1 vì sao nói công tác Đội là một khoa học

KĨ NĂNG TỔ CHỨC DIỄN TRUYỆN CHO THIẾU NHI

Hoạt động diễn truyện cho thiếu nhi của phụ trách Đội là một hoạt động đòi hỏi công phu, nhưng có hiệu quả giáo dục cao nếu tổ chức thành công. Do vậy, tổ chức diễn truyện cho thiếu nhi là một yêu cầu đối với mọi giáo viên tổng phụ trách Đội trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho các em.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN TỔ CHỨC DIỄN TRUYỆN

1. Lựa chọn chuyện để diễn:

- Chọn truyện có tình tiết hấp dẫn, nhiều lời thoại, có cao trào, điểm nút, có xung đột, đáp ứng với yêu cầu giáo dục.

- Chọn truyện phù hợp với độ tiểu của các em, với hứng thú nhu cầu của ác em.

2. Chuẩn bị:

- Viết kịch bản

- Thiết kế không gian, sân khấu, cảnh diễn, âm thanh

- Xây dựng hình tượng sân khấu với những nét điển hình

- Chuẩn bị bài hát, thơ, nhạc, tiếng động, lời dàn ca, lời dẫn truyện, lời thoại giữa các nhân vật…

- cho các em nhập vai tập diễn

II. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Cho các em đọc kĩ truyện, kich bản

- Các em phân tích nắm được các màn, cảnh, từng nhân vật, tính cách và hành động của các nhân vật

- Cho các em tham gia làm các biểu tượng, sân khấu, hóa trang các nhân vật

- Hình thành cho các em về nhân vật, bối cảnh, sự kiện

2. Tập diễn truyện cho thiếu nhi

a. Phân vai, thử vai, chọn em dẫn truyện

- Chọn em dẫn truyện phải có giọng nói hay, ấm, truyền cảm, giàu khả năng tư duy, ứng xử, biết sang tạo.

- Cho các em tự chọn vai phù hợp với khả năng của các em hoặc giáo viên lựa chọn.

-  Sau khi phân vai thì để các em thử vai sau đó giáo viên góp ý.

b. Hướng dẫn cho các em đọc kĩ truyện, kịch bản và phác thảo toàn bộ vở diễn

- Giúp các em hình dung hành động, cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng cảnh, màn diễn.

- Giúp các em hình dung được các tình tiết, sự kiện xảy ra trên sàn diễn.

c. Tập cho các em đối thoại, diễn đạt lời

- Giáo viên hướng dẫn các em phân biệt lời kể, lời thoại, tập thoại phù hợp với ngữ cảnh, hành động, cử chỉ, nét mặt… với các nhân vật trong vở diễn.

- Tập dẫn truyện cho em dẫn truyện.

- Kiểm tra lời thoại, lời diễn của các em, giúp các em như sống với vở diễn.

d.Hướng dẫn các em tập từng lớp nhỏ và toàn bộ truyện

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: DIỄN TRUYỆN RÙA VÀ THỎ

Cách thức tổ chức:

-         Giáo viên cho học sinh xem các bạn diễn mẫu.

-         Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện qua các câu hỏi sau:

a.      Vì sao Rùa và Thỏ lại đua với nhau?

b.     Ai đã thắng trong cuộc chạy đua? Vì sao?

c.      Qua câu chuyện các em rút ra được bài học gì?

      - Giáo viên tổ chức trò chơi “Thử tài diễn xuất”. Cách thức chơi: GV gọi 3 HS lên diễn trước lớp con vật mà hs thích, mỗi hs diễn một con vật khác nhau, thời gian diễn xuất khoảng 30 giây. Sau khi diễn xong, GV gọi các hs còn lại đoán xem bạn mình diễn con vật nào. Nếu hs đó doán đúng con vật bạn mình đang diễn thì chứng tỏ tài diễn xuất thành công. GV khen thưởng cho hs.

Nhân vật :

Thỏ ( Kim Tuyến diễn)

 Rùa ( Ngọc Diễm diễn)

Cáo  ( Minh Dẫn diễn)

 Sóc( Ngọc Phúc diễn)

Nhím( Thùy Dương diễn)

Nai( Bé Siêm diễn)

Giáo viên và dẫn truyện: Năm

Kịch bản truyện Rùa và Thỏ.

- DT: Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, có một con Rùa và một con Thỏ gặp nhau. Thỏ vốn nhanh nhẹn, tính huênh hoang lại thích chọc phá. Rùa thì chậm chạp, tình tình hòa đồng. Thỏ thấy Rùa chậm chạp nên đã chế giễu bạn:

- Thỏ: “Bạn Rùa ơi  bạn đi dâu vậy?”.

- Rùa: “Mình ra bờ sông lấy nước”.

- Thỏ: “Bạn Rùa ơi, bạn bò chậm như thế đã đi được tới đâu rồi?”( Nó nói mốc Rùa và cười ngạo nghễ).

- DT: Nghe thấy vậy, Rùa tức giận và trả lời:

- Rùa: :”Ừ, ấy vậy mà tôi có thể đi nhanh hơn bạn tưởng đấy”.

- Thỏ: “ Thế bạn có dám thử đua với tôi một quãng đường không?”.

- Rùa: “ Nếu bạn muốn thì mình cứ thử xem sao”.

- Thỏ: “Bạn chậm chạp như vậy, có cần tôi chấp nửa đường không?”.

- Rùa:” Nếu đã là cuộc đua thì phải công bằng, mình không cần bạn chấp đâu”.

DT: Nghe Rùa nói vậy Thỏ buồn cười và nghĩ :” Mình có chấp Rùa nửa đường thì mình cũng thắng thôi ”. Nghĩ xong Nó nói tiếp:

- Thỏ: “ Nếu vậy thì thua đừng có khóc nhè đấy nhé, Rùa chậm chạp”.

- Rùa: “ Bạn cũng vậy nhé”.

- DT: Thiết nghĩ trong cuộc đua thì phải có trọng tài nên Rùa mới nói với Thỏ.

- Rùa:” Nhưng trong cuộc đua thì phải có trọng tài, mình nhờ ai đó làm trọng tài đi”.

- Trong lúc đó, Cáo từ đằng xa đã nghe thấy và hỏi:

- Cáo: “ Hai đứa mày định đua gì thế? ”

- DT: Nghe Cáo hỏi, Thỏ nói:

- Thỏ: “ Chúng tôi định chạy đua với nhau, nhưng chưa tìm được trọng tài, Cáo có rảnh thì làm trọng tại dùm tụi này đi ”.

- Cáo: “ Thế à!, Thỏ và Rùa mà lại chạy đua với nhau sao, hay đấy. Ừ, để Cáo làm trọng tài cho ”.

- DT: Có được Cáo làm trọng tài rồi, nhưng Thỏ vẫn chưa chịu, Thỏ muốn có thêm nhiều khán giả xem cuộc chạy đua này nữa nên Thỏ quyết định mời thêm Sóc, Nhím, Nai, Hươu và Vẹt cùng đến xem. Các con vật đều đến đông đủ, vì chúng nghĩ cuộc đua này thật tức cười. Chúng đều nghĩ trong bụng: “ Rùa không thể thắng được Thỏ” nhưng chúng vẫn muốn xem cho vui. Để chuẩn bị cho cuộc đua, Cáo đánh dấu đoạn đường đua và hô cho hai vận động viên vào vạch xuất phát. Cáo phân công cho Vẹt làm người theo dõi dọ đường của cuộc đua. Cáo nói:

- Cáo: “ Để cho công bằng thì chị Vẹt sẽ bay dọc đường xem Thỏ và Rùa chạy như thế nào, Vẹt có đồng ý không? ”.

- Vẹt: “ Có gì đâu, để đó cho Vẹt, chuyện nhỏ ” .

- DT: Vẹt còn nói thêm:

- Vẹt: “ Nhím và Sóc cổ vũ mạnh lên nhé! ”.

- DT: Nhím xòe hết gai ra và nói:

- Nhím: “ Tôi sẽ cổ vũ hết mình ”.

- Sóc: “ Tôi cũng vậy”.

- DT: Cuộc đua bắt đầu. Cáo hô xuất phát. Thỏ và Rùa cùng chạy. Thỏ chỉ một thoáng thôi đã mất hút, cách xa Rùa hàng dặm và để chọc cho Rùa thêm bẽ mạnh vì đã dám đua với nó, nó bèn nằm xuống trong vệ đường ngủ và chờ cho Rùa đi đến. Thấy thế Vẹt bay đến hỏi:

- Vẹt: “ Sao Thỏ không chạy tiếp mà nằm nghỉ? ”.

- Thỏ: “ Tôi nằm chờ Rùa tới, dù gì đi chăng nữa thì tôi cũng thắng con Rùa chậm chạp đó ”.

( Thỏ nhếch mép và nói thế ).

- DT: Nói xong nó đuổi Vẹt đi:

- Thỏ: “ Vẹt đi xem Rùa chạy tới đâu rồi, để cho tôi ngủ một chút ”.

- Vẹt: “ Ừ, thì ngủ đi, ai đâu mà lo”.( Vẹt nói với vẻ mặt tức giận ).

- DT: Nói xong, Vẹt bay đi, còn Thỏ thì thả một giấc no say dưới gốc cây mát. Trong lúc đó, Rùa lê từng bước lịch kịch đi và sau một lúc, đã đi ngang chỗ Thỏ nằm ngủ. Nhưng Thỏ nằm ngủ say sưa quá nên không hề biết Rùa đã đi đến chỗ nó. Rùa bò tiếp và cuối cùng cũng gần đến đích. Các cổ động viên hô to:

- Sóc: “ Rùa ơi, cố lên ”.

- Nhím: “ Cố lên Rùa ơi ”.

- Cáo: “ Sắp đến đích rồi. cố lên ”.

- DT: Tiếng cổ vũ quá lớn đã làm cho Thỏ bật tỉnh. Thấy Rùa gần tới đích, Thỏ ba chân bốn cẳng phóng nhanh hết sức, nhưng không còn kịp nữa vì Rùa đã chạm đích. Tới đích Rùa thở hổn hển và nói:

- Rùa: “ Tôi đã thắng Thỏ rồi ”.

DT: Thỏ vô cùng thất vọng và cảm thấy xấu hổ. Nó nhận ra rằng, nó đã thua Rùa chỉ vì nó quá tự cao, bất cẩn và thiếu kỉ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì đã không để thua Rùa. Nó ân hận vì đã coi thường Rùa, nó tới gần Ràu và nói:

- Thỏ: “ Tôi xin lỗi vì đã xem thường bạn, tôi thạt xấu hổ ”.

- Rùa: “ Bạn biết lỗi là tốt rồi, từ giờ mĩnh sẽ là bạn tốt của nhau, bạn nên bỏ tính huênh hoan và tự cao đi nhé !”.

- Thỏ: “ Cám ơn bạn ”.

-  Cáo: “Con thấy chưa? Đi nhanh hay chậm không quan trọng, cái quan trọng là phải đi tới nơi về tới chốn”.

- DT: Tất cả đều vỗ tay hoan hô, cuộc đua thật có ý nghĩa. 


Hết

HOẠT ĐỘNG 2:DIỄN TRUYỆN NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

Cách thức tổ chức:

-         Giáo viên cho học sinh xem các bạn diễn mẫu.

-         Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện qua các câu hỏi sau:

a)     An – đrây – ca sống với ai?

b)    Bà An – đrây – ca như thế nào?

c)     Vì sao An – đrây – ca lại mang thuốc về trễ?

d)    Sauk hi bà mất An – đrây – ca như thế nào?

e)     Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Nhân vật:

(Hồng Dung)

 mẹ (Yến Nhi)

An-đrây-ca (Năm)

Bác bán thuốc:(Minh Dẫn)

các bạn: Ngọc Diễm, Yến Nhi, Diễm Phúc, Bé Siêm, Thùy Dương.

Giáo Viên và dẫn truyện: Kim Tuyến

KỊCH BẢN TRUYỆN NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

Cảnh 1: Tại nhà AN-ĐRÂY-CA

- DT: An-đrây-ca lên 9, sống cùng bà và mẹ. Bà em đã 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều nọ, mẹ An-đrây-ca đang nấu ăn trong bếp, bé thì đang chơi trong vườn. bỗng từ trong phòng vọng ra tiếng gọi yếu ớt của bà:

-         Bà: Con ơi, con ơi! (thở gấp)

-         Mẹ: (vội vã chạy vào phòng) Mẹ! mẹ không sao chứ?

-         Bà: Mẹ khó thở lắm! mẹ mệt quá!

-         Mẹ: (lo lắng) Mẹ đợi lát để con đi lấy thuốc (vội chạy đi lấy thuốc)

-         Mẹ: (lục lội tìm thuốc một lát rồi hoảng hốt) Trời ạ! Thuốc của mẹ hết rồi ( gọi với ra ngoài) An-đrây-ca! An-đrây-ca ơi!

-         An-đrây-ca: (chạy vội vào) Dạ! Mẹ gọi con ạ!

-         Mẹ: Thuốc của bà hết rồi, con chạy vội ra hiệu thuốc mua giùm mẹ nhanh lên, Bà đang mệt lắm rồi.

-         An-đrây-ca: Dạ! (chạy đến nắm tay bà) Bà ơi đợi con, con sẽ đem thuốc về cho bà ngay ạ!.

-         Bà: (nhìn An-đrây-ca cười hiền từ) Ừ cháu bà ngoan lắm!

-         Mẹ: Đi nhanh lên đi con.

-         An-đrây-ca: Dạ! con đi đây ( nói xong chạy vọt ra ngoài).

-         Mẹ: (lo lắng chạy đến bên giường) mẹ ơi cố gắng lên! An-đrây-ca đi sẽ về nhanh thôi ạ!

-         Bà: (thở gấp hơn) ôi!

-         Mẹ: (hoảng hốt) Mẹ ơi!

-         Bà: ( nói ngập ngừng) Con ơi…Có lẽ mẹ…mẹ không qua nổi rồi con ơi.

-         Mẹ: Mẹ đừng nói vậy, mẹ sẽ khỏi thôi mà, mẹ sẽ không sao đâu.

-         Bà: Con phải sống cho tốt, hãy chăm sóc An-đrây-ca nhé con…(yếu dần đi).

-         Mẹ: Mẹ ơi, mẹ ơi…

-         Bà: (ngừng thở).

-         Mẹ: (hoảng hốt) Mẹ ơi, mẹ ơi….

 Cảnh 2: Trên đường đi mua thuốc, An-đrây-ca gặp đám bạn đang chơi đá bóng bên đường.

-         Bạn 1: (Đang dẫn bóng chợt thấy An-đrây-ca đi qua) Ê! An-đrây-ca kìa tụi bây.

-         Bạn 2: Nó đi đâu vậy, rủ nó vào chơi bóng đi.

-         Bạn 3: (kêu lớn) An-đrây-ca! vào chơi vói tụi này đi.

-         An-đrây-ca: Quay sang các ban đang chơi bóng sao, vui nhỉ.

-         Bạn 4: Ừ! Vào chơi chung đi đang thiếu người nè.

-         An-đrây-ca: Nhưng mình vội lắm.

-         Bạn 5: Có chuyện gì thế, đi đâu mà vội vậy.

-         An-đrây-ca: Mình phải đi mua thuốc.

-         Bạn 1: Lát nữa mua cũng đươc mà.

-         Bạn 2: Đúng đó, vào chơi tí đã (kéo tay An-đrây-ca).

-         Bạn 3: (lôi kéo An-đrây-ca) Vào nhanh đi mà.

-         An-đrây-ca: nhưng…

-         Bạn 4: Nhưng nhị gì, nhanh lên.

-         Bạn 5: Rồi, mình có 6 người giờ chia làm 2 phe, mỗi bên 3 người nhé.

-         Bạn 1: An-đrây-ca bên phe tớ nhé!.

-         An-đrây-ca: ừ, đươc rồi.

An-đrây-ca nhập cuộc chơi với đám bạn. Một lát sau:

-         An-đrây-ca: (giật mình nhớ lại lời mẹ dặn) Chết trễ lắm rồi, trễ rồi mình phải ra hiệu thuốc gấp bà đang đợi mình.

-         Bạn 2: Nhanh vậy sao, mới chơi đươc một lát mà.

-         Bạn 3: Chưa phân thắng bại nữa mà.

-         Bạn 4: Thôi, An-đrây-ca đang bận thì để nó đi đi. Kẻo về trể mẹ la đó.

-         Bạn 5: Ừ, để lần sau chơi tiếp cũng được.

-         An-đrây-ca: Vậy mình đi trươc tạm biệt.

-         Các bạn: Đi cẩn thận nha, tạm biệt. Mai gặp lại ở trường.

Cảnh 3: An-đrây-ca chạy vội tới quầy thuốc.

An-đrây-ca: (thở gấp) Bác ơi, bán thuốc cho cháu ạ!

Bác bán thuốc: Cháu mua thuốc gì?

An-đrây-ca: Dạ! thuốc…thuốc cho bà cháu ạ!

Bác bán thuốc: Ừ! Cháu đưa toa thuốc đây cho bác.

An-đrây-ca: Dạ! Toa đây thưa bác. Bác lấy nhanh nhanh lên dùm cháu được không ạ! Bà cháu đang rất mệt.

Bác bán thuốc: (nhìn toa rồi vào lấy thuốc) ừ, từ từ cháu…Đây thuốc của cháu đây.

An-đrây-ca: (gấp gáp nhận thuốc) Dạ, cảm ơn chú! (chạy vội).

Bác bán thuốc: (gọi với theo) Này cháu, cháu còn chưa trả tiền thuốc mà. Gâp thế!

An-đrây-ca: (sựt nhớ rồi quay lại) Ấy chết! cháu quên mất. Tại cháu vội quá. Xin lỗi bác, hết bao nhiêu ạ?

Bác bán thuốc: Tất cả là 30000 đấy cháu.

An-đrây-ca: Vâng, tiền đây ạ!

Bác bán thuốc: Ừ, cảm ơn cháu. Đi cẩn thận nhé! Chúc bà cháu mau khỏi bệnh.

An-đrây-ca: Dạ, cảm ơn bác, chào bác cháu đi.

Cảnh 4: Khi An-đrây-ca mang thuốc về đến nhà. Bước vào phòng bà nằm, em hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên.

An-đrây-ca: (lo lắng hỏi) Mẹ ơi, con mang thuốc về rồi đây. Mẹ ơi, bà…

Mẹ: (nghẹn ngào) An-dra6y-ca ơi, bà đã đi rồi con ơi…

An-đrây-ca: (ôm lấy bà òa khóc) bà ơi bà…bà tỉnh dậy nhìn cháu đi bà…huhu…

(chợt bừng tỉnh quay sang mẹ) Mẹ ơi con xin lỗi, chỉ tại con, huhu…

Mẹ: Sao con lại nói vậy?

An-đrây-ca: Mẹ ơi, con thật có lỗi, chỉ tại con mê chơi đá bóng với mấy đứa bạn mà quên đi mua thuốc cho bà… nên… bà mới mất…huhu.

Mẹ: Không, con không có lỗi gì cả. Chẳng thuốc nào cứu nổi bà đâu con. Thật ra, bà đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà kìa.

An-đrây-ca: Không mẹ ơi, là lỗi của con…bà ơi, con có lỗi với bà…

Mẹ: (ôm con vào lòng an ủi): Đừng khóc nữa con!

An-đrây-ca: (tự trách) Giá mà con mua thuốc về kịp thì bà còn sống them được ít năm nữa rồi!

Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay bà vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt bản than về sự ra đi của bà.

Hết

  HOẠT ĐỘNG 3: DIỄN TRUYỆN NHỮNG HẠT GIỐNG TỐT

Cách thức tổ chức:

-         Giáo viên cho học sinh xem các bạn diễn mẫu.

