Bài tập trắc nghiệm về hno3 lớp 11 năm 2024

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 9.

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

Bài giảng Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

Câu 1: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  1. 7,36.
  1. 10,23.
  1. 9,15.
  1. 8,61.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

nFe=0,02 mol; nHCl=0,06 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

→nH+du = 0,06 – 0,02.2 = 0,02 mol

3Fe2+ + 4H++NO3−→3Fe3++NO+2H2O0,015← 0,02Fe2++Ag+→Ag↓+Fe3+0,005 →0,005Cl−+Ag+→AgCl↓0,06 →0,06 →m↓=mAgCl+mAg→m↓=0,06.143,5+0,005.108=9,15 gam

Câu 2: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

  1. Al, Zn, Cu
  1. Al, Cr, Fe
  1. Zn, Cu, Fe
  1. Al, Fe, Mg

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các kim loại Al, Cr, Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNO3 đặc, nguội do tạo trên bề mặt kim loại một lớp màng oxit đặc biệt, bền với axit và ngăn cản hoặc ngừng hẳn sự tiếp diễn của phản ứng.

Câu 3: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là

  1. NO.
  1. NO2.
  1. N2O.
  1. NH3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

3Cu + 2NO3−+8H+→3Cu2++2NO+4H2O

2NO + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

Câu 4: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?

  1. 1 lít.
  1. 1,25 lít.
  1. 1,5 lít.
  1. 2 lít.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

nCu=0,3 mol; nNaNO3=0,5 mol; nHCl=1 molCu→Cu2++2e0,3→ 0,64H++NO3−+3e→NO+2H2O0,8←0,2←0,6

→ Cu phản ứng hết,H+dư.

→nNaOH=2nCu2++nH+dư = 2.0,3 + (1 - 0,8) = 0,8 mol

→VNaOH=0,80,4=2 lít

Câu 5: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

  1. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  1. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  1. CuS, Pt, SO2, Ag.
  1. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Loại A, B và C do HNO3 không phản ứng với BaSO4; Au; Pt.

Câu 6: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu

  1. xanh
  1. vàng
  1. da cam
  1. không màu

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Dung dịch thu được có màu xanh.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là

  1. 19,5.
  1. 20,1.
  1. 18,2.
  1. 19,6.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Dung dịch Y gồm Cu2+: 0,03 molMg2+: 0,09 molK+: 0,07 molSO42−: 0,16 molNH4+: a mol

Bảo toàn điện tích ta có:

0,03.2 + 0,09.2 + 0,07.1 + a.1 = 0,16.2

→ a = 0,01 mol

Bảo toàn H: nH2O=0,16.2−0,01.42=0,14 mol

Bảo toàn khối lượng cho phương trình:

mcation KL+mNO3−+mH++mSO42−=mcation KL+mNH4++mSO42−+mH2O+mk→mNO3−+mH+=mNH4++mH2O+mk

→ mkhí = 0,07.62 + 0,16.2.1 – 0,01.18 – 0,14.18 = 1,96 gam

→ x=1,960,05.2=19,6

Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

  1. Fe2O3.
  1. FeO.
  1. Fe(OH)3.
  1. Fe2(SO4)3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO

→ Chất này đóng vai trò là chất khử.

→ FeO thỏa mãn.

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 26,52 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 20Co thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20Co, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  1. 90.
  1. 14.
  1. 19.
  1. 33.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

nAl2O3=0,26 mol→nAl(NO3)3=0,52 mol

→ 247 gam dung dịch X 110,76 gam Al(NO3)3136,24 gam H2O

ntinh thể = a mol

→ Sau kết tinh, dung dịch chứa (110,76 −213a) gam Al(NO3)3(136,24−162a) gam H2O

→110,76−213a136,24−162a=75,44100

→a=0,0879 mol

→m=32,9625 gam

Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3:2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 27,84 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là

  1. 0,09.
  1. 0,08
  1. 0,12.
  1. 0,06.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

27,84 gam chất rắn T gồm Fe (x mol), Cu (3y mol) và Ag (2y mol)

Bảo toàn khối lượng:

56x + 64.3y + 108.2y = 27,84 (1)

Bảo toàn electron:

3x + 2.3y + 1.2y = 0,33.2 (2)

Từ (1) và (2) → x = y = 0,06 mol

Bảo toàn electron khi X tác dụng với Y:

(a−x).2+0,21.2=2.3y+1.2y→a=0,09 mol

Câu 11: Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là

  1. 46,98%.
  1. 41,76%.
  1. 52,20%.
  1. 38,83%.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Y+ NaOH thu được dung dịch chứa Na+ (0,91 + 0,01 = 0,92 mol), SO42−(0,46 mol).

Bảo toàn điện tích vừa đủ ⇒ Y không còn NO3−

- Đặt u là tổng khối lượng của Fe2+, Fe3+, Mg2+. Đặt nNH4+ \= v mol

mmuối = u + 18v + 0,01.23 + 0,46.96 = 58,45 gam (1)

nOH−rong kết tủa = (0,91 − v) mol

→ m↓ \= u + 17.(0,91 − v) = 29,18 gam (2)

Từ (1), (2) → u = 13,88 gam và v = 0,01 mol

nNO3− (X)=mX−u62 \= 0,15 mol → nFe(NO3)3=0,05 mol

→ % Fe(NO3)3 =0,05.24223,18.100 \= 52,20%

Câu 12: Chất X có công thức Fe(NO3)3. Tên gọi của X là

  1. sắt(II) nitrit.
  1. sắt(III) nitrat.
  1. sắt(II) nitrat.
  1. sắt(III) nitrit.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Fe(NO3)3 có tên gọi là sắt(III) nitrat.

Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  1. Mg(NO3)2.
  1. NaCl.
  1. NaOH.
  1. AgNO3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

2AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Câu 14: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

  1. Fe(NO3)3.
  1. Fe(NO3)2.
  1. Fe(NO3)2 và KNO3.
  1. Fe(NO3)3 và KNO3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2KCl

3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl

→ Kết tủa X gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

→ Muối là Fe(NO3)3.

Câu 15: Số oxi hóa của sắt trong Fe(NO3)3 là

  1. +3.
  1. -2.
  1. +2.
  1. -3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Số oxi hóa của sắt trong Fe(NO3)3 là +3

Câu 16: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitơ đioxit gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitơ đioxit là

  1. NH3.
  1. NO.
  1. NO2.
  1. N2O.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Công thức của nitơ đioxit là NO2.

Câu 17: Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là

  1. Cu.
  1. Fe.
  1. Mg.
  1. Zn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

nAg=0,006 mol

→MR=0,1950,003=65 → R là Zn

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?

  1. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
  1. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
  2. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.
  1. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

2Fe + 3Cl2 →to 2FeCl3

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3. (d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich NaAlO2. (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

  1. 4.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 5.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

BaCl2 + KHSO4 → BaSO4 ↓ + KCl + HCl

2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

3NH3 + Al(NO3)3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3

4HCl + NaAlO2 → NaCl + AlCl3 + 2H2O

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Câu 20: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?

  1. H2SO4 loãng.
  1. HNO3 đặc, nguội.
  1. HNO3 loãng dư.
  1. dung dịch CuSO4.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Câu 21: Hoa cẩm tú cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của cẩm tú cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

< 7

\= 7

\> 7

Hoa sẽ có màu

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là

  1. hồng - lam.
  1. lam – hồng.
  1. trắng sữa – hồng.
  1. hồng – trắng sữa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi trồng hoa cẩm tú cầu, nếu bón thêm ít vôi (CaO) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu hồng. Đó là do CaO phản ứng với nước tạo Ca(OH)2 có tính kiềm khiến cho pH đất > 7 và ở pH này hoa sẽ có màu hồng.

- Ngược lại, nếu bón đạm hai lá (NH4NO3) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lam. Đó là do NH4+ phân li trong nước cho ion H+ khiến cho pH đất < 7 và ở pH này hoa sẽ có màu lam.

Câu 22: Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3− có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

  1. (1) và (3).
  1. (2) và (4).
  1. (2) và (3).
  1. (1) và (2).

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

(1), (2) đúng.

(3) sai vì các muối nitrat của kim loại mạnh (kali, natri,…) khi bị nhiệt phân sinh ra muối nitrit và O2.

(4) sai vì các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy.

Câu 23: Nhận định nào sau đây là sai ?

  1. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
  1. HNO3 (loãng hoặc đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
  1. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
  1. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì:

NH4NO2 →toN2 + 2H2O

NH4NO3 →toN2O + 2H2O

Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNO3 từ

  1. NH3 và O2
  1. NaNO2 và H2SO4 đặc.
  1. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc.
  1. NaNO2 và HCl đặc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Để điều chế một lượng nhỏ axit nitric trong phòng thí nghiệm, người ta đun nóng hỗn hợp natri nitrat hoặc kali nitrat rắn với axit H2SO4 đặc:

NaNO3 + H2SO4 đặc→to HNO3 + NaHSO4

Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

  1. FeO, NO2, O2.
  1. Fe2O3, NO2.
  1. Fe, NO2, O2.
  1. Fe2O3, NO2 , O2.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

4Fe(NO3)3 →to 2Fe2O3 + 12NO2↑ + 3O2↑

Câu 26: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

  1. 42.
  1. 38.
  1. 40,67.
  1. 35,33.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

mFe3O4=mCuO=23,22=11,6 gam

→nFe3O4=0,05 mol; nCuO=0,145 mol

Dung dịch Y gồm Fe(NO3)3 (0,15 mol) và Cu(NO3)2 (0,145 mol).

→ mY = 242.0,15 + 188.0,145 = 63,56 gam

nH2O=nHNO32=0,385 mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

mX+mHNO3=mY+mZ+mH2O

→23,2+0,77.63=63,56+mZ+0,385.18

→mZ=1,22 gam

Bảo toàn nguyên tố N:

0,77 = 0,15.3 + 0,145.2 + nZ

→ nZ = 0,03 mol

→ M¯Z=1,220,03≈40,67

Câu 27: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là