Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức

Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị đo công suất là gì? Luôn là những khái niệm xuyên suốt trong thời kỳ học phổ thông của chúng ta. Tuy nhiên, trong thực tế đây là kiến thức đời sống. Rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm trên nhé.

Thực tế trong tất cả các thiết bị điện tử hay khi mua bất cứ thiết bị điện tử nào thì chúng t a đều quan tâm đến công suất. Trên tất cả sản phẩm đều ghi công suất hoặc công suất tiêu thụ. Chúng ta dựa vào đó để có thể tính toán được lượng điện tiêu thụ trong gia đình. Hay lượng tiền mà chúng ta phải trả khi sử dụng thiết bị điện nầy.

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức
Công suất là gì

Một ví dụ cụ thể  và đơn giản nhất đó chính là công suất tủ lạnh là 75W hoặc trong 120W thì trong 1 giờ sẽ tiêu thụ hết 75W và 120W.

Xem thêm: Hút hầm cầu tại Đà Nẵng Thi công nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao

Công suất là gì?

Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Trong thực tế thì công suất là thông số biểu thị cho người sử dụng biết lượng điện năng tiêu thụ hay tiêu tốn trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất

  • Công suất được tính theo công thức sau

P = A/t

P : Công suất

A : Công thực hiện được (công cơ học)

t : Thời gian thực hiện công đó.

Đơn vị của công suất

Đơn vị của công suất là Jun/giây (J/s) được gọi là oát, ký hiệu là W.

  • 1W = 1J/s (Jun trên giây).
  • 1kW (kilôoát) = 1 000W.
  • 1MW  (mêgaoát) = 1 000 000W.

Lưu ý:

Để so sánh việc thực hiện công nhanh hay chậm, ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công. Mà để biết máy nào thực hiện công nhanh hơn (làm việc khỏe hơn) ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.

Ý nghĩa của Công suất thiết bị

  • Công suất tiêu thụ luôn luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với các hộ dân muốn thuê máy phát điện, lắp đặt năng lượng mặt trời. Hoặc tính toán tổng công suất cho toàn bộ gia đình sử dụng.
  • Riêng đối với lĩnh vưc cho thuê máy phát điện thì công suất tiêu thụ cần phải phù hợp với công suất của máy phát điện. Do đó, thuê máy phát điện phù hợp giữa công suất ghi trên máy phát điện và công suất tiêu thụ là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
  • Để xác  định công suất thuê máy phát điện. Cần phải nắm toàn bộ công suất của các thiết bị điện trong tòa nhà. Tùy vào từng thời điểm hoạt động, có thể cân đối nhằm chọn được máy phát điện phù hợp với kinh tế.
Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức
Ý nghĩa công suất thiết bị

Ví dụ xác định công thức tiêu thụ của đồ dùng điện trong nhà.

Đối với tủ lạnh có công suất ghi trên thiết bị là 75W. Khi đó cần xác định lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng đối với thiết bị trên. Trong 1 giờ thì một tủ lạnh sẽ tiêu thụ 0,0075KW, trong 24h hay 1 ngày sẽ tiêu thị là 0,075 x 24 = 1,8kw. Khi đó 1 tháng tổng lượng điện tiêu thụ cho tủ lạnh sẽ là 1,8×30 = 54 KW hay 1 tháng sẽ tiêu tốn 54 chữ điện.

Các thiết bị điện khách nhau thì công suất cũng được xác định tương tự như trên. Khi tổng hợp tất cả công suất của thiết bị điện sẽ cho ta công suất tiêu thụ của toàn bộ tòa nhà. Từ đó có thể lựa chọn máy phát điện công nghiệp phù hợp.

Các bài tập về Công suất trong chương trình vật lý Trung học Cơ sở

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức
Bài tập công suất

Câu C1 trang 52 sách giáo khoa Vật Lý 8 với nội dung “tính công thưc hiện được của anh An và anh Dũng”

Lời giải như sau:

Theo đề bài thì: s =4m

Trọng lượng của 10 viên gạch là: P1= 10.16 = 160 N.

Trọng lượng của 15 viên gạch là: P2 = 15.16 = 240N.

Khi đó:

Công của An thực hiện là: A1 = P1.s = 160.4 = 640J.

Công của Dũng thực hiện là: A2 = P2.s = 240.4 = 960J.

Câu C2 trang 52 sách giáo khoa Vật Lý 8. Với nội dung như sau: “Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?”

  1. a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  2. b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  3. c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.
  4. d) So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Lời giải câu C2 trang 52 SGK Vật Lý 8 như sau:

Phương án c, d, đều đúng.

Để biết ai là người làm việc khoẻ hơn:

So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

Hoặc so sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Câu C3 trang 52 sách giáo khoa Vật Lý 8:

Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Anh …(1)… làm việc khỏe hơn vì …(2)…

Lời giải câu C3 trang 52 SGK Vật Lý 8:

– An kéo được 10 viên gạch trong 50 giây, do đó mỗi giây An kéo được 10/50 = 1/5 viên gạch.

– Dũng kéo được 15 viên gạch trong 60 giây, do đó mỗi giây Dũng kéo được 15/60 = 1/4 viên gạch.

Do đó, Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì khối lượng gạch mà anh Dũng kéo nhiều hơn anh An trong một lần/

Câu C4 trang 53 Sách giáo khoa Vật Lý 8:

Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học (trong câu hỏi 1).

Lời giải câu C4 trang 53 sách giáo khoa Vật Lý 8 như sau”

– Công suất của An là: P1 = A1/t1 = 640/50 = 12,8W

– Công suất của Dũng là: P2 = A2/t2 = 960/60 = 16W

Câu C5 trang 53 SGK Vật Lý 8:

Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút.

Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Lời giải câu C5 trang 53 Sách giáo khoa Vật Lý 8:

Cùng cày một sào đất nghĩa là thực hiện công A như nhau: A = A1 = A2.

Thời gian thực hiện công A1 của trâu cày là: t1 = 2 giờ = 2.60 phút = 120 phút.

Thời gian thực hiện công A2 của máy cày là: t2 = 20 phút.

Công suất khi dùng trâu là: P1 = A1/t1

Công suất khi dùng máy cày là: P2 = A2/t2

Ta có: P1/P2 = (A1/t1):(A2/t2) = (A1/A2).(t2/t1) = t2/t1 = 20/120 = 1/6 (vì A1 = A2)

P2 = 6P1

⇒ Vậy công suất khi dùng máy cày có công suất lớn hơn khi dùng trâu là 6 lần.

Trên đây là bài viết về Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị công suất như thế nào? Và Ý nghĩa của xác định công suất thiết bị. Những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu được các khái niệm trên cũng như xác định công suất tiêu thụ thiết bị điện trong gia đình.

VnDoc xin chia sẻCông cơ học, công suất Vật lý 8. Tài liệu này giúp các em ôn lại công thức tính công và công thức tính công suất, qua đó vận dụng tốt vào việc giải bài tập môn Vật lý 8. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

  • Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng với định luật về công
  • Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào
  • Công cơ học là đại lượng
  • Công thức tính áp suất
  • Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 15: Công suất
  • Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm vì

Công thức Vật lý 8: Công cơ học, Công suất

  • 1. Công thức tính công
  • 2. Công cơ học
    • 2.1. Khi nào có công cơ học?
    • 2.2. Công thức tính công cơ học
  • 3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
  • 4. Công thức tính công suất
  • 5. Bài tập ví dụ minh họa

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Công thức tính công

Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của lực.

Đơn vị của công là Jun (kí hiệu là J)

Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức

Trong đó:

+ A là công của lực F (J)

+ F là lực tác dụng vào vật (N)

+ s quãng đường vật dịch chuyển (m)

+ Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J).

1J = 1N.1m = 1Nm

Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1000J

2. Công cơ học

2.1. Khi nào có công cơ học?

- Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.

2.2. Công thức tính công cơ học

• Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực:

A = F.s

• Trong đó: A là công của lực F (J)

F là lực tác dụng vào vật (N)

s là quãng đường vật dịch chuyển (m)

Đơn vị của công là Jun, (kí hiệu là J). 1J= 1N.1 m = 1Nm. Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1 000J.

* Lưu ý:

- Công thức tính công chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực. Trường hợp vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

- Trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động của vật khi đó không có công cơ học.

3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển

Chú ý: Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

- Ví dụ về công cơ học: Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động (lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa). Quả táo rơi từ trên cây xuống (lực thực hiện công là trọng lực).

4. Công thức tính công suất

- Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất:

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức

- Đơn vị của công suất là Oát (W)

1W.h = 3600J; 1KWh = 3600 kJ

- Ngoài ra người ta còn sử dụng đơn vị mã lực

1CV = 736W

1HP = 746W

5. Bài tập ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một người thợ xây đưa xô vừa có khối lượng 15kg lên độ cao 5m trong thời gian 20 giây bằng ròng rọc động.

a. Tính công mà người đó thực hiện được.

b. Người thợ xây hoạt động với công suất là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Lực F mà người đó thực hiện là:

F = 10m = 10.15 = 150 (N)

Công mà người đó thực hiện là:

A = P.h = 150.5 = 750(J)

Người thợ xây hoạt động với công suất là:

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức

Ví dụ 2: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Trọng lượng của 1m3 nước là: P = 10.m = 10 000 (N)

Trong thời gian 1 phút = 60 giây có 120m3 nước rơi từ độ cao 25m xuống phía dưới.

Công thực hiện trong thời gian 1 phút là:

A = 120.10000.25 = 30 000 000 (J)

Công suất của dòng nước là:

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức

Ví dụ 3.Một người kéo một gáo múc nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là bao nhiêu? Biết gáo nước có khối lượng là 0,5 Kg và đựng thêm 10 lít nước, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Thể tích của nước: V = 10 lít = 0,01 m3

Khối lượng của nước:

mn = V.D = 0,01 . 1000 = 10 (Kg)

Lực tối thiểu để kéo gàu nước lên là: F = P

Hay: F = 10(mn + mg) = 10(10 + 0,5) = 105 (N)

Công tối thiểu của người đó phải thực hiện:

A = F.S = 105. 10 = 1050 (J)

Ví dụ 4:Một vật nặng 2kg rơi từ độ cao 6m xuống đất.

a. Tính công do trọng lực thực hiện.

b. Công này bằng công rơi vật nặng 5kg từ độ cao bao nhiêu m?

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Trọng lực của vật P = 10.2 = 20 N

Công do trọng lực thực hiện:

A = P.h = 20.6 = 120 J

Trọng lượng của vật nặng 5kg

P' = 10.5 = 50 N

Vậy với công A trên vật 5kg rơi từ độ cao:

h' = A : P' = 120 : 50 = 2,4 m

Ví dụ 5: Một quả dừa có trọng lượng (25N ) rơi từ trên cây cách mặt đất (8m ). Công của trọng lực là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Ta có:

+ Trọng lượng của quả dừa: P = 25N

+ Độ dời quả dừa dịch chuyển chính là độ cao của của dừa so với mặt đất: s= 8m

Công của trọng lực là: A = P.s = 25.8 = 200J

Ví dụ 6: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Công cơ học được tính bởi công thức: A=Fs

=> Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F

Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A

=> Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về

Ví dụ 7: Một người đang điều khiển phương tiện xe mô tô trên đoạn đường (s = 5km ), lực cản trung bình là (70N ). Công của lực kéo động cơ trên đoạn đường đó là bao nhiêu? Biết xe chuyển động đều trên đường

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Ta có:

+ Xe chuyển động đều nên lực kéo của động cơ có độ lớn bằng lực cản

Fk = Fc = 70N

+ Công của động cơ trên đoạn đường đó là: A= Fk.s =70.5.1000 = 350000J

-----------------------------------

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Như vậy VnDoc đã chia sẻ tới các em bài Công thức tính công. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt giải bài tập tính công. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

-------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 8: Công thức tính công. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 8,Giải bài tập Vật Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Viết công thức tính công giải thích các đại lượng đơn vị trong công thức
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập