Biên bản ghi nhớ hợp tác la gì

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh có giá trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp cho các bên cảm thấy yên tâm hơn khi ký kết những hợp đồng quan trọng. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh. Vậy những tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh được giải quyết thế nào, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Biên bản ghi nhớ hợp tác la gì

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh (MOU)

Mục Lục

  • Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh (MOU) là gì?
  • Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh
  • Giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh
  • Phương thức giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh
  • Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh (MOU) là gì?

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU- Memorandum of Understanding) là văn bản ghi nhận lại sự thoả thuận giữa các bên, nhằm tạo tiền đề để tiến tới giao kết hợp đồng chính thức.

Trước khi ký một hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên liên quan đều phải trải qua quá trình đàm phán, thương lượng trước khi đưa ra quyết định. Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh được lập ra để ghi lại tất cả những nội dung trong buổi thảo luận, đàm phán đó. Đây là căn cứ cho các bên ghi nhớ và đi đến kết luận cuối cùng

Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

  • Địa điểm, ngày, tháng, năm lập biên bản;
  • Thông tin của các bên liên quan: Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, thư điện tử, người đại diện và chức vụ của người đại diện theo pháp luật;
  • Mục đích chung của thoả thuận ghi nhớ;
  • Nội dung thương lượng, đàm phán:
  • Các điều khoản được đàm phán, thương lượng như: giá cả, công nợ, tiến độ thực hiện công việc, ký kết hợp đồng chính thức, trách nhiệm thông báo trước, trách nhiệm cung cấp thông tin…;
  • Thời điểm và thời hạn phát sinh hiệu lực của biên bản (tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên);
  • Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan;
  • Vấn đề chia sẻ rủi ro: người chịu trách nhiệm nếu có vi phạm hoặc gây ra tổn thất
  • Trường hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực;
  • Giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ so với hợp đồng chính thức
  • Chữ ký của các bên liên quan

Biên bản ghi nhớ hợp tác la gì

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh không phải là hợp đồng nhưng vẫn có giá trị thi hành giữa các bên. Các bên thường sẽ dùng biên bản ghi nhớ để ghi nhận lại ý kiến thống nhất trong quá trình đàm phán và lấy đó làm cơ sở để tiến tới giao kết hợp đồng chính thức. Mặc dù trong biên bản ghi nhớ không dựa trên cơ sở pháp lý nào nhưng nó thực chất sẽ vẫn có tính ràng buộc nhất định.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể của pháp luật về giá trị pháp lý của MOU. Tuy nhiên, trên thực tế thì MOU vẫn có giá trị pháp lý như một hợp đồng nếu được đem ra là chứng cứ kiện tụng.

Hiệu lực của biên bản ghi nhớ được xác định theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ được nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào.

Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải có đầy đủ các nội dung quan trọng sau:

  • Xác định được các bên tham gia vào giao ước;
  • Nêu ra nội dung và mục đích của thoả thuận;
  • Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;
  • Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Phương thức giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Nếu vi phạm cam kết, hoặc xảy ra tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh, có thể giải quyết bằng phương thức thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc kiện ra tòa án. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên. Thông thường, các tranh chấp sẽ được ưu tiên hoà giải bằng các phương thức thương lượng, hoà giải. Nếu việc thương lượng, hoà giải không mang lại hiệu quả thì có thể tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba là trọng tài hoặc Toà án.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, đưa ra các phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua phương thức Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Phương thức này giúp các bên rút ngắn thủ tục tố tụng, đảm bảo bí mật, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian nhưng đòi hỏi chi phí tương đối cao và việc thi hành quyết định trọng tài đôi khi không thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử Nhà nước theo trình tự, thủ tục luật định. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp có thể bị cưỡng chế thi hành nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ Đây thường được xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.

Biên bản ghi nhớ hợp tác la gì

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Tư vấn cách giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh
  • Tham gia thương lượng, đưa ra giải pháp chung cho các bên nhằm giải quyết tranh chấp
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo Đơn khởi kiện
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan
  • Đại diện cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài có thẩm quyền

Khi lập biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp cần phải rà soát các rủi ro pháp lý để hạn chế xảy ra tranh chấp về sau. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần tư thêm về vấn đề giải quyết tranh chấp từ biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư hợp đồng hỗ trợ.

Bản ghi nhớ hợp tác là gì?

Như vậy, bản ghi nhớ hợp tác có thể hiểu đơn giản là văn bản hoặc hình thức tương đương ghi nhận lại toàn bộ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận, thương lượng, thống nhất để làm căn cứ thực hiện/cam kết thực hiện hoặc làm tiền đề để ký kết các hợp đồng cụ thể về từng nội dung, lĩnh vực mà các bên đã thỏa thuận.

Bản ghi nhớ là loại văn bản gì?

Bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ, hay MOU, một thỏa thuận không ràng buộc trong đó nêu rõ ý định của mỗi bên để thực hiện hành động, thực hiện giao dịch kinh doanh hoặc hình thành quan hệ đối tác mới. Loại thỏa thuận này cũng có thể được gọi thư ý định (LOI) hoặc biên bản thỏa thuận (MOA).

Memorandum of Understanding nghĩa là gì?

Bản ghi nhớ (tiếng Anh: Memorandum of Understanding, viết tắt tiếng Anh: MoU) một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương). Nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.