Giá vốn chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý

Khi kinh doanh các loại hình ăn uống như trà sữa, đồ ăn vặt, cà phê, trà chanh, … thì tỷ lệ các loại chi phí sẽ là bao nhiêu trên doanh thu? Làm sao phân chia chi phí cho hợp lý? Người làm chủ cần cân bằng thu chi như thế nào để vừa có lời mà vừa có khách?

1. Các loại chi phí khi kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B)

Cũng như các ngành kinh doanh khác, kinh doanh dịch vụ ăn uống (F&B) cũng có các loại chi phí như chi phí marketing, chi phí mặt bằng, nhân sự,… Sau đây là các loại chi phí mà dường như 1 cửa hàng kinh doanh F&B nào cũng có:

– Giá vốn bán (COGS): đề cập đến chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

– Chi phí quản lý: các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, …

– Chi phí mặt bằng: là địa điểm được dùng để tổ chức việc kinh doanh, mua bán. Hầu hết các hoạt động giao dịch, mua bán của đơn vị đều được tổ chức tại đây. Vị trí, chất lượng của mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh của các đơn vị.

– Điện nước: điện và nước dùng trong cửa hàng kinh doanh.

– Lương và phúc lợi: lương trả nhân viên và các chế độ phúc lợi như thưởng doanh số, quà sinh nhật, hỗ trợ tiền xăng, …

– Chi phí Marketing: Chi phí Marketing được hiểu là tổng số tiền bỏ ra để thực hiện việc bán sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Những mục chi tiêu trong tổng thể Marketing bao gồm: Thực hiện tài liệu,quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng xã hội, lương của đội ngũ marketing…

– Chi phí khác

– Khấu hao: Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Giá vốn chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý
Chọn mặt bằng tốt giúp thương hiệu tiếp cận nhanh đối tượng khách hàng tiềm năng

2. Tỷ lệ phần trăm các loại chi phí so với doanh thu trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Sau khi đã hiểu được các khái niệm về các loại chi phí trong kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B, sau đây là phân bổ chi phí so doanh thu trong kinh doanh F&B:

  • Giá vốn hàng bán (COGS): 40%
  • Chi phí quản lý: 3%
  • Mặt bằng: 15%
  • Điện nước: 3%
  • Lương và phúc lợi: 12%
  • Marketing: 6%
  • Chi phí khác: 2%
  • Khấu hao: 5%

Chi phí này được áp dụng so với DOANH THU, tổng chi phí cần dưới 85% doanh thu, lợi nhuận ròng là 15% doanh thu. Tuy nhiên, một số cửa hàng khi mới mở cửa thì việc kinh doanh chưa ổn định, chưa có doanh thu nhiều, lúc này cần linh hoạt điều chỉnh chi phí Marketing nhiều hơn để có được lượng khách ban đầu.

Ngoài ra, nếu một cửa hàng có mặt bằng tốt, được đặt ở nơi đông dân cư, có rất nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, thì nhiều chủ đầu tư cũng sẵn sàng thuê mặt bằng với giá cao hơn. Mặt bằng đắc địa sẽ giúp giảm chi phí marketing, lúc nào chi phí Marketing thập, bù trừ cho chi phí mặt bằng cao.

Giá vốn chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý
Vị trí mặt bằng luôn là ưu tiên số 1 của nhà kinh doanh F&B

3. Áp dụng cách tính chi phí trong kinh doanh F&B vào thực tế

Để dễ hình dung, chúng ta hãy lấy 1 ví dụ thực tế về doanh thu 1 cửa hàng làm 100 triệu/tháng với giá thuê mặt bằng là 15 triệu/tháng. Các loại chi phí được tính theo bảng sau:

SttDiễn giảiĐVTTrị giáVí dụ1Doanh thu%100           100.000.0002Giá vốn bán (COGS)%40             40.000.0003Chi phí quản lý%3               3.000.0004Mặt bằng%15             15.000.0005Điện nước%3               3.000.0006Lương và phúc lợi%12             12.000.0007Marketing%6               6.000.0008Chi phí khác%2               2.000.0009Khấu hao%5               5.000.00010Tổng chi phí chung%85             85.000.00011Lợi nhuận%15             15.000.000

Trên đây chỉ là một ví dụ minh họa về doanh thu và chi phí khi mở quán, tùy theo từng sản phẩm kinh doanh mà những chi phí cũng biến đổi khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Mong rằng các bạn có tham khảo chọn lọc và áp dụng tùy biến sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình để thành công hơn.