Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024

Bảng tự đánh giá bản thân trong công việc là phương pháp đánh giá được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đánh giá bản thân trong công việc giúp nhân viên tự suy ngẫm về hiệu suất công việc của mình cũng như những mục tiêu phát triển trong sự nghiệp. Dưới đây là các mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc của nhân viên do đội ngũ chuyên gia nhân sự MISA AMIS HRM xây dựng và tổng hợp.

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024

Tải miễn phí – 11 Biểu mẫu OKR – Đánh giá nhân viên theo chức vụ và phòng ban

1. Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là gì?

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là văn bản để các nhân viên tự đánh giá về ưu nhược điểm của cá nhân. Sau đó, cá nhân nộp bản đánh giá lên cơ quan công tác.

Tự đánh giá bản thân trong công việc là một phần quan trọng của quá trình đánh giá hiệu suất. Qua việc này, người lao động có thể tự thể hiện khả năng và tài năng của mình trước lãnh đạo.

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là gì?

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc có giá trị cho cả những cán bộ nhân viên làm việc trong công ty từ lâu và những nhân viên đang trong giai đoạn thử việc. Nó cung cấp cơ sở cho quản lý xem xét việc tăng lương, thưởng, thăng chức, hoặc ký hợp đồng làm việc chính thức.

Nếu bạn đang tìm kiếm và có nhu cầu mua phần mềm đánh giá nhân viên thông minh, dễ sử dụng và thao tác đơn giản hơn, bạn hãy tìm hiểu ngay tính năng hỗ trợ hiệu quả của phần mềm đánh giá AMIS AMIS đánh giá:

2. Tầm quan trọng của việc tự đánh giá bản thân trong công việc

2.1. Đối với nhà quản lý

Các quản lý sẽ thu thập được nhiều thông tin quan trọng về nhân viên dưới các khía cạnh khác nhau bao gồm:

  • Những gì thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ và tự tiến bộ.
  • Cách họ nhận thức về sự khác biệt quan điểm hoặc xung đột trong tổ chức.
  • Cách họ cảm nhận mình là một phần quan trọng của nhóm làm việc và tổ chức.
  • Mức độ thúc đẩy của họ đối với mục tiêu và ước mơ cá nhân.

Đồng thời, họ sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn và cung cấp thêm khách quan cũng như quan điểm để nhân viên học hỏi và phát triển thêm.

Mặc dù được công nhận về thành tựu cá nhân sẽ làm nhân viên cảm thấy hạnh phúc, nhưng họ không nên quá tập trung vào những thành tích đã qua. Môi trường làm việc luôn yêu cầu những người tham gia duy trì hiệu suất tốt nhất theo thời gian.

\>>> Xem thêm: 12 phương pháp đánh giá hiệu quả công việc chính xác nhất

2.2. Đối với nhân viên

Việc tự đánh giá bản thân trong công việc giúp người lao động nhận ra những thành tựu và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, đây cũng là cơ hội quan trọng mà người lao động được quyền đề xuất tham gia các lĩnh vực họ cảm thấy có tiềm năng phát triển về sự nghiệp và cá nhân.

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Khi chọn sai hướng phát triển, người lao động sẽ lãng phí thời gian và dần mất động lực

Khi chọn sai hướng phát triển, người lao động sẽ lãng phí thời gian và dần mất động lực, doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm hiệu suất. Khi đó, bản tự đánh giá bản thân trong công việc sẽ là công cụ hữu ích để nhận biết điểm mạnh cũng như thiết lập những mục tiêu cụ thể để đạt được thành tựu mong muốn.

Quản lý hoạt động tự đánh giá bản thân trong công việc nhờ Phần mềm AMIS Đánh giá

Với doanh nghiệp quy mô nhân sự lớn (> 100 nhân sự), việc quản lý và tổng hợp các bản tự đánh giá bản thân trong công việc theo bản cứng trở nên “bất khả thi” với doanh nghiệp. Hoạt động này vừa gây lãng phí thời gian cho doanh nghiệp, trong quá trình lưu trữ và tổng hợp cũng dễ dàng xảy ra trường hợp thất lạc, gửi sai phiếu điền cho phòng ban.

Để hạn chế các trường hợp trên, quản lý HR và ban lãnh đạo có thể sử dụng Phần mềm AMIS Đánh giá. Đây là công cụ chuyên sâu, hỗ trợ riêng Nghiệp vụ đánh giá tại các doanh nghiệp đông nhân sự.

Thực hiện quy trình tự đánh giá bản thân trên phần mềm AMIS Đánh giá

Dùng ngay miễn phí

3. 5 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc mới nhất

3.1. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc số 1

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc 1

TẢI NGAY MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SỐ 1 TẠI ĐÂY

3.2. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc số 2

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Mẫu tự đánh giá nhân viên trong công việc 2

TẢI NGAY MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SỐ 2 TẠI ĐÂY

3.3. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc cho cán bộ

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Mẫu tự đánh giá công việc cho cán bộ

TẢI NGAY MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CHO CÁN BỘ TẠI ĐÂY

3.4. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc sau thử việc

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Mẫu tự đánh giá bản thân sau thử việc

TẢI NGAY MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU THỬ VIỆC TẠI ĐÂY

3.5. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc có phần nhận xét từ doanh nghiệp

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Mẫu tự đánh giá bản thân có phần nhận xét

TẢI NGAY MẪU CÓ PHẦN NHẬN XÉT TỪ DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

4. Những nội dung cần có trong mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc

4.1 Thông tin cơ bản

Phần thông tin cơ bản gồm các thông tin của người tự nhận xét:

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Quê quán
  • Địa chỉ thường trú
  • Chức vụ làm việc
  • Bộ phận công tác
  • Đơn vị công tác

4.2 Thông tin chính

Phần thông tin chính gồm các nội dung sau:

(1) Nội dung tự nhận xét về ưu điểm của bản thân theo 3 nội dung chính.

  • Nhận xét về tư tưởng chính trị của mình.
  • Xem xét về phẩm chất đạo đức và lối sống cá nhân.
  • Nhận xét về việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

(2) Nội dung tự nhận xét về nhược điểm của bản thân.

4.3 Những lưu ý khi tự nhận xét bản thân trong công việc

(1) Về hình thức

  • Bản tự nhận xét không nên quá dài: Bản tự nhận xét năng lực cá nhân cần được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, và tập trung vào điểm chính. Thông thường, độ dài của bản tự nhận xét năng lực thường là một hoặc hai trang giấy, tuy nhiên, có thể thay đổi tùy theo tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi tổ chức, đơn vị.
  • Tránh quá nhiều sai sót chính tả: Mọi loại văn bản, bao gồm cả bản tự nhận xét năng lực, đều yêu cầu sự chú ý đối với lỗi chính tả. Số lượng lỗi chính tả quá nhiều trên văn bản thể hiện sự cẩu thả và thiếu sự chuyên nghiệp trong việc tự nhận xét và đánh giá năng lực.

(2) Về nội dung

  • Phần nhận xét phải điều chỉnh sao cho phù hợp với cá nhân và vị trí công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm.
  • Cần tránh sử dụng từ ngữ không thích hợp trong văn viết và không phù hợp với đối tượng người đọc.

5. Cách viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc chuẩn nhất

  • Xác định rõ phạm vi

Xác định mục đích sử dụng bản tự đánh giá bản thân trong công việc là điểm lại thành tích, xem xét về lương thưởng hay thăng chức. Cần định rõ khoảng thời gian xem xét, có thể là 1 tháng, 1 năm hoặc suốt thời gian làm việc tại công ty.

Điều này giúp thiết lập cấu trúc cụ thể cho bản tự đánh giá và nắm bắt những nội dung chính cần trình bày. Nên thảo luận với người quản lý trực tiếp trước khi bắt đầu để đảm bảo sự hiểu rõ và hỗ trợ từ phía họ.

  • Liệt kê những phẩm chất tích cực

Trong bản tự đánh giá bản thân trong công việc, người lao động không cần phải liệt kê tất cả các phẩm chất tích cực một cách chi tiết. Thay vào đó, ưu tiên nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất. Cụ thể, có thể tập trung vào hiệu suất công việc, tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, hãy cung cấp các dẫn chứng cụ thể và số liệu đo lường như chỉ số KPI và OKR để minh chứng cho những điểm mạnh.

  • Thừa nhận lỗi sai, điểm yếu của bản thân

Trong việc tự đánh giá bản thân trong công việc, người lao động cần sẵn sàng nhận thức và chấp nhận những sai lầm, điểm yếu riêng. Chỉ khi thực sự thừa nhận những hạn chế này, cán bộ nhân viên mới có thể học hỏi từ chúng và sử dụng chúng như một động lực để phát triển và cải thiện trong tương lai.

Tiếp theo, trong bản tự đánh giá bản thân trong công việc cần xây dựng những mục tiêu cá nhân, sử dụng nguyên tắc SMART để khắc phục các khía cạnh mà nhân viên còn cảm thấy còn yếu kém.

  • Phản hồi thông tin cho quản lý

Tự đánh giá không nên chỉ một chiều. Bên cạnh việc tự nhận xét về bản thân, người lao động cần có những phản hồi cho nhà quản lý. Điều này giúp họ hiểu rõ các khó khăn và rào cản nhân viên của mình đang gặp phải, cũng như tác động của chúng lên kết quả công việc.

Thông qua cuộc trao đổi này, lãnh đạo có thể cân nhắc và điều chỉnh khối lượng công việc, đồng thời tối ưu hóa quy trình làm việc, từ đó nâng cao năng suất làm việc.

  • Nói lên tham vọng của bản thân

Kết thúc bản tự đánh giá bản thân trong công việc, nên có một phần ghi chú nhỏ để người lao động nói lên tham vọng cá nhân. Ví dụ mong muốn được đào tạo chuyên sâu, có thêm bằng cấp, kỹ năng mềm hay có sự thăng tiến trong công việc.

6. 4 nguyên tắc cần nhớ khi viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc

Tự đánh giá bản thân trong công việc là một yếu tố cần thiết không phân biệt vị trí hay lĩnh vực công việc. Để tạo ra một bản tự đánh giá hoàn hảo, hãy tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
4 Nguyên tắc khi làm bản tự đánh giá trong công việc

  • Hãy tự hào

Tài liệu tự đánh giá bản thân trong công việc có mục tiêu chính là đưa ra những điểm nổi bật về thành tựu và tổng kết những dấu mốc quan trọng trong quá trình làm việc của bản thân. Một bản tự đánh giá xuất sắc nên chỉ ra các nhiệm vụ và dự án cụ thể mà người lao động đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc.

Khi đề cập đến thành tích của bản thân, người lao động cần tự tin nhấn mạnh tác động tích cực của chúng đối với sự phát triển của tổ chức. Điều này sẽ giúp thể hiện rõ giá trị mà bản thân mang đến cho công ty và làm nổi bật khả năng.

  • Hãy trung thực và tự phê bình

Ngoài thành tích, cán bộ nhân viên cần xem xét một cách nghiêm túc những lần bản thân chưa đạt được mục tiêu. Nhận ra những điểm yếu của bản thân là điều quan trọng để thể hiện tinh thần học hỏi và lòng khao khát không ngừng phát triển.

  • Không ngừng phấn đấu

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc không nên tạo cảm giác trì hoãn. Dù đã có sự đóng góp như thế nào cho công ty, quan trọng là cam kết luôn cải thiện và nâng cao năng lực cá nhân.

Bản tự đánh giá nên có phần liệt kê các mục tiêu năm tới. Điều này giúp nhà quản lý thấu hiểu sự chịu khó và sẵn sàng thích nghi của nhân viên. Như vậy, lãnh đạo sẽ biết đâu là cơ hội phù hợp cho người lao động phát triển tối đa khả năng của mình.

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp

Khi tự đánh giá bản thân trong công việc, cần thể hiện sự chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là không nên chỉ trích cấp trên hay phê phán đồng nghiệp. Mọi đánh giá cần được thể hiện từ góc độ khách quan, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân. Tuân theo các nguyên tắc trên sẽ giúp xây dựng các bản đánh giá cá nhân chuyên nghiệp và đáng tin cậy, góp phần nâng cao giá trị bản thân.

7. Một số sai lầm cần tránh khi nhân viên viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc

Để thực hiện đánh giá cá nhân trong công việc đòi hỏi nhà quản trị nhân sự và cán bộ nhân viên chú ý đặc biệt để tránh những sai lầm sau đây:

Download bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024
Một số sai lầm khi làm bản tự đánh giá trong công việc

  • Hãy tránh việc tự nhận xét bản thân quá dài dòng. Thay vào đó, hãy giới hạn bài khoảng 1-2 trang giấy và biên soạn nội dung một cách ngắn gọn, súc tích. Điều này giúp thông tin trở nên rõ ràng và dễ tiếp thu hơn.
  • Văn bản yêu cầu sử dụng một phong cách văn phong phù hợp, chuyên nghiệp và tránh sử dụng ngôn ngữ địa phương hoặc giao tiếp theo cách tự nhiên và thân mật.
  • Để tránh sai sót về chính tả trong bản tự nhận xét cá nhân, hãy kiểm tra kỹ và chỉnh sửa để không có những lỗi này.
  • Thông tin mà bạn trình bày cần phản ánh sự thật một cách khách quan và chính xác, dựa trên cơ sở cụ thể, tránh việc nói dối hoặc phóng đại.

9. Kết luận

Trên đây là 5 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc của nhân viên. MISA AMIS HRM hy vọng rằng, bộ biểu mẫu này sẽ hỗ trợ quản lý, HR và nhân viên tự đánh giá bản thân trong công việc một cách chính xác. Lãnh đạo và quản lý HR có thể dùng bản tự đánh giá để cải thiện hạn chế và tận dụng mọi cơ hội tối ưu hóa khả năng chuyên môn trong các hoạt động hàng ngày.