Chân bị vòng kiềng là gì

Chân vòng kiềng là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chân vòng kiềng không tự khỏi hoặc trở nên tồi tệ hơn thì ba mẹ không nên chủ quan. Việc can thiệp, chữa sửa chân vòng kiềng sớm sẽ mang đến cho đôi chân trẻ cơ hội phát triển bình thường.  

Được coi là một phần phát triển bình thường ở trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi, chân vòng kiềng tuy không gây đau đớn hoặc khó chịu cho trẻ, cũng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại, chạy hoặc chơi của trẻ, nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nếu không tự khỏi khi trẻ lên 2 tuổi thì cần phải được can thiệp kịp thời. Bởi càng để lâu, khi xương của trẻ đã cứng thì việc điều chỉnh chân vòng kiềng sẽ càng khó khăn hơn.

Nhiều ba mẹ không may có con bị tật chân vòng kiềng có thể sẽ thắc mắc: Việc chữa chân vòng kiềng tại nhà có nên không? Yoona chân vòng kiềng là gì? Cách làm thẳng chân vòng kiềng như thế nào? Hay, chân cong có chữa được không?… Mời ba mẹ tham khảo các thông tin trong bài viết sau đây.

Trẻ có chân vòng kiềng hay còn gọi là chân cong khi trẻ đứng thẳng hoặc nằm, với tư thế hai chân thẳng sát vào nhau, hai mắt cá chân chạm vào nhau mà hai đầu gối cách xa nhau và hai chân cong hướng ra ngoài. 

Trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi thường có chân vòng kiềng. Bệnh này hiếm khi nghiêm trọng và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Một số trẻ có thể kéo dài chân vòng kiềng đến tuổi lớn hơn và trong một số trường hợp, chân vòng kiềng có thể là dấu hiệu của rối loạn tăng trưởng. 

Chân bị vòng kiềng là gì

Chân vòng kiềng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, thường cả 2 chân có một đường cong giống nhau

>> Xem thêm: 12 vấn đề cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Chân và đầu gối của trẻ em phát triển như thế nào? 

Trẻ nhũ nhi: Chân vòng kiềng có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. 

Trẻ mới biết đi: Từ khoảng 24 đến 36 tháng tuổi, chân của trẻ mới biết đi trở nên thẳng hàng. 

Trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi, trẻ có thể phát triển đầu gối, với đầu gối nghiêng vào trong. 

Khi trẻ lớn lên, chân của trẻ tiếp tục duỗi thẳng ra. Ở độ tuổi 7 đến 8 hoặc đôi khi gần hơn với thanh thiếu niên, kiểu đi bộ của trẻ em thường trở nên bình thường hoặc gần bình thường

Dấu hiệu và triệu chứng của chân vòng kiềng

  • Khi trẻ đứng thẳng hoặc nằm, hai chân thẳng sát vào nhau, hai mắt cá chân chạm vào nhau nhưng hai đầu gối lại cách xa nhau và hai chân cong hướng ra ngoài (hoặc thường hai chân bị cong giống nhau – đối xứng).
  • Chân vòng kiềng sinh lý thường không gây đau hoặc khó chịu, không giới hạn vận động. Ba mẹ có thể lo lắng về hình dạng đôi chân hoặc dáng đi của trẻ, và băn khoăn liệu chân cong có chữa được không? Nhưng chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến khả năng bò, đi hoặc chạy của trẻ. 
  • Đôi khi, trẻ có chân vòng kiềng có thể đi kèm với các ngón chân hướng vào trong hoặc trẻ có thể tỏ ra vụng về trong lúc di chuyển, thường xuyên vấp té. Những vấn đề này thường biến mất khi đứa trẻ lớn lên. Nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi thiếu niên, nó có thể gây khó chịu ở mắt cá chân, đầu gối hoặc hông. 

Nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở trẻ 

Chân vòng kiềng thường phát triển trong năm đầu tiên của trẻ như một phần của sự phát triển tự nhiên mà không rõ nguyên nhân. Hầu hết trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi đều có tình trạng chân vòng kiềng sinh lý:

  • Khi người mẹ mang thai, em bé cần phải xoay và cong một số xương dài để có thể nằm vừa trong tử cung của mẹ. Nên khi sinh ra, trẻ có thể có chân vòng kiềng, đây được gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Nó được coi là một phần bình thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. 

Chân bị vòng kiềng là gì

Tư thế thai nhi trong bụng mẹ có thể đưa đến tình trạng chân vòng kiềng sinh lý

  • Khi một đứa trẻ bắt đầu biết đi, có thể thấy rõ hơn vòng kiềng và chân vòng kiềng có thể tăng lên một chút, tuy nhiên các xương sẽ dần dần tự điều chỉnh và thẳng lại. Trẻ bắt đầu biết đi ở độ tuổi nhỏ hơn có biểu hiện vòng kiềng nhiều hơn. Ở hầu hết trẻ em, hiện tượng chân bị cong ra ngoài có thể sẽ tự hết khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi. 

Chân vòng kiềng ở trẻ lớn thường là do bệnh Blount hoặc một số bệnh lý khác gây chân vòng kiềng mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Còi xương do thiếu vitamin D hoặc canxi kéo dài khiến xương bị yếu và cong. Tình trạng này phổ biến hơn ở những nơi trẻ em không được bổ sung đủ thực phẩm bổ sung vitamin D. Đôi khi bệnh còi xương có thể xảy ra trong các gia đình do vấn đề di truyền liên quan đến cách cơ thể sử dụng vitamin D. 
  • Bệnh Blount: Do sự tổn thương và phát triển không bình thường của đĩa sụn tăng trưởng nằm ở đầu trên xương chày, gây ảnh hưởng đến xương chân. Bệnh Blount phổ biến hơn ở những trẻ thừa cân, bắt đầu tập đi quá sớm hoặc có một thành viên trong gia đình mắc bệnh. Ở một hoặc cả hai chân phát triển bất thường, gây ra một đường cong rõ nét bên dưới đầu gối. Không giống như chân vòng kiềng, bệnh Blount trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quanh đầu gối bao gồm chấn thương, nhiễm trùng hoặc khối u.

Cách khắc phục hay sửa chân vòng kiềng

Vậy có cách nào làm thẳng chân vòng kiềng hay không?

  • Chân vòng kiềng sinh lý không cần điều trị và thường tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên. Trẻ chân vòng kiềng sinh lý không cần hạn chế hoạt động. Trẻ có thể chạy, đi bộ và năng động như những đứa trẻ khác cùng tuổi.

Chân bị vòng kiềng là gì

Trẻ có chân vòng kiềng không bị giới hạn vận động nhưng cần can thiệp sớm trong các trường hợp cụ thể

  • Trẻ mắc bệnh Blount có thể cần sử dụng nẹp hoặc phẫu thuật. Bệnh này không tự hết mà cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây là tình huống mà ba mẹ không thể tự chữa chân vòng kiềng tại nhà.
  • Bệnh còi xương thường được điều trị bằng cách bổ sung vitamin D và canxi vào chế độ ăn. Bệnh còi xương do di truyền có thể cần được điều trị chuyên khoa hơn bởi bác sĩ nội tiết.

Khi nào ba mẹ nên lo lắng về chân vòng kiềng của trẻ? 

Nếu con bạn bị chân vòng kiềng cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, trẻ có thể mắc một tình trạng nghiêm trọng hơn: 

  • Chân vòng kiềng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn sau khi 2 tuổi 
  • Sự xuất hiện bất đối xứng của 2 chân 
  • Khập khiễng khi đi bộ 
  • Đau đầu gối hoặc hông 
  • Chiều cao của trẻ thấp so với chuẩn

Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia chỉnh hình. 

Như vậy, chân vòng kiềng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, như một phần của sự phát triển tự nhiên và có thể tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên. Bên cạnh đó cũng có một số bệnh lý gây ra chân vòng kiềng hoặc chân vòng kiềng kéo dài qua tuổi lên 2 thì phụ huynh cần lưu ý để đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra. Hy vọng bài viết có thể giúp ba mẹ đỡ lo lắng và tự tin hơn trên hành trình nuôi dạy con phía trước.

Nguồn: 

https://kidshealth.org/en/parents/bow-legs.html

https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/b/bowlegs

Chân vòng kiềng nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản đây tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra ngoài, ngay cả khi áp sát mắt cá chân bên trong của 2 chân thì hai đầu gối có xu hướng hướng ra xa nhau và trục của hai chi dưới sẽ tạo thành hình vòng hay dân gian thường gọi là vòng kiềng.

Làm thế nào để khắc phục chân vòng kiềng?

Cách thực hiện:.
Ngồi vào máy tạ. Lựa chọn mức tạ phù hợp..
Mở rộng hai chân bằng vai và đặt chân lên bảng tạ..
Đạp mạnh chân và duỗi thẳng chân. Giữ tư thế 2-3s..
Từ từ cong chân lại về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần..