Việt nam có bao nhiêu tôn giáo năm 2024

Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội, là bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng đã và đang có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Lịch sử phát triển nhân loại chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống tôn giáo trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở từng khu vực và trong mỗi một quốc gia. Với tư cách là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, sự phát triển và biến đổi của tôn giáo phản ánh một cách khách quan điều kiện kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn phát triển.

Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 tôn giáo, trong đó, các tôn giáo có số lượng tín đồ 1 triệu trở lên có trên dưới 2.000 tổ chức; cùng với đó là sự xuất hiện của rất nhiều các “hiện tượng tôn giáo mới” (châu Phi có 8.000, Mỹ có khoảng 3.000 tôn giáo mới). Việt Nam cũng có rất nhiều các loại hình tôn giáo, có những tôn giáo du nhập từ bên ngoài như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo..., có những tôn giáo bản địa của người Việt: đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Ngoài ra, ở Việt Nam còn tồn tại rất nhiều các loại hình tín ngưỡng khác nhau. Sự tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam mà còn kéo theo sự biến đổi của nhiều lĩnh vực khác, trong đó có tôn giáo. Sự biến đổi rõ nét nhất trong lĩnh vực tôn giáo đó là xu thế đa dạng hóa tôn giáo giáo ở Việt Nam:

Một là, đa dạng về loại hình và tổ chức: Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của một số tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Một số tôn giáo tiêu biểu như: Phật giáo có gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thiên Chúa giáo hiện có hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố. Đạo Cao Đài có hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Phật giáo Hoà Hảo hiện có gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đạo Tin lành hiện có khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở một số tỉnh. Hồi giáo hiện có hơn 90 nghìn tín đồ... Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ Cư Sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái Tin lành. Đến năm 2018, Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo,

55.870 chức sắc, 145.561 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều cơ sở được xây dựng mới và xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ.

Hai là, sự xuất hiện của các “hiện tượng tôn giáo mới”: Theo thống kê của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu Việt Nam thì từ năm 1980 đến nay, nước ta có khoảng 80 “tôn giáo mới”, hay “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ”, “tà đạo” với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những “hiện tượng tôn giáo mới” này một mặt đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân; mặt khác đã có không ít tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội và dẫn đến sự lúng túng của công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Nhiều địa bàn có các “hiện tượng tôn giáo” mới, nhất là “tà đạo” đã gây ra mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, xung đột cộng đồng; gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị trên địa bàn.

Ba là, đa dạng niềm tin tôn giáo: Đối với Việt Nam, với tư cách là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng, được biểu hiện ở sự đa dạng trong thực hành niềm tin tôn giáo. Một tín đồ của một tôn giáo có thể tham gia nhiều hành vi sinh hoạt tôn giáo khác nhau. Những người theo tôn giáo được coi là nhất thần như Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo... nhưng cũng không ít trong số đó còn tham gia và sinh hoạt tôn giáo khác ở chùa, đền, các lễ hội tôn giáo. Sự đan xen, lồng ghép tôn giáo thể hiện trong giáo lý, tâm thức và thực hành tôn giáo xuất phát từ nhận thức giản đơn của cư dân nông nghiệp “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo

Từ khi thành lập đến nay, quan điểm nhất quán, bất biến xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng của Đảng ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL khẳng định: Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện, chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo.

Các Hiến pháp của Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều thể hiện rõ quan điểm trên. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; lần đầu tiên khẳng định các quan điểm mới về tôn giáo như: tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.

Trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã tổng kết và phát triển tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức mới về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”.

Tại Đại hội lần thứ XIII, quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng được tiếp tục khẳng định, nhưng cũng có quan điểm, chủ trương được bổ sung, phát triển phù hợp với giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên cần nhận thức và thực hiện. Quan điểm của Đảng tại Đại hội XIII về tôn giáo tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ hai, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

Thứ ba, quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thứ tư, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

Như vậy, từ Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đến Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là một quá trình không ngừng nỗ lực tự đổi mới nhận thức của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó đồng bào có đạo là một bộ phận không thể thiếu. Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo đã và đang đi đúng hướng, phản ánh một cách khoa học, khách quan quy luật vận động và phát triển của tôn giáo; đồng thời, thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo trong điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước hiện nay.

Việt Nam có bao nhiêu tôn giáo đã được công nhận?

Trong số 16 tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận, có 9 tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, giáo, Bà La Môn giáo, Baha'i, Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, Minh Sư Đạo).

Tôn giáo của Việt Nam là gì?

Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số tông phái cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo).

Việt Nam có bao nhiêu người tin chưa?

Sách trắng công bố thông tin chi tiết về thực trạng tôn giáo tại Việt Nam với 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Trong đó, tính đến năm 2021, Phật giáo chiếm số lượng tín đồ đông nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự.

Các tôn giáo lớn ở Việt Nam hiện nay có khoảng bao nhiêu triệu tín đồ?

Một là, đa dạng về loại hình và tổ chức: Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của một số tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số.