Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Lợi thế cho những ai đi làm Căn cước gắn chip ở thời điểm này

Với những tiện ích tuyệt vời so với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch, mọi người dân đều cần đi làm Căn cước công dân gắn chip. Thế nhưng, với những người chưa làm căn cước, thì việc đi làm căn cước ở thời điểm này có lợi thế hơn rất nhiều.

Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Lấy mã số định danh cá nhân cho trẻ em ở đâu?

Hiện nay, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đã được cấp mã định danh cá nhân. Hãy theo dõi bài sau để biết lấy mã số định danh cá nhân cho trẻ em ở đâu và mã số này sử dụng để làm gì.

Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Ứng dụng VNeID có dùng thay GPLX, thẻ BHYT được không?

Hiện nay, khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, người dân có thể tích hợp được rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng trên một ứng dụng VNeID duy nhất do Bộ Công an cung cấp. Vậy ứng dụng VNeID có dùng thay GPLX, thẻ BHYT được không?

Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Khai sinh cho con nhưng chưa nhập hộ khẩu có bị phạt không?

Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con càng sớm càng tốt để con được hưởng trọn vẹn các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều phụ huynh khai sinh cho con nhưng chưa nhập hộ khẩu.

Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú

Lưu hành nội bộ là gì? Văn bản nào được lưu hành nội bộ?

Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có văn bản lưu hành nội bộ để quy định về nguyên tắc ứng xử và quy chế hoạt động một cách thống nhất. Sau đây là tổng hợp các thông tin giải thích về lưu hành nội bộ và văn bản lưu hành nội bộ.

Bạn trai em hiện tại là công an. Trong thời gian bạn trai em học tại trường trung cấp cảnh sát bọn em có bầu với nhau. Anh và gia đình hứa hẹn sau khi anh ra trường sẽ cưới em. Hiện tại anh đã ra trường đi làm được 4 tháng con em cũng tròn 4 tháng. Trong thời gian này, gia đình anh ấy không chu cấp, cũng không hỏi han thăm nom, gần đây còn chửi mắng xúc phạm em và gia đình em. Em có thể đòi quyền lợi cho mình và cho con em được không? Em phải làm như thế nào?

  • Theo quy định của Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trong trường hợp có tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con. Cụ thể như sau:

    - Đối với trường hợp không có tranh chấp: Khoản 8 Điều 1Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định: “Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con”.

    Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày02/02/2012.

    - Đối với trường hợp có tranh chấp: bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi cư trú của con bạn đề nghị Tòa án xác định quan hệ cha, con. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết và bạn có yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định ADN để có căn cứ khoa học khi xét xử. Đồng thời, cần chủ động thu thập và chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh được là có quan hệ cha con để Tòa án có thêm căn cứ giải quyết vụ việc. Chứng cứ chứng minh có thể thông qua một số chứng cứ gián tiếp như: Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; Trong thời gian có thể thụ thai đứa bé, chị và người đàn ông kia chung sống với nhau như vợ chồng;Thông qua dư luận xã hội.

    Khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con thì chị có quyền yêu cầu bố của cháu bé thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ với con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Hỏi: Xin chào luật sư! tôi muốn nhờ giải đáp về việc xác định cha cho con ngoài giá thú như sau: Tôi đã có gia đình từ năm 200x. Năm 200x tôi có cháu đầu tiên, và năm 201x tôi có quen và quan hệ với một người cũng có gia đình ,mối quan hệ đó kéo dài đến bây giờ.

Năm 201x tôi có bầu với người đàn ông đó và năm 201x tôi sanh cháu thứ 2 nhưng chồng tôi không biết. Xin luật sư cho tôi hỏi: Giờ tôi không muốn giấu chồng tôi nữa nên tôi muốn xác định cha ruột cho con tôi có được không? Người đàn ông kia thì không nhận và không chiu thử ADN. Tôi phải làm gì để anh ta chiu đi thử ADN ? Tôi có thể làm đơn kiện anh ta không? Mong luật sư giúp tôi giờ tôi không biết phải làm sao. Mong nhận đc câu trả lời sớm.Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: 

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

Do đó, bạn mang thai và sinh con với người đàn ông khác nhưng vẫn trong thời kì hôn nhân nên con bạn khi sinh ra có thể xác định là con chung của vợ chồng bạn vì là con sinh ra trong thời kì hôn nhân.

Tuy nhiên, hiện nay bạn muốn xác định cha ruột cho con bạn và hiện nay cha ruột của con bạn không nhận và không đồng ý thử ADN thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu giải quyết.

Bộ luật tố tụng dân sự  quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án như sau:

 “ ...


-. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

-. Tranh chấp về cấp dưỡng.”


 

Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Như vậy, khi bạn gửi đơn lên tòa án yêu cầu xác định cha cho con và được tòa thụ lí giải quyết vụ việc dân sự này. Khi tòa án thụ lí giải quyết đơn yêu cầu của bạn thì lúc đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.   Như vậy, khi đó đưa đơn ra tòa và bạn đưa ra được những chứng cứ chứng minh ban đầu cho yêu cầu của mình và được tòa án thụ lí. Khi đó, bạn có quyền đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá.  Bạn cũng có thể yêu cầu lên tòa án về việc giám định ADN, tòa án sẽ yêu cầu người đàn ông kia cũng cấp ADN để trưng cầu giám định. Như vậy, người đàn ông kia có nghĩa vụ phải cung cấp cho tòa án ADN khi tòa án có yêu cầu.

Tuy nhiên, người đàn ông kia ( với tư cách là bị đơn) cũng có quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và  phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình trước tòa án.

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: “1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này; b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

...”

Trên đây là nội dung tư vấn về Vấn đề xác định cha cho con ngoài giá thú. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.