Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bạch cầu trong máu là thành phần không thể thiếu, giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu. Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể từ đó phát hiện những bất thường. Vậy số lượng bạch cầu trong máu ở một người bình thường là bao nhiêu?

Bạch cầu trong máu còn được gọi là bạch huyết cầu, dân gian thường gọi là “tế bào máu trắng”. Đây là một tế bào miễn dịch và là một thành phần quan trọng của máu, chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bạch cầu trong máu là một tế bào miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu

Bạch cầu gồm 3 loại chính là: bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân.

2.1. Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil), được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu đa nhân (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 – 5 múi).

2.2. Tế bào Lympho

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lympho là tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên.

2.3. Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có chức năng “dọn dẹp chân không” của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

3. Số lượng bạch cầu trong máu ở người bình thường là bao nhiêu?

Ở một người bình thường, số lượng bạch cầu trong máu rơi vào khoảng từ 4.0 đến 10.0G/L. Và chỉ số dùng để đo số lượng bạch cầu là chỉ số WBC, chỉ số này có trong xét nghiệm tổng phân tích máu thường quy.

– Nếu chỉ số WBC tăng cao hơn so với mức bình thường, thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,..

– Nếu chỉ số WBC giảm hơn so với mức bình thường, cảnh báo bạn đang thiếu hụt vitamin B12, giảm trong bệnh suy tủy hoặc nhiễm khuẩn,…

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bạch cầu trong máu cao hay thấp đều cảnh báo những nguy hiểm đến sức khỏe, bạn cần chú ý

4. Các chỉ số xét nghiệm khác đánh giá bệnh bạch cầu

Chỉ số WBC phản ánh số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Tuy nhiên để có căn cứ chính xác đánh giá các bệnh lý về bạch cầu thì ngoài chỉ số WBC, bác sĩ còn phải căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu khác liên quan để đánh giá như: chỉ số NEUT, LYM, MONO, EOS, BASO,…

4.1. NEUT (Neutrophil – Bạch cầu trung tính)

– Giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy,…
– Giảm: nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…

4.2. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

– Giá trị bình thường: 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L).– Tăng: nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, bệnh CLL, bệnh Hogdkin,…

– Giảm: giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…

4.3. MONO (Monocyte – Bạch cầu Mono)

– Giá trị bình thường: 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L).– Tăng: chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng mono, trong rối loạn sinh tủy,…

– Giảm trong các trường hợp thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng glucocorticoid…

4.4. EOS (Eosinophil – Bạch cầu đa múi ưa axit)

– Giá trị bình thường: 0- 7% (0- 0.8 G/L).
– Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

4.5. BASO (Basophil – Bạch cầu đa múi ưa kiềm)

– Giá trị bình thường: 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L)
– Tăng: một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.

4.6. LUC (Large Unstained Cells)

– Có thể là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non.– Giá trị bình thường: 0- 4% (0- 0.4G/L).

– Tăng: bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus (LUC bình thường ko loại trừ nhiễm virus vì không phải tất cả các virus có thể làm tăng số lượng LUC),…

5. Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu ở đâu?

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan giúp đánh giá các bệnh lý về bạch cầu. Từ đó bác sĩ sẽ có những căn cứ để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các chỉ số này sẽ được phản ánh trong kết quả xét nghiệm máu và bạn nên chọn một đơn vị uy tín để thực hiện dịch vụ này.

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Chỉ số xét nghiệm máu giúp phản ánh nhiều bệnh lý mà bạn có thể gặp phải

Như vậy, số lượng bạch cầu ở người bình thường là từ 4.0 đến 10.0G/L. Hãy thực hiện xét nghiệm máu nói riêng cũng như việc thăm khám nói chung tại các cơ sở uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Nếu số lượng hoặc tình trạng bạch cầu bất thường, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong kiểm tra và điều trị.

Ngày 23/3/2019, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Lao 24/3/2019 và phát động chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh Lao đến năm 2030. Tham dự hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân, Sở Y tế, Chương trình chống Lao các tỉnh/ thành phố thuộc Trung ương, các tổ chức quốc tế…

Xem chi tiết
Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bạch cầu là gì? Các chỉ số của bạch cầu

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc…

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Khi phát hiện tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… bạch cầu sẽ tiến hàng khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Phân loại bạch cầu

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau và đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là bảo vệ cơ thể. Căn cứ vào hình dáng của nhân và có hoặc không có hạt bào tương trong tế bào, sẽ phân ra các loại bạch cầu gồm:

Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân)

Chứa những hạt lớn trong bào tương. Trong bạch cầu hạt lại chia ra: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan.

+ Bạch cầu trung tính: Chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong cơ thể nếu có.

+ Bạch cầu ái kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường tăng số lượng sau một phản ứng dị ứng.

+ Bạch cầu ái toan: Chịu trách nhiệm đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm của cơ thể.

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Tế bào lympho

Tế bào lympho bao gồm:

+ Tế bào lympho B: Tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với phản ứng với nhiễm trùng.

+ Tế bào lympho T: Giúp nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng. Sau khi được hoạt hóa, bạch cầu Lympho T sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.

Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân)

Chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính, chúng sẽ phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.

Chỉ số WBC là gì?

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

Số lượng bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen;

– Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;

– Tình trạng viêm: viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu;

– Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng;

– Bệnh bạch cầu;

– Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Bạch cầu và tiểu cầu: chiếm bao nhiêu phần trăm

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Số lượng bạch cầu thấp

Các tình trạng có thể gây giảm lượng bạch cầu bao gồm:

– Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV

– Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

– Rối loạn tủy xương;

Bệnh bạch cầu;

– Ung thư hạch;

– Nhiễm trùng huyết;

– Thiếu vitamin B-12.

Số lượng bạch cầu tăng cao hoặc giảm là những chỉ số quan trọng để bác sĩ có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc