Ví dụ nào sau đây dụng khi nơi về vận chuyển chủ động

Giải

– Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất khí (O2, CO2…) chất hoà tan (vô cơ, hữu cơ bé) hoặc nước trực tiếp qua màng sinh chất theo građien nồng độ hoặc áp suất thẩm thấu qua các kênh (lỗ) của màng nhờ các prôtêin mang (pemêaza) và không tiêu tốn năng lượng.

– Vận chuyển chủ động (tích cực) là sự vận chuyển các chất qua màng thông qua các kênh (lỗ) của màng ngược với građien nồng độ và có tiêu thụ năng lượng.

* Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:

-Vận chuyển thụ động

 +Có sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp (các chất hoà tan trong nước vận chuyển thuận chiều với građien nồng độ).

+Kích thước chất vận chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng (O2, CO2, H2O…). Không tiêu tốn năng lượng.

+Qua lớp phôtpholipit kép và kênh protein.

-Vận chuyển chủ động

+Có sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao (các chất hoà tan trong nước vận chuyển ngược chiều với građien nồng độ).

+Phải có ATP.

+Nhờ prôtêin vận chuyển đặc hiệu.

Ví dụ:

+hiện tượng khi uống càng nhiều nước đường thì ta càng thấy khát.

Truyền nước là vận chuyển thụ động

+ thận thu hồi glucôzơ (trong nước tiểu có nồng độ thấp) trở về máu (nơi có nồng độ cao).

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 18 trang 64: Hãy mô tả thí nghiệm. Từ kết quả thí nghiệm hãy nêu nhận xét về màu nước trong hai cốc ở thí nghiệm (a) và mực nước giữa nhánh A và nhánh B trong thí nghiệm (b) thay đổi như thế nào? Em hãy nêu giả thiết để giải thích kết quả thí nghiệm.

Lời giải:

Mô tả thí nghiệm:

– Lúc đầu mực nước ở 2 ống A, B ngang nhau.

– Thời gian sau nước dâng lên ở cột A và hạ thấp ở cột B.

Giải thích: Nước ở nhánh B đi qua màng ngăn sang nhánh A làm cột nước ở nhánh A dâng cao. Dung dịch ở cột A có nồng độ chất tan cao hơn dung dịch ở cột B. Nước khuếch tán từ cột B sang cột A làm cho nước ở cột A dâng cao. Mặt khác do màng có tính thấm chọn lọc nên nó không cho các phân tử đường đi qua mà chỉ cho nước đi qua.

Kết luận: Vậy sự thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

Lời giải:

– Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất khí (O2, CO2…) chất hoà tan (vô cơ, hữu cơ bé) hoặc nước trực tiếp qua màng sinh chất theo građien nồng độ hoặc áp suất thẩm thấu qua các kênh (lỗ) của màng nhờ các prôtêin mang (pemêaza) và không tiêu tốn năng lượng.

– Vận chuyển chủ động (tích cực) là sự vận chuyển các chất qua màng thông qua các kênh (lỗ) của màng ngược với građien nồng độ và có tiêu thụ năng lượng.

* Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Có sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp (các chất hoà tan trong nước vận chuyển thuận chiều với građien nồng độ). Có sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao (các chất hoà tan trong nước vận chuyển ngược chiều với građien nồng độ).
Kích thước chất vận chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng (O2, CO2, H2O…). Không tiêu tốn năng lượng. Phải có ATP.
Qua lớp phôtpholipit kép và kênh protein. Nhờ prôtêin vận chuyển đặc hiệu.

Ví dụ nào sau đây dụng khi nơi về vận chuyển chủ động

Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là chất gì ?

Nêu cơ chế vận chuyển chất đó qua màng.

Lời giải:

– Các chất được tạo ra có thể là: 1 khuyếch tán; 2. khuếch tán nhanh có chọn lọc; 3. vận chuyển theo một chiều.

– Cơ chế:

(1) Là con đường vận chuyển các phân tử nhỏ (O2, CO2…) hoặc các ion nhỏ (Na+, Cl– …) qua lớp kép phôtpholipit không mang tính chọn lọc.

(2) Con đường vận chuyển các chất một cách chọn lọc nhờ các kênh chuyên hoá, có chất mang (prôtêin) và tốc độ nhanh hơn ;

(3) Vận chuyển theo một chiều (chẳng hạn vừa vận chuyển glucôzơ vừa vận chuyển natri).

Lời giải:

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ. Nếu là vận chuyển có chọn lọc thì cần prôtêin kênh đặc hiệu.

– Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Có ATP, prôtêin kênh vận chuyển đặc hiệu.

Lời giải:

– Khi cho tế bào cùng loại vào 3 bình A, B, C thì chúng sẽ đều to ra là vì dung dịch có nồng độ chất tan ít hơn.

– Sau một thời gian lại cho cả 3 tế bào vào dung dịch đường saccarôzơ ưu trương thì cả 3 tế bào sẽ bé đi, vì nước từ trong tế bào đi ra ngoài để trung hoà môi trường ưu trương.

a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương

b) Dung dịch saccarôzơ nhược trương

c) Dung dịch urê ưu trương

d) Dung dịch urê nhược trương

Lời giải:

Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây:

a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương

b) Dung dịch saccarôzơ nhược trương

c) Dung dịch urê ưu trương

d) Dung dịch urê nhược trương

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Giải thích thí nghiệm

– Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào.

– Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích thí nghiệm.

Lời giải:

– Cấu trúc tế bào thài lài tía:

Tế bào bình thường

Ví dụ nào sau đây dụng khi nơi về vận chuyển chủ động

Tế bào co nguyên sinh

Ví dụ nào sau đây dụng khi nơi về vận chuyển chủ động

– Giải thích thí nghiệm:

+ Thí nghiệm co nguyên sinh:

Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước thấm từ tế bào ra ngoài ⇒ tế bào mất nước ⇒ tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào ⇒ hiện tượng co nguyên sinh ⇒ khí khổng đóng.

+ Thí nghiệm phản co nguyên sinh:

Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) ⇒ khí khổng mở.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 19 trang 68: Kết luận

Lời giải:

Co và phản co nguyên sinh là những hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta biết tế bào còn sống hay đã chết.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 20 trang 70: 1. Trả lời các câu hỏi sau (đối với thí nghiệm 1)

– Mức dung dịch đường trong cốc B thay đổi như thế nào?

– Mức dung dịch đường trong cốc C có thay đổi không?

– Trong cốc A có thấy một ít nước không? Từ đó rút ra kết luận gì?

Lời giải:

– Phần khoai trong cốc B: mực nước dung dịch đường dâng cao.

– Phần khoai trong cốc C: mực dung dịch đường hạ thấp.

– Phần khoai trong cốc A: không có nước.

Giải thích:

– Ở phần khoai B: Các tế bào sống tác động như một màng thẩm thấu có chọn lọc. Nước cất có thế năng thẩm thấu cao hơn dung dịch đường chứa trong tế bào củ khoai. Nước đã vào củ khoai, vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm cho mực nước dung dịch đường dâng cao.

– Các tế bào của củ khoai C đã bị giết chết do bị đun sôi. Chúng không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra (chúng trở nên thấm một cách tự do). Một lượng dung dịch đường khuếch tán ra ngoài. Kết quả là mức dung dịch đường trong khoang củ khoai hạ thấp.

– Trong khoang của củ khoai A vẫn không có nước. Điều đó chứng tỏ sự thẩm thấu không xảy ra khi không có sự sai khác về nồng độ giữa hai mặt của các mô sống.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 20 trang 70: – Giải thích tại sao phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút?

– Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi không đun cách thủy với các lát phôi đun cách thủy lấy có gì khác nhau về màu sắc? Tại sao có sự khác nhau đó?

– Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

– Để tạo ra các tế bào chết.

– Lát phôi sống không nhuộm màu. Lát phôi đun cách thủy (chết) bắt màu sẫm.

Phôi sống không nhuộm màu là do màng tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho những chất chất cần thiết qua màng vào trong tế bào.

Phôi bị đun sôi (chết) màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu.

– Chỉ có màng sống mới có khả năng thấm chọn lọc.