Chức danh của công việc là gì năm 2024

Chức danh là sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận.

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước.

Thường thì người giữ chức danh nào thì cũng gắn liền với chức vụ đó hoặc một chức danh gắn liền với nhiều chức vụ, Ví dụ: chức danh Chủ tịch nước Việt Nam được pháp luật quy định gắn với các chức vụ: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An ninh, Chủ tịch Ban Cải cách Tư pháp...

Một số trường hợp đặc biệt chức danh không đi liền với chức vụ, ví dụ chức danh Phó Tổng thống Hoa Kỳ giữ chức vụ Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, một số lãnh đạo được phong hàm (chức danh) thứ trưởng nhưng lại được giao nhiệm vụ cục trưởng, nhiều lãnh đạo của Giáo hội Công giáo cũng được phong giám mục, tổng giám mục (chức danh) nhưng lại không làm giám mục coi giáo phận (chức vụ) mà phụ giúp giáo hoàng cai quản Giáo hội hoàn vũ trong Giáo Triều Rôma như Quốc vụ Khanh Toà Thánh, các Tổng trưởng Bộ và viên chức cao cấp Toà Thánh hoặc phụ tá cho Giám mục một giáo phận nào đó... trong khi chức danh đó, về nguyên tắc phải gắn liền với chức vụ coi giáo phận (kể cả Giáo hoàng cũng không phải ngoại lệ khi coi giáo phận Roma)

Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần nghe được các khái niệm như Giáo sư, phó giáo sư, chủ tịch, phó chủ tịch, bác sĩ, dược sĩ,... Các từ trên được gọi là gì? Đó chính là chức danh của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất thực sự của thuật ngữ này. Vậy. chức danh là gì?

Từ khóa liên quan

Chức danh của công việc là gì năm 2024

Chuyên mục

Trên đây Tanca đã cùng bạn tìm hiểu về chức danh nghề nghiệp là gì cũng như tầm quan trọng và tính pháp lý của nó. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn đủ những kiến thức hữu ích về nghề nghiệp viên chức. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều nội dung chất lượng.

Hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể cho chức danh và chức vụ là gì, tuy nhiên để hiểu thế nào là chức danh và chức vụ thì có thể tham khảo nội dung sau:

Theo từ điển luật học thì chức danh và chức vụ được giải thích như sau:

Chức danh

Là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...

Người có chức vụ

Là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (theo Bộ luật Hình sự 2015)

Theo đó, chức vụ có thể hiểu là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ vị trí, địa vị, vai trò của một cá nhân trong một tổ chức, một tập thể. Chức vụ thường gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của người đảm nhiệm chức vụ đó.

So sánh sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ:

Tiêu chí so sánh

Chức danh

Chức vụ

Khái niệm

Là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...

Chức vụ có thể hiểu là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ vị trí, địa vị, vai trò của một cá nhân trong một tổ chức, một tập thể.

Chức vụ thường gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của người đảm nhiệm chức vụ đó.

Sự công nhận

Chức danh được sự công nhận của xã hội, đây là công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân để có được một chức danh đó. Quá trình phấn đấu của cá nhân thông qua nghiên cứu và học tập, tuyển dụng và làm việc.

Bên cạnh sự công nhận của xã hội, chức vụ cũng cần phải đạt được sự thừa nhận từ tổ chức, công ty. Chức vụ phải được sự công nhận của tổ chức về vị trí, quyền hạn và chức năng mà cá nhân đang nắm giữ. Cá nhân không thể có được chức vụ nếu không có sự công nhận của tổ chức.

Chức năng

Người nắm giữ chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi.

Ví dụ: Giáo viên (dạy học); bác sĩ (chữa bệnh)

Người giữ chức vụ thường có nhiều chức năng khác nhau vì vậy chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định cụ thể.

Đơn vị quản lý

Người nắm giữ chức danh có thể được hoặc không được quản lý bởi một tổ chức, đơn vị nào đó vì nó được công nhận bởi xã hội

Người nắm giữ một chức vụ bắt buộc phải chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức cụ thể vì một trong những đặc điểm cơ bản của chức vụ là được một tổ chức đơn vị công nhận. Khi đó, chức vụ mà người đó nắm giữ mới có hiệu lực.

Chức danh của công việc là gì năm 2024

Sự khác nhau cơ bản giữa chức danh và chức vụ là gì? (hình từ Internet)

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Quy định về xếp hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay?

Theo Điều 8 Luật Viên chức 2010 quy định về chức danh nghề nghiệp như sau:

Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.

Tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:

Chức danh nghề nghiệp viên chức
...
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Theo đó, chức danh nghề nghiệp viên chức là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp được phân hạng theo mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp như sau:

- Chức danh nghề nghiệp hạng 1;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 2;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 3;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 4;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 5.

Khi nào thì viên chức sẽ được thay đổi chức danh nghề nghiệp?

Theo Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong 03 trường hợp sau:

- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;

- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Chức danh là gì ví dụ?

“Chức danh là vai trò, vị trí của một người được ghi nhận bởi tập thể, tổ chức như tổ chức xã hội hay doanh nghiệp.” Một số loại chức danh mà chúng ta rất quen thuộc như giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ….

Chức danh trong CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng không phải chỉ có thế. Bản chất của CV là tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng liên quan tới công việc của các ứng viên muốn gửi đến nhà tuyển dụng.

Chức danh vị trí công việc là gì?

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chức danh công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên ...