Dân gian thường gọi hổ là gì

Từ rất lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hổ được coi là con vật linh thiêng, bởi thế mà danh xưng của nó cũng được thần thánh hóa bằng những cái tên như ngài, ông... Rất nhiều gia đình có tục thờ “ông ba mươi” như một cách để cầu công danh, may mắn. Mặt khác, hổ lại là phúc thần được vẽ tranh thờ để trừ tà yểm quái. Tranh hổ còn được bày tại đền chùa, nhất là các đền thờ Thánh Mẫu. Tranh ngũ hổ của dòng tranh dân gian Hàng Trống trở thành dòng tranh thờ nổi tiếng.

Việc tồn tại dai dẳng tục thờ thần Bạch Hổ trong người Việt (cả trong nhiều dân tộc sống ở miền núi phía bắc) một mặt phản ánh tín ngưỡng nguyên thủy từ rất xa xưa, đồng thời phản ánh việc tôn sùng loài vật này gắn với sự phát triển của đạo Giáo vốn xuất hiện ở Việt Nam chậm nhất là vào khoảng đầu công nguyên. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Hổ là ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm, như tục thờ Thần Hổ làng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương mà Phạm Đình Hổ (1768 -1839) đã ghi lại trong “Vũ Trung tùy bút”. Xuất phát từ tục thờ hổ, thần thánh hóa loài vật này, các nghệ nhân dân gian cũng xây dựng biểu tượng hổ qua nhiều chất liệu như: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy…

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con hổ được gắn với tục thờ Mẫu. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này hổ đã hóa thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: thần Hổ, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, thần hộ vệ Thành Hoàng, chúa Sơn Lâm, ông Ba Mươi, ông Cả Cọp, thần Bạch Hổ...

Linh vật hổ trong tâm thức của người Việt

Thần Hổ vừa là huyền thoại vừa là hiện thân của vẻ đẹp dũng mãnh, hiểm ác vì thế hổ linh được chạm trổ trên các lăng mộ, nhang án, được in trên hoa văn gạch ở các móng chùa, đền, miếu cổ xưa với một mô típ đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng và có tính linh thiêng. Hổ đã hóa thân thành vật linh như: Long Hổ hội tượng trưng cho sự quần tụ của giới trí thức nho học (bảng rồng: Tiến sĩ, bảng hổ: Cử nhân). Ngoài ra, không ít cổng đền, miếu, bệ thờ, án gian trong gia đình đều chạm khắc, hoặc đắp hổ phù nhô ra, miệng há to dữ tợn xung quanh răng nanh đâm ra như một cái hang. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, thần Hổ trắng còn là biểu tượng của thần chữa bệnh và thần tài của một số gia đình làm nghề buôn bán, kinh doanh. Hàng ngày, họ thắp đèn nhang, lễ vật bằng trứng sống đều đặn, coi đó như linh vật trong tâm thức, tín ngưỡng dân gian.

Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, những người lớn tuổi còn cúng một miếng thịt heo sống trên bàn thờ ông hổ. Trong tục thờ, có gia đình thờ tranh ngũ hổ, có gia đình chỉ thờ một ông. Những người thờ phụng ông hổ đều tin rằng có một sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ tai nạn. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: tục thờ này bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người, do đó phải thờ. Một số địa phương thờ thần hổ trong đó có làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dân gian thường gọi hổ là gì

Đến thế kỷ 16 -17, khi lưu dân đến khai phá đất Nam Bộ, một vùng hoang dã mà có thời “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, thì việc thờ hổ được xem như một nhu cầu thiết thực đối với đời sống tâm linh, nên thời bấy giờ ở Nam Bộ có rất nhiều miếu thờ hổ. Có nơi đúc tượng hổ uy nghi, có nơi thờ tranh ngũ hổ, quanh năm khói hương nghi ngút. Đối với người miền Tây, những câu chuyện về loài cọp dữ, hùm beo luôn là đề tài hấp dẫn nhằm khắc họa lại một phần cuộc sống sông nước miền Tây thời xưa. Ở đình, đền, miếu… thay vì thờ thần thánh, người ta lại khấn vái cọp, hằng năm làm thịt heo cống nạp, cầu được bình an. Người miền Tây còn quan niệm rằng rừng thiêng nước độc luôn có chủ nhân và hổ là chúa sơn lâm.

Một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ, trong đó có người Khơ Mú sống ở khu vực Tây Bắc và miền Tây Nghệ An. Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ Mú thuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang). Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ Mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ nhằm nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và có nguồn gốc từ hổ. Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ Mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ. Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, họ phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp

hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên. Với người Thái, khi được nghe tiếng hổ gầm vang trên đồi cao là niềm hân hoan, sảng khoái nhất của bản mường.

Người Tà Ôi cũng có tục thờ thần Hổ (Giàng avó). Trong hệ thống thú rừng của người Tà Ôi, con hổ được coi là con vật có sức mạnh nhất. Hổ được người Tà Ôi coi như vị thần bảo hộ cho làng, việc bắt được hổ theo quan niệm của người Tà Ôi được ví như món quà tặng của thần rừng.

Việc thờ đầu hổ xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo mộng cho người ta biết làng sắp gặp chuyện chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh. Hàng năm người ta vẫn đến thăm nhà mồ có đầu hổ. Khi người Tà Ôi tổ chức ăn mừng năm mới, hay cúng khánh thành nhà rông, thần hổ đều được chia phần; khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần hổ.

Người dân ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) cũng lập am thờ con hổ, họ thờ Bạch Hổ sơn quân hay còn gọi là ông hổ đi tu. Bạch Hổ sơn quân là tùy tướng thân cận nhất của Thiên Y A Na. Khi hết giặc, Bạch Hổ sơn quân vào núi đi tu. Nhớ ơn Bạch Hổ sơn quân, người dân ở Trà Bồng lập miếu thờ riêng. Người ta tin rằng, vào dịp lễ cúng Thiên Y A Na, cứ đến khoảng 2 – 3 giờ sáng là Bạch Hổ sơn quân sẽ xuất hiện. Những ai muốn Bạch Hổ sơn quân hiện hình thì rải cát ở căn nhà phía sau điện thờ. Sáng hôm sau, vào căn nhà này sẽ thấy dấu chân Bạch Hổ to lớn hiện lên theo hướng đi vào đại điện thờ…

Người xưa gọi tên con hổ bằng gì?

Ngoài tên Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, hổ còntên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh), Ông ba bị. Dựa vào tiếng gầm của, hổ còntên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da còn gọi là Gấm, là Mun.

Người xưa gọi tên họ là gì?

Ngoài tên "hổ", người Việt ta còn gọi khác cho loài vật này như "chúa sơn lâm", "cọp", "hùm", "Ông Ba Mươi"... Về cái tên "Ông Ba Mươi" lại có hẳn một sự tích thú vị. Chuyện kể rằng thời xưa có một vị thần khổng lồ tên là Phạm Nhĩ.

Hổ thường được gọi là gì?

Hổ hay còn gọi là cọp hoặc hùm (và các tên gọi khác như Ông ba mươi, kễnh, khái) một loài động vật có vú thuộc họ Mèo được xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loài thú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng.

Miền Nam gọi họ là gì?

Ở Việt Nam, hổ được gọi bằng rất nhiều tên. Người Việt gọi là hổ, cọp, hùm, kễnh; khái, mãnh (miền Trung); thầy, hạm, (miền Nam) và các tên ẩn dụ như chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh, ông thầy, ông cả cọp, ông ba mươi.