-         Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện qua các câu hỏi sau:

a)     Nữ hoàng đã làm cách nào để tìm được người con thay bà nối ngôi?

b)Hành động của người con út có gì khác so với mọi người?

c)Theo em, vì sao người trung thực là đáng quý?

    -    Giáo viên tổ chức trò chơi “DIỂN VIÊN BẤT ĐẮT DĨ

Luật chơi: Mời một bạn lên diễn lại vai diễn mà bạn thích trong vở kịch “Những hạt thóc giống”. Sau đó thì bạn đó có quyền chỉ định bất cứ bạn nào trong lớp diễn lại những gì bạn đó đã diễn.

GV cho 2 hoặc 3 cặp chơi xem cặp nào diễn tốt

Nhân vật:

Nữ hoàng: Hồng Dung

Dẫn truyện: Bé Siêm

5 người con: Dẫn, Diễm, Năm, Diễm Phúc, Kim Nhi

Quân sư: Tuyến, Dương.

Cô giáo: Yến Nhi.

KỊCH BẢN TRUYỆN NHỮNG HẠT GIỐNG TỐT

Cảnh 1: Tại hoàng cung

Dẫn truyện: Ngày xửa, ngày xưa ở một bộ lạc nọ có một vị thủ lĩnh nọ rất là hiền lành, tốt lành. Được thần dân rất là yêu mến. Tuổi bà đã cao nhưng bà vẫn chưa tìm được người con nào để mà thay bà nối ngôi. Thế rồi một hôm bà quyết định mời vị cố vấn lớn tuổi của mình đến. ( quân sư và nữ hoàng đang trò chuyện – kịch câm)

Bà quyết định triệu tập 5 người con của mình đến.

(5 người con xuất hiện múa một điệu múa bộ lạc.)

5 người con: Dạ, Chúng con (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) xin chúc sức khỏe mẹ và quân sư.

Nữ hoàng: Giỏi lắm ! Các con hãy đứng lên đi.

5 người con: Dạ, thưa mẹ.

Quân sư: rồi đó, năm đứa nó tới rồi đó. Muốn nói gì thì nói đi. Hú…..

Nữ hoàng: Quân sư, đừng hú nữa.

Nữ hoàng: Này các con. Ta tuổi đã cao, đã đến lúc ta cần phải nghỉ ngơi. Ta thấy 5 con của ta ai cũng giỏi, ai cũng khỏe mạnh cả. Nhưng ta không biết truyền ngôi lại cho ai để cai trị bộ lạc này. Ta cho mời các con đến đây. Vậy theo ý các con ta phải làm sao đây?

Người  con cả (Kim): Thưa mẹ. Để cai trị một bộ lạc điều trước tiên vị thủ lĩnh đó phải có sức khỏe (vừa nói vừa vỗ ngực, sau đó ho).

Quân sư: đúng rồi.

Nữ hoàng: ráng giữ gìn sức khỏe nhe con.

(Kim xức dầu)

Người con thứ 2 (Mộc): Dùng sức nhiều quá, không té ho sao được.

Quân sư: mà nó nói đúng đó.

Người con thứ 2 (Mộc  bước ra): Dạ, thưa mẹ. Một vị thủ lĩnh tốt đâu cần phải dùng sức chi dữ vậy. Mà phải có tài trí, mưu lược thưa mẹ.

Quân sư: Đúng rồi, đúng rồi. hú…. Thằng  Mộc nó nói đúng

Nữ hoàng: Thôi, đừng hú nữa. Thủy (Người con thứ 3) ta muốn nghe ý kiến của con.

Người con thứ 3 (Thủy):  Thưa mẹ. Để cai trị một bộ lạc thì cần phải trẻ đẹp mới được nhiều người yêu mến, thưa mẹ. Mẹ và quân sư thử nhìn con đi, thấy con đẹp không? (chớp chớp mắt).

Quân sư: đúng, con nói đúng, xấu như ma sao làm thủ lĩnh được, con đẹp lắm. Giống ta.

Người con thứ 4 (Hỏa): Dạ, thưa mẹ. Theo con nghĩ vị thủ lĩnh đó phải giàu có, như con nè, vàng đỏ tay luôn thấy không?

Quân sư: trời ơi chói quá (che mắt). Mà đúng. Không có vàng đó ma nào nó thèm nghe mình.

Nữ hoàng: Thổ - con trai út của ta, ta muốn nghe ý kiến của con.

Người con út (Thổ): Dạ, thưa mẹ. Con nghĩ để cai trị một bộ lạc thì cần phải có lòng nhân ái và trung thực.

Quân sư: A, Đúng quá! Thằng Thổ nói đúng quá!

Mộc: Quân sư  bà bà, sao hồi nãy giờ ý kiến nào tụi con nói, quân sư bà bà cũng cho đúng là sao vậy?

Quân sư: Trời ơi đúng nữa, đúng nhất luôn đó, nãy giờ ta thấy Thằng mộc nói là đúng nhất luôn đó

5 người con: là sao? Đúng sao?

Quân sư: nó nói là, nãy giờ ta nói câu nào cũng đúng hết trơn đó. Hú….

Mộc: ê, tui bực lắm rồi đó nhe, anh với mấy em thấy sao.

Kim: Anh cũng nóng với cái bà này dữ lắm.

Hỏa: Thi hành. Bà bà (5 anh em mang quân sư ra ngoài)

Quân sư: ủa đi đâu dạ?

Mộc: ra chỗ này ngồi chơi đi.

Quân sư: ủa sao vậy?

Thủy: Ba phải quá hà.

Kim: ngồi đây mát.

Hỏa: thưa mẹ, mẹ nói đi. 5 anh em tụi con chỉ muốn nghe ý kiến của mẹ thôi

Nữ hoàng: Giỏi lắm. Các con của mẹ giỏi lắm.  nhưng giờ đây, mẹ muốn các con xem vật này. (quay qua quay lại tìm) đâu rồi?

5 người con: gì vậy me?

Nữ hoàng: quân sư, bà quân sư

Mộc: quân sư  bà bà, mẹ kêu kìa

Nữ hoàng: đâu rồi.

Quân sư: sao? Bây giờ mới nhớ ta hả, giờ giận rồi, mang ta vô đi rồi ta nói.

Nữ hoàng: (cười) mang bà ấy vào.

(5 người con ra mang bà quân sư vào)

Quân sư: cuối cùng cũng phải cần ta thôi. (cười ngạo nghễ) (khi được ta về vị trí cũ, quát lớn: rồi tránh ra hết đi)

Nữ hoàng : Quân sư đưa vật đó ra đây cho ta xem.

Quân sư: Nè, cầm lấy (đưa cho nữ hoàng 1 nắm hạt)

(Nữ hoàng đưa chho 5 người con xem một nắm hạt giống) Các con ta muốn các con xem vật này.

5 người con: cái gì vậy mẹ?

