Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi được bổ sung vitamin A liều cao, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch.

Theo dược sĩ Hoàng Trọng Tín, Phó khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, nhóm vitamin có chức năng điều hòa tổng hợp protein, tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà, các bệnh khô mắt. Vitamin A còn đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, niêm mạc, da. Ngoài ra, dưỡng chất còn đóng vai trò trong tăng trưởng, tăng cường miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

Bao nhiêu vitamin A là đủ?

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Nhu cầu vitamin A cho cơ thể thay đổi tùy độ tuổi, đối tượng, được tính bằng hoạt tính của vitamin A, biểu thị bằng đương lượng hoạt tính retinol (RAE).

Tuổi

Nhu cầu vitamin A

hàng ngày (RAE)

0-6 tháng

400

7-12 tháng

500

1-3 tuổi

300

4-8 tuổi

400

Trên 8 tuổi

600-900

Phụ nữ cho con bú

1.200-1.300

Phụ nữ sau sinh và trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A cần bổ sung liều phòng ngừa mỗi 6 tháng như sau:

Đối tượng

Liều lượng

Trẻ em

Dưới 6 tháng tuổi, không được bú sữa mẹ

50.000 đơn vị

Từ 6 đến dưới 12 tháng tuổi

100.000 đơn vị

Trên 12 tháng tuổi

200.000 đơn vị

Bà mẹ sau sinh, cho con bú bằng sữa mẹ

Trong vòng 1-2 tháng sau sinh

200.000 đơn vị

Cách cho trẻ uống vitamin A an toàn

Theo dược sĩ Hoàng Trọng Tín, việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ phải đúng liều lượng và đúng cách. Khi cho trẻ sử dụng vitamin A phụ huynh cần lưu ý:

Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi: giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp đếm số giọt trong một viên nang. Cha mẹ cho trẻ uống 3-4 giọt vitamin A (nửa viên), sau đó cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.

Đối với trẻ 12-23 tháng tuổi: giữ viên nang bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt đầu núm viên nang, bóp hết dịch vitamin A vào miệng trẻ, sau đó cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.

Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi: cho trẻ nhai hoặc nuốt viên nang vitamin A rồi cho trẻ uống nước.

Phụ huynh đưa trẻ uống vitamin A cần lưu ý, dù Vitamin A rất an toàn, nhưng phụ huynh cũng nên theo dõi sức khỏe của trẻ sau uống bổ sung trong vòng 2 ngày để xử trí nếu có các trường hợp tác dụng không mong muốn.

Theo dược sĩ Hoàng Trọng Tín, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi trẻ uống vitamin A là nôn ói, tiêu chảy, đầy bụng, thóp hơi phồng, đau đầu, sưng tấy, ngứa da, sưng mặt hoặc môi, dị ứng. Các triệu chứng này chỉ kéo dài trong 1-2 ngày sau khi bổ sung vitamin A có thể do trẻ quá nhạy cảm với thuốc, không phải tình trạng ngộ độc và không gây nguy hiểm cho trẻ.

Không lạm dụng vitamin A

Dược sĩ Hoàng Trọng Tín cho biết, việc tự ý bổ sung vitamin A quá mức cần thiết sẽ gây nhiều hệ lụy, ngộ độc, ảnh hưởng gan, thậm chí tử vong.

Cụ thể, người lớn nếu dùng vitamin liều cao trên 1.500.000 đơn vị mỗi ngày, trẻ em trên 300.000 đơn vị mỗi ngày sẽ nguy cơ ngộ độc cấp sau khi uống thuốc từ 4-6 giờ. Trường hợp dùng liều cao trên 100.000 đơn vị mỗi ngày liên tục trong 10 - 15 ngày có nguy cơ ngộ độc mạn với các triệu chứng điển hình tiêu chảy, gan to, da đổi màu, tăng calci, phù. Trẻ nhỏ ngộ độc có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, ù tai...

Sử dụng vitamin A liên tục kéo dài gây hại cho gan, thậm chí có nguy cơ dẫn đến xơ gan. Người uống có nguy cơ tổn thương gan khi uống 15.000 - 40.000 đơn vị mỗi ngày trong một năm, nếu sử dụng liều cao hơn, chỉ mất vài tháng sẽ ngộ độc.

Thông thường, vitamin A có trong sữa mẹ, đặc biệt sữa non. Do đó trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin này. Ngoài ra, vitamin A có trong thực phẩm như gan, thịt, cá, trứng, sữa, Các loại rau quả màu xanh, vàng, đỏ đậm như bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc, rau dền... có chứa nhiều provitamin A carotenoid (chủ yếu là beta carotene).

Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, song không được tự ý sử dụng vitamin A một cách tùy ý. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu hụt vitamin A, phụ huynh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định liều bổ sung phù hợp.

Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam đã được cải thiện đặc biệt trên 2 đối tượng bà mẹ, trẻ em. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở nhóm trẻ 6 đến 59 tháng tuổi trên cả nước giảm xuống 9,5%. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực miền núi phía Bắc (gần 14%) và Tây Nguyên (11%). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 5 đến 9 tuổi là 4,9%, ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo đánh giá của WHO. Đây là thành quả chiến dịch bổ sung viên nang vitamin A một năm 2 lần cho trẻ em trong độ tuổi được uống.

Trong ngày 1-2/6 hàng năm, hàng triệu trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung vitamin A liều cao tại các trung tâm y tế xã phường trên toàn quốc.

Tuệ Diễm

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt, dẫn đến sức đề kháng kém, chậm phát triển và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Từ năm 1996, ngày 1 – 2/6 hàng năm được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với một chuỗi các hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao….Tuy nhiên, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2015 cho thấy: tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng có xu hướng giảm so với năm 2010, nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ về một số vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu iốt, khẩu phần canxi thấp và có sự khác biệt lớn giữa các vùng.

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn”, nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam. Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020.

Trong chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng”, ngoài việc truyền thông những kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thì cấp phát viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ trong 1 tháng đầu sau sinh đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Hẳn chúng ta đều biết Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho trẻ, bảo vệ mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Tuy nhiên, vitamin A còn nhiều công dụng mà có thể nhiều bố mẹ chưa biết. Chẳng hạn như:

  • Giúp trẻ tăng trưởng bởi vitamin A đóng vai trò như 1 hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Những trẻ bị thiếu Vitamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.
  • Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, cải thiện khả năng lành vết thương, thiếu vitamin A khiến da khô và dễ bị tổn thương; tóc giòn, dễ gãy rụng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, biệt hóa tế bào. Thiếu Vitamin A khiến trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp… dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
  • Mới đây người ta còn phát hiện dạng tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây có khả năng kìm hãm gốc tự do, giúp chống lão hóa, phòng một số bệnh ung thư…

Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội được bổ sung vitamin A cho bé nhân ngày Vi chất dinh dưỡng hàng năm.

  • Trẻ 6 – <12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
  • Trẻ từ 12 – 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng
  • Trẻ từ 37 – 60 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng

Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.

Video đề xuất:

Việc bổ sung vitamin A liều cao trong ngày vi chất dinh dưỡng không chỉ giúp phòng ngừa thiếu vitamin A gây ra các bệnh về mắt ở trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng vitamin A của bà mẹ sau sinh. Và hơn hết là đẩy mạnh hơn hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong cộng đồng.

Tăng cường Vitamin A vào thực phẩm

Đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như dầu ăn, sữa,… là giải pháp chuyển tiếp và mang lại hiệu quả cao vì bao phủ được phần lớn các đối tượng trong vùng nguy cơ. Với các cháu được uống sữa theo chương trình sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển. Loại và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

Cải thiện bữa ăn

Bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng và đủ Vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu Vitamin A.

  • Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene), đủ và cân đối về chất béo (dầu mỡ).
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, mẹ cố gắng cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non quý giá, vì trong sữa non có nhiều vitamin A và các kháng thể giúp trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, thực hiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi tròn 6 tháng trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
  • Đối với trẻ ăn dặm, cần lựa chọn một cách hợp lý những thực phẩm giàu Vitamin A, tiền vitamin A (beta-carotene) vào bữa ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá, cá trích, đu đủ, xoài chín, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu…
  • Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo nên bữa ăn cần có đủ dầu mỡ để tăng hấp thu và chuyển hóa vitamin A.

Bên cạnh 3 giải pháp trên cần bảo đảm sức khỏe chung cho trẻ

Giữ gìn vệ sinh, tẩy giun định kỳ để phòng tránh bệnh liên quan ký sinh trùng và tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ, nhất là bệnh sởi, tiêu chảy, viêm hô hấp.

  • Không tự ý cho trẻ uống bổ sung vitamin A liều cao (loại có hàm lượng từ 100.000 – 200.000 đơn vị quốc tế) vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc vitamin A do quá liều.
  • Sau khi uống vitamin A, một số trẻ có thể bị nôn, ói hoặc đi ngoài phân lỏng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng, trẻ sẽ tự điều chỉnh và hết các dấu hiệu trên sau khi uống vài ngày.
  • Những tác dụng phụ của vitamin A không nhiều và rất ít trẻ gặp phải nên mẹ không nên quá lo lắng mà không cho con uống Vitamin A. Thiếu vitamin A không chỉ khiến trẻ mắc biến chứng về mắt mà còn làm cho bé biếng ăn, chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa, da và thời gian bị bệnh kéo dài…

Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6), dù bận thế nào các bậc phụ huynh cũng nên thu xếp đưa đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A tại các điểm uống ở xã/phường. Hành động đó thực sự có ý nghĩa như một ngày hội “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 mà các đấng sinh thành dành cho con trẻ. Hãy cho trẻ uống vitamin A đầy đủ và đúng lịch để trẻ phát triển tối ưu!

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Cách điều trị viêm màng não mủ cần được thực hiện đúng phác đồ, sớm và tích cực vì đây là cấp cứu nội khoa. Nếu điều...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Nhằm hỗ trợ tài chính cho các gia đình ở huyện Thiệu Hoá, huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá), giúp trẻ em và người lớn tăng cường đề...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Nhiều ca F0 đang nhiễm biến chủng mới của SARS-CoV-2 trong khi tình hình, dịch cúm A vẫn nguy hiểm. Chủ động tiêm vắc xin cúm sẽ...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Viêm màng não mủ là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu nội khoa ngay lập tức vì tiên lượng nặng, dễ tử vong. Nếu may...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Viêm màng não có lây không? Viêm màng não lây qua đường nào? Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm màng não hiệu quả?... Cùng tìm hiểu những...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Nối tiếp hành trình mang nguồn vắc xin chất lượng, an toàn khắp mọi miền Tổ quốc, sáng ngày 28/8/2022, VNVC Bảo Lộc chính thức đi vào...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến hàng loạt di chứng lâu...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Biến chứng viêm màng não diễn tiến nhanh có thể cướp đi tính mạng người bệnh chỉ trong 24 giờ, dù là bệnh nguy hiểm nhưng may...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng, bệnh chuyển biến xấu nhanh chóng, để lại nhiều di chứng vĩnh viễn ảnh hưởng đến sức...

Xem Thêm

Vì sao phải cho trẻ đi nhỏ vitamin a

Viêm màng não là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh. Nhận biết sớm bệnh viêm...

Xem Thêm