Vì sao con lợn ăn được con rắn

Động vật ăn rắn hay còn gọi là Ophiophagy (tiếng Hy Lạp: ὄφις + φαγία có nghĩa là "ăn con rắn") là một tập tính ăn của động vật chuyên biệt cho việc săn bắt và ăn thịt những con rắn (ví dụ như rắn hổ mang chúa, rắn vua) hoặc chỉ về hành vi của động vật đi săn và ăn thịt rắn. Những loài thú ăn rắn được biết đến như chồn hôi và cầy mangut), các loài chim (như đại bàng ăn rắn, diều ăn rắn, và một số loài diều hâu), thằn lằn (như thằn lằn Crotaphytus collaris và thậm chí cả những con rắn khác như rắn Mussuranas ở Nam Mỹ và rắn vua (Kingsnake) phổ biến ở Bắc Mỹ. Các chi rắn hổ mang có nọc độc (rắn chúa Ophiophagus hannah) được đặt tên theo thói quen này.

Vì sao con lợn ăn được con rắn

Một con diệc đang bắt ăn một con rắn

Ở một số vùng, nông dân nuôi giữ động vật ăn rắn như là vật nuôi để bảo vệ ngôi nhà và cảnh quan của mình tránh khỏi các loài rắn như rắn hổ mang và rắn hố (kể cả rắn chuông) vì những loài rắn này hàng năm đã gây ra một số lượng lớn các ca tử vong của nhiều loài gia súc và cả con người, chẳng hạn như rắn cắn gây ra cái chết của những con bò, và việc rắn cắn diễn ra thường xuyên ở con người. Một ví dụ được thuần hóa là loài cầy Mangut ở Ấn Độ. Những con công trống cũng đã được nuôi giữ từ hàng thiên niên kỷ do thói quen tấn công rắn của những con công.

Trong những năm 1930 một kế hoạch của chính quyền Brazil để tạo điều kiện cho việc nhân giống sinh sản và phát tán một số lượng lớn các loài Mussuranas nhằm mục đích kiểm soát các loài rắn hố đã được cố gắng thực hiện nhưng rốt cuộc thì đã không làm được việc như ý định. Viện Butantan, ở São Paulo là nơi chuyên sản xuất chất chống nọc độc, đã dựng một bức tượng của loài rắn Mussurana Clelia clelia là biểu tượng của nó và để tưởng nhớ sự hữu dụng của nó trong cuộc chiến chống rắn độc cắn.

Miễn dịchSửa đổi

Nhiều loài động vật ăn rắn dường như được miễn dịch với nọc độc của rắn thông thường chúng có thể săn mồi và ăn thoải mái ăn những con rắn. Hiện tượng này được nghiên cứu từ các cá thể Mussurana do công của các nhà khoa học Brazil. Chúng có kháng thể các hoạt chất antihemorrhagic và antineurotoxic trong máu. Các con thú có túi ôpôt Virginia (Didelphis virginiana) đã được nhận thấy rằng chúng có sức đề kháng nhất đối với nọc rắn, loại miễn dịch này không có được và đã có thể phát triển như là một sự thích nghi để ăn thịt rắn độc trong môi trường sống của chúng.

Trong tác phẩm The Jungle Book của nhà văn Rudyard Kipling, tác giả đã bác bỏ ý tưởng rằng cầy Mangut ăn phải các loại thảo mộc nào đó để chống lại chất độc như dân gian hay lưu truyền. Ông cho rằng không có khả năng đặc biệt để các loài vật khác hơn là sự nhanh nhẹn tuyệt vời và kỹ năng tránh bị cắn của những con vật này. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khả năng của cầy chống được nọc rắn là ít nhất một phần do biến đổi thụ thể nicotinic acetylcholine của nó (AcChoR) mà không ràng buộc với alpha-BTX, và alpha-neurotoxin.

Tham khảoSửa đổi

  • Watson, Jeff (2010). The Golden Eagle. A&C Black. ISBN 978-1-4081-1420-9.
  • Barchan, D; Kachalsky, S; Neumann, D; Vogel, Z; Ovadia, M; Kochva, E; Fuchs, S (1992-08-15). "How the mongoose can fight the snake: the binding site of the mongoose acetylcholine receptor". Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 89 (16): 7717–7721. Bibcode:1992PNAS...89.7717B. doi:10.1073/pnas.89.16.7717. ISSN 0027-8424. PMC 49782. PMID 1380164.

  • Dữ liệu liên quan tới Động vật ăn rắn tại Wikispecies

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • The Brahmani and the Mongoose.
  • History of Mexico National Coat of Arms Lưu trữ 2008-12-06 tại Wayback Machine.
  • Laughing falcon (Herpetotheres cachinnans) in canopy with false coral snake (Erythrolampus mimus) prey Lưu trữ 2009-07-19 tại Wayback Machine from Bio-Ditrl, Department of Biological Sciences, University of Alberta, accessed ngày 27 tháng 7 năm 2006.
  • Photo series and description: Ophiophagous kingsnake eating another snake.
  • YouTube video of a red-shouldered hawk eating a snake.
  • ncbi.nlm.nih.gov

Không có động vật nào miễn dịch với rắn cắn, nhưng lợn có lớp da dày hơn hầu hết các loài động vật. Theo Books Upstairs, điều này là do lớp mô mỡ dày khiến nọc độc khó thấm vào máu hơn. Science Daily lưu ý rằng mô mỡ thường được tìm thấy bên dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng ở động vật có vú.

Vì lợn chỉ ăn bất cứ thứ gì nên chúng cũng sẵn sàng nuốt chửng những con rắn xung quanh mình. Lợn cũng giết rắn theo bản năng tự nhiên. Vì con người nhận thấy lợn ăn và hiếm khi bị rắn tấn công, nên lợn được biết đến là có khả năng miễn nhiễm với rắn cắn, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Một nghiên cứu từ Đại học Loma Linda đã mâu thuẫn với lầm tưởng này khi kiểm tra tác động nguy hiểm của nọc rắn đối với da người. Vì da lợn giống với da người nên da lợn được dùng làm vật thí nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu, da lợn bị hoại tử với tỷ lệ tương tự da người khi nọc rắn được tiêm vào. Như đã nói, phản ứng của một con lợn đối với vết rắn cắn phần lớn phụ thuộc vào chính con lợn đó.

Lợn rừng nói riêng có lớp da dày khó xuyên thủng, đó là lý do tại sao nhiều thợ săn cần đạn cỡ lớn để săn chúng thành công. Da của một con lợn rừng dày như áo giáp xung quanh các cơ quan quan trọng của chúng. Một con lợn nhà cũng có thể là một đối thủ hung dữ chống lại rắn, tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của con vật.