên bởi các Pharaoh Khufu, Khafre và Menkaure trong khoảng thời gian từ năm 2560 tới 2450 trước Công nguyên.

 Bức ảnh về tượng Nhân sư được khai quật một phần, chụp vào khoảng năm 1878

Trong khi nụ cười của nàng Monalisa đã tiêu tốn không biết bao nhiêu công sức của nhiều nhà nghiên cứu trong vô số những cuộc tranh luận không có hồi kết, vẻ mặt khắc khổ và đầy vẻ chịu đựng của tượng Nhân sư dường như lại là thứ ít được đem ra bàn tán nhất trong số những bí ẩn xung quanh bức tượng này. Đa số các sử gia Ai Cập đều thống nhất với nhau rằng, khuôn mặt ấy có những nét gần nhất với khuôn mặt của Pharaoh Khafre - cũng là điều dễ hiểu vì nó được khởi công trong thời kỳ trị vì của vị vua này.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến tượng Nhân sư, nhưng nổi tiếng nhất là câu chuyện về hoàng tử Ai Cập tên là Thutmose. Vì được cha yêu mến nên Thutmose trở thành cái gai trong mắt những người anh chị em mình. Một số thậm chí còn âm mưu giết chết hoàng tử.

Để được bình yên, Thutmose bắt đầu cuộc sống xa nhà. Ông dành phần lớn thời gian trên sa mạc, và được dân gian nhớ đến là một người mạnh mẽ, rất thích đi săn và bắn cung. Trong chuyến đi săn định mệnh, Thutmose tới trước tượng Sphinx và cầu nguyện. Một trong những lời hứa mà vị hoàng tử dành cho nhân sư chính là nếu trở thành Pharaoh tiếp theo, ông sẽ giải thoát bức tượng khỏi sự chôn vùi của bão cát. Khi đó, Shinx bị cát vùi lấp đến vai.

Hoàng tử lưu lạc sau này trở thành người cai trị tiếp theo của Ai Cập, và đã thực hiện lời hứa với nhân sư. Ông cho tiến hành một cuộc khai quật có quy mô lớn, và dần dần đào được hai chân của nhân sư. Ông đặt giữa chúng một tấm bia làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi “Tấm bia Giấc mơ”.

Tên Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2.000 năm sau thời điểm xây dựng do nó có những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu phụ nữ và cánh đại bàng. Từ tiếng Anh “Sphinx” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ dựa trên truyền thuyết cho rằng nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó.

Bí ẩn được khám phá

Sự kỳ bí của bức tượng Nhân sư đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đồng thời đặt ra vô số những giả thiết về sức mạnh siêu nhiên của bức tượng này. Một trong số đó là con đường dẫn đến thành phố Atlantis huyền thoại. Thực ra, những lời đồn đại về mối liên hệ này đã bắt đầu dấy lên từ khi Pluto bắt đầu viết về một xã hội không tưởng. Khoảng đầu thế kỷ 20, nhà ngoại cảm người Mỹ, Edgar Allan Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy một căn phòng bên trong tượng nhân sư, nơi ẩn chứa bí mật về địa điểm của Atlantis. Ông cũng đưa ra tiên đoán rằng, căn phòng này sẽ được tìm thấy vào năm 1998.

Có rất nhiều truyền thuyết về những lối đi bí mật khác nhau liên quan đến tượng Nhân sư. Các cuộc điều tra của trường Đại học bang Florida, trường đại học Waseda Nhật Bản và trường đại học Boston cho thấy nhiều điều dị thường xung quanh bức tượng.

Tượng nhân sư được cho là lối vào của thành phố Atlantis huyền thoại.

Năm 1995, một nhóm công nhân đang cải tạo một bãi đậu xe gần đó phát hiện hàng loạt các đường hầm và lối đi, hai trong số đó nối xuống lòng đất gần tượng Nhân sư. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 1993, khi đang kiểm tra tình trạng xói mòn của tượng Nhân sư bằng cách sử dụng địa chấn, nhóm nghiên cứu của Anthony West đã tìm thấy bằng chứng về sự xuất hiện của các lỗ rỗng có hình dạng như những căn phòng chỉ vài mét bên đưới mặt đất ngay gần phần móng của tượng Nhân Sư. Tuy nhiên việc nghiên cứu sâu hơn đã không được cho phép.

Gần như tất cả các chữ khắc còn lưu trên bia liên quan đều gọi nó bằng cái tên Terrifying One (Kẻ đáng sợ). Tượng Nhân sư khổng lồ liên quan với thần Mặt trời Ra, cũng như vị thần xuất hiện dưới hình dạng của một con chó rừng là Anubis - vị thần của nghĩa địa, thành phố của người chết. Hơn 1.000 năm sau ngày xây dựng được chấp nhận, nó đã được khai quật và phục hồi lần đầu.

Kể từ khi được con người khám phá, tượng Nhân sư khổng lồ đã để lại nhiều dấu ấn kèm theo những bí ẩn khó giải mã, khiến đau đầu nhiều thế hệ. Napoleon từng nhìn chằm chằm vào bức tượng và thể hiện sự sợ hãi thực sự còn các nhà khảo cổ, thám hiểm, sử học và du khách thì đã và đang tìm hiểu, nhưng xem ra tượng Nhân sư vẫn là một trong những công trình bí ẩn nhất của thế giới cổ đại.

Theo Xa lộ pháp luật