Bị game lậu lừa đảo xử lý thế nào năm 2024

(PLVN) - Game lậu, game không phép từ lâu đã xuất hiện tràn lan trên thị trường game Việt, ảnh hưởng không nhỏ tới người chơi cũng như các doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, game lậu được hiểu là tất cả trò chơi trực tuyến mà không có giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản phát hành ở Việt Nam. Tuy đã có những quy định nghiêm khắc dành cho những tựa game không có bản quyền chính thống và sự phản đối gay gắt đến từ phía chính quyền và truyền thông, game lậu vẫn hiên ngang tồn tại và trở thành một vấn nạn khó kiểm soát của làng game Việt.

Tình trạng game lậu tại Việt Nam hiện nay đã được Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) chỉ ra tại Hội nghị triển khai giải pháp ngăn chặn thanh toán cho game không phép diễn ra ngày 23/3/2023 với sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an cùng các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp game, doanh nghiệp viễn thông di động…

Bị game lậu lừa đảo xử lý thế nào năm 2024

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Bộ TT&TT cho biết nguyên nhân doanh thu game lậu lên tới 5.000 tỷ mỗi năm, chiếm đến 30% tỷ trọng của thị trường game Việt Nam là do việc nạp tiền cho game không phép thường thông qua chuyển khoản ngân hàng (Internet Banking) và các cổng trung gian thanh toán khác, được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa các game lậu và game có giấy phép phát hành chính thống.

Tại hội nghị, đại diện các trung gian thanh toán như VTC Pay, Napas, Viettel Money cũng đã cam kết tuân thủ pháp luật, từ chối thanh toán cho các game phát hành trái phép và đồng kiến nghị các cơ quan chức năng sớm gửi danh sách liệt kê toàn bộ các server game lậu đang tràn lan trên mạng Internet để sớm có biện pháp ngăn chặn từ đầu.

Hậu quả nghiêm trọng của game không phép tại thị trường Việt Nam

Với những nội dung và các yếu tố phần mềm chưa được kiểm duyệt, game lậu tiềm ẩn những mối nguy hại cho xã hội và cho người dùng, đặc biệt là có thể chứa các loại mã độc, virus, gây ra những rủi ro về độ an toàn bảo mật và làm lộ thông tin cá nhân quan trọng của người dùng. Cùng với đó, các hacker từ game lậu cũng hoàn toàn có thể công khai hoặc rao bán cho các đơn vị khác các thông tin, dữ liệu với mục đích lừa đảo, trục lợi người chơi.

Bị game lậu lừa đảo xử lý thế nào năm 2024

VTV từng đưa tin cảnh báo về các game lậu, hoạt động trái phép.

Sở hữu doanh thu chiếm hữu thị trường một cách bất hợp pháp, game lậu vẫn mang lại nhiều giá trị mà các game thủ vẫn vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những cái thiệt về sau. Vấn nạn game sập, tiền mất là rủi ro không thể tránh khỏi vì các game không chính thống thường xuyên đột ngột đóng cửa.

Game lậu thường hướng đến lợi nhuận nhất thời, sau khi đã thành công thu về khoản tiền nạp lớn từ người dùng thì sẵn sàng bỏ mặc người chơi mà đóng cửa một cách vô trách nhiệm. Hậu quả để lại là những mất mát cả về tiền bạc lẫn tinh thần cho người chơi game lậu.

Điển hình, một server không có giấy phép phát hành của tựa game Con Đường Tơ Lụa - SilkRoad Online qua nhiều năm vẫn duy trì cộng đồng đông đảo. Mới đây, server này đã đóng cửa mà không có một lời giải thích nào khiến đa phần các người chơi trung thành với tựa game này lo lắng vì sợ mất trắng tài khoản. Bản quyền của SilkRoad Online hiện đã được VTC Game mua lại và chuẩn bị chính thức ra mắt với công chúng.

Nổi bật trong dòng game không chiến tại Việt Nam, Phi Đội là tựa game có bản quyền phát hành thuộc sở hữu của VTC Game đã bị rất nhiều những phiên bản đạo nhái lại một cách trắng trợn. Trước sự lên án gắt gao từ phía truyền thông và các game thủ chân chính, một số server đã bất ngờ tuyên bố chính thức đóng cửa, số còn lại vẫn đang hoạt động trên thị trường một cách bất hợp pháp và cần có những biện pháp mạnh đối với những server lậu này.

Trước thực trạng nhức nhối trên, Bộ TT&TT nêu rõ sẽ lập tổ chuyên trách liên minh game, chú trọng xử lý các trung gian thanh toán đang hỗ trợ game phát hành xuyên biên giới một cách trái phép, đồng thời tiếp tục tăng cường rà soát nghiêm ngặt bằng cách ngăn chặn các đường truyền truy cập website, các IP máy chủ, các cổng game lậu trực tuyến và ứng dụng các tựa game không phép.

Nhà phát hành game Thiên Hạ Online tại Việt Nam có tên Todagame.com, đang bị game thủ lên án và tẩy chay khi họ cho đóng cửa 3 máy chủ trong game, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tung ra sự kiện khuyến khích họ nạp tiền vào game.

Tung ra sự kiện “hút tiền” rồi đóng cửa máy chủ

Todagame.com là một nhà phát hành game mới tại Việt Nam, với hầu hết thông tin về mình đều được dấu kín. Thứ duy nhất xác nhận họ có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh là trên trang chủ có để lại số điện thoại hỗ trợ đường dây nóng với mã vùng 08. Nguyên nhân nhà phát hành game này phải dấu thông tin của mình là do các game của họ phát hành đều không phép tại Việt Nam, trong đó một game họ công khai tên nhà phát hành dưới website là Thiên Hạ Online, 2 game khác mọi thông tin được dấu kín, chỉ để lại số điện thoại hỗ trợ trên trang chủ là Dấu Ấn Rồng Thiêng và Phong Thần Trận (dùng lệnh ping vào trang chủ của 2 game dễ dàng kiểm tra được chúng cùng địa chỉ IP).

Sự cố bắt đầu diễn ra khiến game thủ phản đối khi Todagame bất ngờ thông báo đóng cửa 3 máy chủ là Dự Châu, Kinh Châu và Dương Châu vào ngày 3/11 và 4/11 vừa qua trong game Thiên Hạ Online, với lí do quá ít người chơi. Điều đáng nói, trước khi đóng cửa 3 máy chủ này, nhà phát hành game đã có hành động “rút tiền” game thủ khi vừa tung ra sự kiện “Dũng tướng tái xuất” từ ngày 7/10 đến 7/11/2011. Theo đó, sự kiện này nhằm kêu gọi người chơi cũ (đã dừng chơi game trước 1/9/2011) trở lại với game và khi họ trở lại sẽ được yêu cầu nạp 100.000 đồng để kích hoạt lại tài khoản và sẽ được tặng một món đồ có giá trị cao trong game.

Vì thế, các game thủ đã rất phẫn nộ và phản đối, cho rằng nhà phát hành game đã hành xử thiếu chuyên nghiệp và có dấu hiệu “lừa đảo”. Họ đã bỏ tiền trở lại chơi game và cũng tốn kém rất nhiều tiền để ép đồ, cường hóa trang bị nhằm đầu tư cho nhân vật, nhưng nay bị mất trắng vì hành động tuyên bố đóng cửa các máy chủ game của nhà phát hành. Hàng loạt ý kiến phản đối về việc này đã được các game thủ đưa lên diễn đàn và trang tin điện tử game trong nước.

Trước những phản đối trên, Todagame.com đã có hành động xoa dịu như kêu người chơi vào lại game ở máy chủ mới Triệu Vân và sẽ được đền bù lại trang bị ở các máy chủ cũ, nhưng đây lại là một cách níu kéo có lợi cho nhà phát hành khi bắt buộc game thủ phải chơi lại game của họ, còn không thì sẽ chẳng được gì.

Cái giá của việc chơi game lậu

Thực tế, ở trường hợp trên cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý được việc Todagame.com phát hành game lậu vì nhà phát hành này đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, còn game thủ sẽ khó lòng lấy lại được những gì đã mất vào game của nhà phát hành này, bởi game họ đang chơi là “không phép”. Chính vì thế, game thủ giờ đã phải trả giá cho chính việc chơi game của mình, khi không thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp để đòi lại quyền lợi của mình và phải chấp nhận mất trắng.

Đây không phải lần đầu tiên game thủ được cảnh báo về nguy cơ mất mát khi chơi các game online không phép ở trong nước, bởi cách đây không lâu một nhà phát hành khác cũng phải đóng cửa 2 game của mình theo yêu cầu của cơ quan chức năng, do cung cấp game không phép. Và với việc các game không phép có máy chủ đặt ở nước ngoài đang nở rộ tại Việt Nam hiện nay, nếu không cân nhắc, game thủ sẽ tiếp tục phải trả giá cho việc chơi game của mình.

Tuy nhiên, có thể nói, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc mạnh hơn nữa để giải quyết tình trạng game lậu ở Việt Nam hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp phát hành game chính thống đang kêu ca bị đối xử không công bằng, bởi trong khi game họ muốn xin ra mắt vẫn chưa được cấp phép, game đang phát hành chịu rất nhiều chế tài quản lý, thì nhiều công ty phát hành game lậu vẫn hoạt động công khai mà không bị xử lý gì.