Nữ hoàng: Đây là những hạt giống. Ta muốn các con của ta đem đến bãi đất rộng rãi, trống trải để trồng. Khi nào có cây tốt nhất hãy đem về đây cho ta xem. Ta sẽ cho các con thời hạn trong hai tháng.

Kim: Trồng hạt giống này hả?

Hỏa: trồng cây á?

Kim: mẹ ơi mẹ, mẹ nghĩ sao vậy trời ơi. Theo con nghĩ một người thủ lĩnh cai trị bộ lạc phải có võ nghệ cao cường, đúng không? Bây giờ con đề nghị mẹ nè, tập cho con 10 ngàn binh tinh nhuệ đi, con sễ tiến thẳng vào rừng sâu, con tàn sát hết thú rừng. Ô cọp - bắn, ô voi - bắn, ô đại bàng - bắn. con tàn sát hết thú rừng đem về cho mẹ ăn, cái nào ăn không hết thì bán lấy tiền.

Quân sư: giởi quá giỏi quá. Kim nói đúng nhất đó.

Kim: Con mà (vỗ ngực ho, xức dầu)

Mộc: té ho, dùng sức chi cho nó mệt, mẹ thấy chưa, mẹ mà dung người như thế này mà lại không có mưu lược thì làm sao mà cai trị được bộ lạc của chúng ta.

Dạ thưa mẹ, con đã nói với mẹ rồi, là một vị thủ lĩnh cần phải có mưu trí phải suy nghĩ phải nặn óc ra, nặn nặn nặn.

Dạ thưa mẹ hồi nãy ảnh nói là sao? Anh cần 10 ngàn quân. Chi dữ vậy. Mười ngàn quân mà ảnh tàn sát hết trơn thú rừng, mẹ coi như vậy là anh làm nghào nàn bộ lạc ta rồi. mẹ cho con 10 quân thôi, con chỉ cần 10 quân thôi. Con qua bên nước bạn côn cấy con cấy con cấy quân làm gián điệp ở bển, con cho quân ăn cấp bí mất quân sự, chia rẽ nội bộ. rồi con đem quân tấn công. Như vậy mới gọi là mưu lược, chứ cỡ như con trời ơi tài trí mà lại trồng cây, trồng cây cái gì. Nhức đầu quá (ôm đầu, Kim đưa đầu)

Quân sư: Hiếm có, hiếm có trên đời này mà có người giỏi đến như vậy.

Thủy: Trời ơi, 1 người ho, 1 người nhức đầu mà có gì đâu mà hay. Dạ thưa mẹ, chỉ cần có sắc đẹp là được rồi. với sắc đẹp của con con sẽ lấy 1 chàng hoàng tử của một bộ lạc rộng lớn. Lúc đó bộ lạc của ta sẽ ngày càng hùng mạnh.

Quân sư: A. hay quá hay quá..

Hỏa: Úi, có gì đâu mà hay. Con nè chỉ cần mẹ đưa hết tiền bạc cho con đi, con sẽ qua bên bộ lạc khác con mua hết ruộng đất ở bểnh, con mua hết lương thực cho ở bểnh không có lương thực ăn, rồi họ sẽ sang mua của bộ lạc ta. Mình sẽ bán với giá cao.  Con mở rộng bờ cõi. Dạ thưa mẹ, thủ lĩnh là phải biết sử dụng tiền bạc.

Quân sư: hú… đúng nữa, trời ơi 4 đứa đứa nào cũng giỏi. 4 đứa này mà nó lên cai trị bộ lạc mà có ta làm quân sư 108 tuổi (ho) thì ta chấp ta chấp hết. Không có cái nước nào mà bì kịp (xúc động ..khóc)

4 người con: làm quá

Nữ hoàng: bớt xúc động lại, kiềm nén lại, 108 tuổi rồi không còn ít ỏi gì. Thôi để ta nghe ý kiến con trai út của ta.

Thổ: dạ thưa mẹ, thưa bà bà, nãy giờ các anh chị con nói đều đúng cả. tuy bây giờ con không biết phải làm sao nhưng con nghĩ  là con nên nghe lời mẹ, con sẽ trồng cây.

Quân sư: Hả, đỡ ta dậy đỡ ta dậy (5 người con lại đỡ quân sư). Con có hiếu quá, con nói rất đúng, phải nghe lời cha mẹ.

Hỏa: trời thủ lĩnh mà đi trồng cây đó nhe.

Mộc: trời trồng cây, sao không đi rửa chén, giặt đồ luôn đi.

Thủy: ừa vậy đi.

Nữ hoàng: thôi các con, các con hãy nghe ta đi. Ta biết các con ai cũng giỏi cả. Nhưng mẹ muốn các con hãy làm theo ý mẹ vượt qua thử thách nhỏ này. Các con hãy trồng cây.

5 người con: tuân lệnh.

Dẫn truyện: Thế là 5 người con nhận được những hạt giống về trồng. Bốn người con lớn ngạc nhiên ghê lắm. Bởi vì mình là con của vị thủ lĩnh như vậy mà lại trồng cây. Đó là chuyện của người dân dã bình thường người ta mới làm. Thậm chí đối với bốn người con lớn họ cho là họ có thể thưởng hoa, ngắm hoa hay là ăn tất cả các loại trái cây. Còn phương pháp trồng trọt như thế nào thì họ chẳng cần quan tâm. Họ còn nghĩ là mẹ mình lớn tuổi rồi nên đôi khi hơi lẩn thẩn. Cộng thêm bà quân sư già ba phải ai nói gì cũng cho là đúng cho nên có những suy nghĩ làm rối tung mọi việc lên như thế. Tuy nhiên họ vẫn làm theo lời của mẹ là đem những hạt giống về mà trồng. Nhưng họ chắc chắn một điều là với một người có sức khỏe, một người có mưu trí , một người biết cách dùng tiền, 1 người có nhan sắc thì chắc chắn việc kế vị sẽ trao về tay của họ mà thôi.

Riêng người con út rất là vui sướng vì công việc của mẹ giao cho mình. Tuy nhiên cậu cũng rất lo lắng, cậu luôn luôn chăm sóc những hạt giống của mình một cách tốt nhất. Ngay từ sáng sớm, chàng đã thức dậy để chăm sóc những hạt giống của mình. Để cho những hạt giống đón những tia nắng ấm áp cũng như là những hạt sương mai.


Cảnh 2: Tại vườn

Kim: Hạt mà mẹ giao cho chúng ta, qua quá trình nghiên cứu, chăm bón. Cây của anh trồng nở rất nhiều hoa và có rất nhiều trái.

Mộc: (ngạc nhiên) Anh trồng được mà còn nở rất nhiều hoa mà còn có nhiều trái nữa à?

Thủy: (hỏi Mộc)Thế hạt giống của anh có nảy mầm không?

Mộc: Có chứ! Sao mà không nảy mầm  được chứ, em trồng bàng tài trí, bằng mưu lược. Em có trồng được không?

Thủy: Sao lại không! Hằng ngày em đều vạch lá tìm sâu. Tô son trét phấn (bị hố) ý quên thêm phân bón thuốc thì làm gì mà cây không tốt không nảy mầm. Hỏa. Em có trồng được không?

Hỏa: Em thì trồng cây rất đặc biệt. Ngày nào em cũng ngâm 1 thao nước vàng bạc đá quý kim cương rồi đem tưới cây và cây của em rất xanh tốt. Nhưng mà là cây gì thì em không nói đâu.

Kim: Còn em thì sao út, em có trồng được không?

Thổ: Dạ…, (ngập ngừng) dạ không. Những hạt giống mà mẹ đưa, em đem về nhà trồng mà nó không lên.

Mộc: Thì đúng rồi…Sao mà nó lên được…(bị hố)  Sao ? Nó không lên cây nào cả à? Không ra được lá nào cả à?

Thổ: Dạ, không ra được cái lá nào hết.

4 anh chị: Làm biếng. Quá làm biếng.

Thổ: Không. Em không có làm biếng. Ngày nào em cũng chăm sóc nó cẩn thận mà. Không có làm biếng.

Hỏa: Chăm sóc mà nó vẫn không lên à?

Thủy: Vậy chắc là trồng không đúng kĩ thuật thôi.

Thổ: Không phải. Em trồng đúng kỹ thuật. Em có đi hỏi mọi người, bón phân, tưới nước rất kĩ mà.

Mộc: Vậy thì em phải cố lên. Nhưng mà thôi. Em phải trở về chăm sóc cây. Đợi đến ngày được đăng quan. Thôi chào nha cưng (quay sang nói với em út, rồi bỏ ra về).

Kim: Chưa chắc đâu cưng. Thủ lĩnh sẽ về tay anh nè! (ha…ha)

Hỏa: Còn khuya đấy hai anh. Hãy chờ xem.

Thủy: Thôi ta cũng phải về trang điểm cây của ta đây.

Thổ: (nói một mình) Chết rồi. Các anh và chị của mình ai cũng trồng lên cây. Vậy là mình làm cho mẹ mình buồn lòng rồi.

Dẫn truyện: Thế là anh chàng út buồn bã trở về, ngày đêm suy nghĩ tìm cách chăm bón cho hạt giống của mình mà vẫn không nảy mầm. Chàng buồn lắm nhưng kì hạn đã đến phải đem hạt giống của mình trình lên cho mẹ.

Cảnh 3: Tại hoàng cung

5 người con: Chúng con chúc sức khỏe mẹ và quân sư.

Nữ hoàng: Giỏi lắm. Các con hãy đứng lên đi. Này các con của ta! Ta muốn xem thành quả của các con.

Kim: Dạ. Thưa mẹ. Con, con trai cả báo cáo cho mẹ biết.Qua thời gian con nghiên cứu về trồng trọt hôm nay kết quả của con đã thành đạt. Xin mẹ hãy xem thành quả của con.

 (ra ngoài bưng chậu cây vào) Thưa mẹ. Đây kết quả của con, con trồng bây giờ nó đã lên một cây nở rất nhiều hoa và nhiều trái. Đó mẹ thấy không, một cái cây mà mọc ra: cam nè, chanh nè, ổi nè. Có muối ớt luôn.

Quân sư: ổi ổii! Lâu quá rồi, ta mới thấy. Hồi mà ta còn làm dân nữ, ngày nào cuãng ăn cốc ăn ổi lúc mà bắt vô làm quân sư đâu có ăn dduocj đâu có dám đi ra ngoài. Ngoài dân thường sợ bị khi dễ. ngon quá. Ngồi xuống ăn.

Nữ hoàng:  bà quân sư

Quân sư: hả. ổi ngon lắm, ăn ăn.

Nữ hoàng: bà quân sư, trở về chổ ngồi.

Kim: ăn thành quả con đi, ngon lắm.

Quân sư: ta nhớ rồi, trả nè.

Nữ hoàng: giỏi lắm. Ta đã thấy được thành quả của con. Con hãy đứng qua một bên chờ một lát ta sẽ tuyên bố. (quay sang Mộc) …Mộc con, hãy cho ta xem thành quả của con.

Mộc: Thưa mẹ. tuy cây của con trồng không có nhiều quả như là anh của con nhưng mà nó rất có chất lượng. Hy vọng mẹ và quân sư sẽ hài long. Xin trình mẹ.

(Mộc ra ngoài lấy)

Mộc: hấp dẫn vô cùng, mới đem ra là đã nghe được mùi thơm thoang thoảng của nó. Xin được trình làng

Quân sư: (sau khi thấy trái sầu riêng thì phấn khích) a, nó đây rồi, ta già rồi nhưng trước khi chết ta cũng phải được ăn 1 lần mới hả dạ.

Nữ hoàng: Bà quân sư hãy trở về chỗ (quân sư về vị trí) Mộc Con hãy cho mẹ biết thành quả của con gọi là gì?

Người con thứ 2: Dạ thưa mẹ, cây nầy nhe con đổ công đổ sức quá trời luôn nhe, con chăm đất, chăm phân, con tưới nước nè, đó rồi con tìm tất cả các loại thảo dược con ướp vô nó mới được như vây đó chứ , dạ cây này có tên gọi vô cùng đặc biệt. Tên của nó là cây sầu mộng.

Quân sư: nó xạo, cây này tên là sầu riêng ta ăn ta biết mà (nói nhỏ với nữ hoàng)

Mộc: dạ nghe hết trơn rồi, đừng có nói lén. Sâu riếng là mấy trái bình thường thôi còn cây này nó cao cấp hơn gọi là sầu mộng. Dạ thưa mẹ cây này có hai đặc tinh rất là quan trọng, thịt ăn bổ còn vỏ thì làm vũ khí. Dạ thưa mẹ, mẹ không tin, quân sư không tin xuống đây con mời ăn thử.

Quân sư: trời ơi nãy giờ ta chờ câu này lâu lắm rồi (tính ời vị trí bị nữ hoàng giữ lại nhưng nhất quyết đi)

Mộc: trông cực lắm nhe bà. Khui luôn, trơi ơi ăn cái này ngon lắm nhe bà.

(Vừa mở trái sầu riêng ra tất cả đều ngạc nhiên, trái sầu riêng không có thịt)

Mộc: ủa kì vậy ta. Trời ơi tức tức tức. Tui bị thằng bán dạo lừa rồi.

Quân sư: Mày đổi cho bà đi.

Mộc: đổi sao được con mua dạo mà.

Kim: thôi ăn ổi đở đi bà ơi

Nữ hoàng: Mộc, Ta đã biết được thành quả của con rồi. Con hãy đưa nó sang một bên chờ kết quả.

(quay sang Hỏa) Hỏa con hãy cho ta xem thành quả của con đi nào.

Hỏa: Thưa mẹ.Thành quả của con là cây vàng, bạc.

Nữ hoàng: Tốt lắm. Con hãy đưa nó sang một bên mà chờ đợi kết quả. Thế người con thứ 4 của ta. Thủy cho mẹ xem thành quả của con nào.

Thủy: Kết quả của con trồng là một cây có rất xinh đẹp, thưa mẹ. mẹ thấy chưa, thuy nó không có nhiều trái nhưng nó mà dung trang trí hoàng cung của ta là rất đẹp ạ.

Quân sư: Cây gì mà lạ vậy.

Nữ hoàng: Giỏi lắm. Con hãy sang một bên mà chờ đợi kết quả.  Con út hãy cho ta xem thành quả của con.

Người con út: Dạ, thưa mẹ. Con xin lỗi mẹ. Con đã đem những hạt giống của mẹ về trồng trọt rất kĩ, chăm bón rất kĩ mà nó không lên một cây nào cả mẹ a!

Nữ hoàng: Dẫu sao thì con cũng phải cho mẹ xem chứ.

Người con út: Dạ, thưa mẹ.

Nữ hoàng: Ôi ! Chỉ là đất và hạt giống thôi à?

4 người con: trời ơi, không có gì hết trơn.

Mộc: ý có, có con trùng đất.

 Nữ hoàng: Các con hãy nghe ta tuyên bố đây. Người sẽ thay ta cai trị bộ lạc này sẽ là con út.

Người con cả: Con có ý kiến. Em con đâu có trồng lên cây nào đâu. Con trồng lên cây có rất nhiều trái mà.

Nữ hoàng: Các con quả là to gan. Các con dám lừa gạt cả ta mà không biết hối lỗi à. Ta nói cho các con biết những hạt giống mà ta đưa cho các con ta đã luột chín cả rồi thì làm sao mà nó có thể nảy mầm được.

Quân sư: Chính tay ta đã luột mà làm sao mà lên được. (ha ha)

 Nữ hoàng: Muốn trở thành một vị thủ lĩnh để cai trị bộ lạc này, Không phải các con có sức khỏe, trí thông minh và tài thao lược là đủ mà các con cần phải có long trung thực và long nhân hậu. Các con nghe rõ chưa?

5 người con: Dạ thưa mẹ.

Dẫn truyện: Vị nữ thủ lĩnh đã tìm được người kế vị. Người con út. Sau khi lên ngôi đã tiếp tục rèn luyện để nâng cao kiến thức của mình. Người em còn mời anh chị của mình cùng tham gia trị vì bộ lạc. Và bộ lạc của họ ngày càng lớn mạnh và đã trở thành một vương quốc nổi tiếng.


Hết

KỸ NĂNG DẠY ĐÁNH TRỐNG NGHI THỨC

CHO THIẾU NHI

 A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1 . Giới thiệu về trống đội.

 Bộ trống của thiếu nhi Việt Nam có tối thiểu 3 trống (trong đó: có 1 trống cái và 2 trống con).

- Trống cái (trống to):

·   Có độ cao từ 15 đến 20cm, có 2 mặt da, đường kính từ 45 đến 55cm.

·   Khi sử dụng dùng một dùi gỗ to có 1 đầu bọc bông hạt len dạ làm cho tiếng trống trầm đục hơn.

·   Ưu thế: giữ nhịp cho cả dàn nhạc, nhấn mạnh các trọng âm.

- Trống con (trống nhỏ):

·   Có độ cao 10 đến 15cm, có 2 mặt da hoặc platic, đường kính 30 đến 35cm.

·   Khi sử dụng dùng 2 dùi gỗ nhỏ dài 30 đến 35cm.

·   Ưu thế: biểu hiện được mọi hình thức tiết tấu phức tạp.

Ứng dụng:

- Trống Chào cờ: Thực hiện 3 hồi trong Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

- Trống Chào mừng: Thực hiện trong Lễ đón đại biểu, Lễ Chào mừng.

- Trống hành tiến: Thực hiện khi đội ngũ hành tiến.

2. Cách đeo trống.

v    Đeo trống cái:đeo trống vào người, choàng dây chéo từ trái sang phải xuống dưới (luồng tay phải qua dây trống và dây trống nằm trên vai trái), mặt trống hơi vuông góc so với mặt đất.

v    Đeo trống con:đeo trống vào người, choàng dây chéo từ vai trái chéo xuống hông phải(dây trống nằm trên vai trái), mặt trống hơi song song so với mặt đất.

3. Cách cầm dùi.

v    Cầm dùi trống cái:cầm bình thường bằng tay thuận ở cuối dùi trống, tay trái nắm chặt thành trống để giữ trống.

v    Cầm dùi trống con:

+ Tay phải: nắm tự nhiên, bàn tay úp.

+Tay trái: bàn tay ngữa. Cả hai tay cầm khoảng 2/3 dùi tính từ đầu dùi.

4. Cách đánh trống.

* Tay phải (tay úp)

 - Ký hiệu bằng chữ: P.

 Ký hiệu số: 1, 3, 5, 7, 9 (nốt chính) - cầm dùi để gần sát mặt trống.

* Tay trái (tay ngửa)

 - Ký hiệu bằng chữ: T.

 Ký hiệu số: 2, 4, 6, 8 (nốt phụ) - cầm dùi cách mặt trống từ 10 - 15cm.

* Khi đánh, tay phải (nốt chính) và tay trái (nốt phụ) rơi cùng một lúc xuống mặt trống đồng thời đảo tay.Chú ý nhấn mạnh vào nốt chính và khi đánh 2 tay không vung cao, tuyệt đối không dùng lực của 2 cánh tay mà chỉ dùng cổ tay lắc theo chiều xuống của dùi, các ngón tay nắm dùi một cách tự nhiên.

B. GIÁO ÁN

      I.            Mục tiêu:

1.     Kiến thức

-         Giúp nắm vững lý thuyết, tiết tấu của các bài trống .

-         Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của các bài trống.

-         Biết cách đeo trống, cầm dùi trống và đánh trống.

2.     Kỹ năng:

-         Thành thạo các thao tác: cầm dùi, đeo trống, cách đánh trống.

-         Giúp các bạn thuộc và đánh được các bài trống.

-         Biết hướng dẫn cách đánh các bài trống.


3.     Thái độ:

-         Có tinh thần đồng đội, có ý thức tổ chức kỷ luật.

   II.            Nội dung – Phương pháp:

1 vì sao nói công tác Đội là một khoa học
    Nội dung:

-         Giới thiệu về trống đội.

-         Cách đeo trống, cầm dùi trống.

-         Cách đánh các bài trống bao gồm: trống chào cờ, trống chào mừng và trống hành tiến.

    Phương pháp:

-         Diễn giảng – phân tích – trực quan – thực hành mẫu.

-         Luyện tập cá nhân.

III.            Đồ dùng dạy học:

-         Chuẩn bị dùi trống.

-         Các bộ trống.

IV.            Hoạt động dạy học

Tên hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Người dạy

1. Giới thiệu bài

Chào các em!

GV đặt câu hỏi: Các em có biết gì về trống chưa?

GV dẫn vào bài: Việc đánh trống đối với một người chưa hề biết gì về trống là một điều không dễ. Vậy làm thế nào để các em đánh được một bài trống hay? Hôm nay, thầy(cô) sẽ hướng dẫn các em kỹ năng đánh trống nghi thức đội.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Nghị


2. Giới thiệu về trống đội

- GV giới thiệu về trống:

Bộ trống của thiếu nhi Việt Nam có tối thiểu 3 trống (trong đó có 1 trống cái và 2 trống con).

- Trống cái (trống to):

·   Có độ cao từ 15 đến 20cm, có 2 mặt da, đường kính từ 45 đến 55cm.

·   Khi sử dụng dùng một dùi gỗ to có 1 đầu bọc bông hạt len dạ làm cho tiếng trống trầm đục hơn.

·   Ưu thế: giữ nhịp cho cả dàn nhạc, nhấn mạnh các trọng âm.

- Trống con (trống nhỏ):

·   Có độ cao 10 đến 15cm, có 2 mặt da hoặc platic, đường kính 30 đến 35cm.

·   Khi sử dụng dùng 2 dùi gỗ nhỏ dài 30 đến 35cm.

·   Ưu thế: biểu hiện được mọi hình thức tiết tấu phức tạp.

Ứng dụng:

- Trống Chào cờ: Thực hiện 3 hồi trong Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

 - Trống Chào mừng: Thực hiện trong Lễ đón đại biểu, Lễ Chào mừng.

 - Trống hành tiến: Thực hiện khi đội ngũ hành tiến.

- HS lắng nghe và quan sát.

- Nghị


3. Hướng dẫn cách đeo trống , cầm dùi trống và đánh trống.

* Hướng dẫn cách đeo trống:

- Trống cái:

GV yêu cầu HS lên đeo thử.

GV nhận xét

v    Kết luận: Khi đeo trống vào người, choàng dây chéo từ trái sang phải xuống dưới (luồng tay phải qua dây trống và dây trống nằm trên vai trái), mặt trống hơi vuông góc so với mặt đất.

Cho HS thực hiện lại.

- Trống con:

GV yêu cầu hs lên đeo thử.

GV nhận xét

v    Kết luận: Khi đeo trống vào người, choàng dây chéo từ vai trái chéo xuống hông phải (dây trống nằm trên vai trái), mặt trống hơi song song so với mặt đất.

Cho HS thực hiện lại

* Hướng dẫn cách cầm dùi: (GV phát dùi trống cho lớp).

- Cầm dùi trống cái: cầm bình thường bằng tay thuận ở cuối dùi trống, tay trái nắm chặt thành trống để giữ trống.

- Cầm dùi trống con:

+ Tay phải: nắm tự nhiên, bàn tay úp.

+Tay trái: bàn tay ngữa. Cả hai tay cầm khoảng 2/3 dùi tính từ đầu dùi.

* Hướng dẫn cách đánh trống:

Khi đánh hai tay không vung cao, tuyệt đối không dùng lực của hai cánh tay mà chỉ dùng cổ tay lắc theo chiều xuống của dùi, các ngón tay khác nắm dùi một cánh nhẹ nhàng, tự nhiên.

- 2 HS lên thực hiện, lớp nhận xét

- HS lắng nghe

HS thực hiện

- 2 HS lên thực hiện, lớp nhận xét

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS quan sát, thực hiện.

- HS quan sát, thực hiện.

- HS lắng nghe

- Phúc

4. Tiến hành dạy các bài trống

* Trống chào cờ:

- Giới thiệu bài trống (phát nội dung bài trống cho HS).

- Giải thích các kí tự trong bài trống.

- Hướng dẫn cho HS đọc lời bài trống.

-  Cho HS xem bài đánh trống mẫu.

GV vừa phân tích vừa dạy HS đánh

- Hướng dẫn cho HS cách đánh trống con của bài trống chào cờ.

- Chia lớp thành 4 nhóm để luyện tập.

GV quan sát hướng dẫn thêm

- Khi đã tập xong cho một vài HS lên đánh thử bằng cách mời 2 nhóm lên thi đua.

- GV nhận xét nhóm nào đánh đều và đúng nhịp

* Trống chào mừng:

- Giới thiệu bài trống (phát nội dung bài trống cho HS).

- Giải thích các kí tự trong bài trống.

- Hướng dẫn cho HS đọc lời bài trống.

-  Cho HS xem bài đánh trống mẫu.

GV vừa phân tích vừa dạy HS đánh

- Hướng dẫn cho HS cách đánh trống con của bài trống chào mừng.

- Chia lớp thành 4 nhóm để luyện tập.

GV quan sát hướng dẫn thêm

- Khi đã tập xong cho một vài HS lên đánh thử bằng cách chọn ngẫu nhiên các em ở các nhóm khác nhau cùng đánh thử.

- GV nhận xét

* Trống hành tiến:

- Giới thiệu bài trống (phát nội dung bài trống cho HS).

- Giải thích các kí tự trong bài trống.

- Hướng dẫn cho HS đọc lời bài trống.

-  Cho HS xem bài đánh trống mẫu.

GV vừa phân tích vừa dạy HS đánh

- Hướng dẫn cho HS cách đánh trống con của bài trống hành tiến.

- Chia lớp thành 4 nhóm để luyện tập.

GV quan sát hướng dẫn thêm

- Khi đã tập xong cho một vài HS lên đánh thử bằng cách chọn ngẫu nhiên.

- GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc

- HS quan sát

- HS luyện tập

- HS thực hiện

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc

- HS quan sát

- HS luyện tập

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- HS đọc

- HS quan sát

- HS thực hiện

- Nang

- Ý

- Nga


5. Củng cố

GV cho đội trống mẫu đánh lại 3 bài trống

GV nhận xét tiết học, dặn dò.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Nga

Đội trống mẫu:

-         Trống chào cờ: Trúc (trống cái); Nga, Nghị, Ý, Phúc (trống con).

-         Trống chào mừng: Nga (trống cái); Nang, Nhươn, Phúc, Trúc (trống con).

-         Trống hành tiến: Nang (trống cái); Ý, Trúc, Phúc, Nhươn (trống con).