Điểm khác biệt giữa vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu là gì

Tài sản và nguồn vốn là hai đối tượng của kế toán, nhưng hiện nay rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tài sản và nguồn vốn. Bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo kế toán NewTrain sẽ giúp các bạn phân biệt tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.

1. Tài sản của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

Tài sản của đơn vị là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

  • Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài
  • Có giá phí xác định
  • Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nguồn lực này

1.2. Phân loại

Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:

1/ Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải

2/ Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)

3/ Công cụ, dụng cụ

4/ Hàng hoá, thành phẩm

5/ Tiền mặt

6/ Tiền gửi ngân hàng

7/ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)

8/ Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…

9/ Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…

2. Nguồn vốn của doanh nghiệp

2.1. Khái niệm

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.

Điểm khác biệt giữa vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu là gì
Tài sản của doanh nghiệp

2.2. Phân loại

Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả.

* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn do các chủ sở hữa đóng góp tạo nên, đơn vị không phải cam kết trả nợ.

Tùy theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, nhận vốn góp liên doanh, hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành các khoản sau:

1/ Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu

2/ Lợi nhuận chưa phân phối

3/ Các loại quỹ chuyên dùng: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…

* Nợ phải trả: Là số vốn vay, chiếm dụng của tổ chức cá nhân khác mà đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán (đơn vị phải cam kết trả nợ).

Nợ phải trả bao gồm các khoản:

1/ Phải trả người bán

2/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3/ Phải trả người lao động

4/ Phải trả nội bộ

5/ Vay và nợ thuê tài chính

6/ Nhận ký quỹ, ký cược…

7/ Người mua ứng trước tiền hàng

8/ Phải trả phải nộp khác

Kết luận: Như vậy tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ một loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất định hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản khác nhau. Tại một thời điểm mối quan hệ giữa giá trị tài sản và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua các đẳng thức kinh tế cơ bản sau:

Tổng giá trị tài sản = Tổng các nguồn vốn

Tổng giá trị tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn – Nợ phải trả

3. Cảm nhận của học viên học trực tiếp tại Trung tâm đào tạo NewTrain

4. Cảm nhận của học viên học trực tuyến (online) tại trung tâm đào tạo NewTrain

Điểm khác biệt giữa vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu là gì
Học phí: 3.300.000đ (sinh viên); 3.500.000đ (người đi làm)  Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
  • Giảm 100.000đ trong trường hợp chuyển khoản đăng kí trước
  • Tặng file mềm Kế toán Excel theo thông tư 200 và thông tư 133
  • Ưu đãi học nhóm: Giảm 100.000đ khi đăng ký nhóm 2 người; Giảm 200.000đ/người khi đăng ký nhóm 3-5 người
  • Liên hệ Hotline: 098.721.8822 để được tư vấn trực tiếp
Điểm khác biệt giữa vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu là gì
Học phí: 2.800.000đ (sinh viên); 3.000.000đ (người đi làm)
 Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
  • Giảm 100.000đ trong trường hợp chuyển khoản đăng kí trước
  • Tặng file mềm Kế toán Excel theo thông tư 200 và thông tư 133
  • Ưu đãi học nhóm: Giảm 100.000đ khi đăng ký nhóm 2 người; Giảm 200.000đ/người khi đăng ký nhóm 3-5 người
  • Liên hệ Hotline: 098.721.8822 để được tư vấn trực tiếp

Các khóa học cần thiết giúp bạn nâng cao kiến thức:

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo Hotline/Zalo: 098.721.8822

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

👉 Có thể bạn quan tâm: Lớp học kế toán tổng hợp tại TPHCM

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không chỉ có vốn điều lệ. Ngoài việc đăng ký vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc tổ chức và duy trì hoạt động của doanh nghiệp cần có thêm cả vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là khái niệm không được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty.

Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, loại vốn này được ưu tiên trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Công thức: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.

Ví dụ: Anh A sở hữu và điều hành, quản lý một công ty sản xuất phụ tùng ô tô. Và anh A muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty của mình.

Giá trị tài sản ước tính là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy của anh là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật tư hiện tại có giá trị là 2 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu của công ty ô tô này là 1 tỷ đồng.

Hiện tại công ty ô tô này cũng đang nợ 3 tỷ đồng tiền vay để mua đồ cho nhà máy, 500 triệu đồng tiền lương, 2 tỷ đồng cho một nhà cung cấp phụ tùng cho hàng hóa trước đó đã nhận.

Để tính toán vốn chủ sở hữu của mình, anh A có thể tính theo công thức như sau:

Vốn chủ sở hữu của công ty = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (7 + 5 + 2 + 1) – (3+ 0,5 + 2) = 15 – 5,5 = 7,5 tỷ đồng

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu của công ty anh A là 7,5 tỷ đồng

Điểm khác biệt giữa vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu là gì
Hiểu đúng về vốn chủ sở hữu tỏng doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)
 

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiêu chí

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Khái niệm

Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.           

Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Cơ chế hình thành

Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp 

Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Nghĩa vụ nợ

Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.       

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do đó, vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty. Vì lẽ đó, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

- Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Sở hữu cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông.

Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn. Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Như vậy, vốn chủ sở hữu không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước mà là khái niệm hay được dùng trong quản trị doanh nghiệp khi nói về vốn góp. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

>> 35%, 50% và những tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết