Công ty đối nhân có tư cách pháp nhân không

Dưới góc độ pháp lý, công ty được chia làm 2 loại hình: công ty đối nhân và công ty đối vốn. Hai công ty này có nhiều điểm khác biệt với nhau những không phải ai cũng có thể nắm rõ. Bài viết này của Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Để các bạn dễ hiểu hơn, bài viết này giúp các bạn nhìn nhận công ty đối vốn, công ty đối nhân thông qua bảng phân biệt giữa hai loại hình công ty: 

Tiêu chí

Công ty đối nhân

(Công ty trọng nhân)
Công ty đối vốn (Công ty trọng vốn)
Khái niệmLà loại hình công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia; việc góp vốn chỉ là thứ yếu.Là loại hình công ty được thành lập được thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở liên kết vốn; không quan tâm đến yếu tố nhân thân của người góp vốn.
Đặc điểm

– Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của thành viên và của công ty.

– Các thành viên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của công ty.

– Thường tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh.

– Có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và của thành viên

– Các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với khoản nợ của công ty

– Thường tồn tại dưới loại hình công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần 

Ưu điểm

– Công ty được thành lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau; uy tín của cá nhân; các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng tạo dựng hình ảnh công ty và tạo sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

– Công ty thường ít thành viên nên dễ điều hành và quản lý công ty

– Các thành viên của công ty có trách nhiệm đối với khoản nợ của công ty dựa trên số vốn góp của mình nên  rủi ro chịu thấp hơn.

– Vì tài sản của công ty và của thành viên tách bạch nhau nên dễ chuyển nhượng vốn góp. 

Nhược điểm

– Không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và thành viên nên việc chuyển quyền sở hữu tài sản khó kiểm soát

– Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn các khoản nợ của công ty nên rủi ro đối với thành viên rất cao.

– Công ty thường đông thành viên; thường không có sự tin tưởng tuyệt đối với nhau nên khó điều hành và quản lý công ty hơn.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là mặc dù công ty đối vốn thường tồn tại dưới dạng công ty TNHH và Công ty cổ phần. Nhưng Công ty TNHH hai thành viên trở lên lại không phải là loại hình công ty đối vốn; mà là sự kết hợp giữa công ty đối vốn và công ty đối nhân. Bởi lẽ, công ty TNHH mang hai đặc điểm sau:

  • Thành viên chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty dựa trên số vốn góp của mình.
  • Thành viên công ty không nhiều, và thường là người quen biết và tin tưởng lẫn nhau.

Từ những phân tích trên, các bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại hình công ty phù hợp với mục đích của bản thân.

Mời bạn đọc tham khảo:

Số lượng thành viên trong công ty đối vốn như thế nào?

Do việc thành lập chỉ quan tâm đến phần vốn góp, do đó, thành viên công ty thường rất đông, những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty.

Thành viên công ty đối vốn có phải đóng thuế thu nhập không?

Câu trả lời là có. Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng thuế thu nhập dựa trên khoản lợi nhuận họ thu được từ hoạt động của công ty. 

Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân không?

Công ty đối vốn thuồng tồn tại dưới loại hình công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần. Hai loại công ty này là những công ty có tư cách pháp nhân. Do đó, có thể hiểu công ty đối vốn có tư cách pháp nhân.

Đặc điểm về thành viên của công ty đối nhân là gì?

Công ty đối nhân là những công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, góp vốn chỉ là yếu tố thứ yếu trong đó. Chính sự tin cậy, tín nhiệm giữa các thành viên là cơ sở hình thành và tồn tại của công ty.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về công ty đối nhân và công ty đối vốn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102

Công ty đối nhân có tư cách pháp nhân không

Tư cách pháp nhân là gì? Tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp

1. Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là tư cách của tổ chức được nhà nước trao cho để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ một cách độc lập nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật 

Điều kiện được công nhận là pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Công ty hợp doanh;

- Công ty cổ phần;

- Doanh nghiệp tư nhân.

2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.

(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

2.3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

2.4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

2.5. Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

Như vậy, trong các loại hình doanh nghiệp thì 04 loại hình (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần) đều thuộc loại hình có tư cách pháp nhân. Còn đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .