Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20

sụ Mở Vì NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK VÀ BÀI TẬP TRONG SBT Cl. Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình khi đó tăng : không khí nở ra. C2. Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm : không khí co lại. C3. Do không khí trong bình khi đó bị nóng lên. C4. Do không khí trong bình khi đó lạnh đi. C5. Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hom chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. C6. (l)-tăng; (3) - ít nhất; (2) - lạnh đi; (4) - nhiều nhất. C7. Trong trường hợp quả bóng bàn bị móp lại đồng thời bị nứt thì khi thả vào nước nóng không thể phồng lên được, vì không khí trong bóng nở ra sẽ theo vết nứt ra ngoài. Nếu quả bóng bàn bị móp, nhưng không bị nứt thì khi thả bóng vào nước nóng, không khí nở ra nhưng không thoát ra ngoài được, nên đẩy vào vỏ bóng và làm bóng phồng lên. C8. Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức : d = 10-^ V Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. C9. Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại, do đó mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh. c. Khí, lỏng, rắn. c. Khối lượng riêng. Khi áp chặt tay vào bình ta làm cho không khí trong bình nóng lên, nở ra. Do không khí nở ra, giọt nước màu ở hình 20.1 SBT dịch chuyển về phía bên phải. Ổ hình 20.2, do không khí nở ra nên có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thuỷ tinh, tạo ra những bọt không khí nổi lên mặt nước. c. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi. 20.5*. Có thể đưa ra các phương án khác nhau. Ví dụ, dùi một lỗ nhỏ ở quả bóng bàn bẹp rồi nhúng vào nước nóng. Khi đó, nhựa làm bóng vẫn nóng lên, nhưng bóng không phồng lên được. 20.6*. Đường biểu diễn là đường thẳng (Hình 20.1). ' Thể tích (lít) Hình 20.1 40 100 20.11*. Khi nhiệt độ tăng thêm l°c thì thể tích của không khí tăng thêm : AV = 0,35 cm3 Suy ra a « —ị— 280 (Chú ý : giá trị chính xác của a là —— ). 280 Từ hàng dọc : NỞ vì NHIỆT. c - BÀI TẬP BỔ SUNG 20a. Tại sao vào những ngày trời nắng gắt ta không nên bơm bóng hoặc lốp xe quá căng. 20b. Khi chất khí bị dãn nở vì nhiệt thì đại lượng nào sau đây bị thay đổi : khối lượng hay khối lượng riêng ? Giải thích. 20c. Một bạn học sinh nói : "Khối lượng riêng của nước là một đại lượng không đổi". Nhận xét đó có đúng không, tại sao ?

Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20
  • Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20
  • Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20
  • Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20
Remind me later

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

2. Trả lời câu hỏi

Lời giải:

Khi bàn tay áp vào bình cầu giọt nước màu trong ống thủy tinh di chuyển lên phía trên.

Hiện tượng này chứng tỏ thể tích của không khí đã tăng khi nóng lên.

Lời giải:

Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu nữa thì giọt nước màu trong ống thủy tinh đi xuống.

Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại.

Lời giải:

Thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình là do không khí trong bình khi đó bị nóng lên.

Lời giải:

Thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu là do không khí trong bình khi đó lạnh đi.

Lời giải:

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

3. Rút ra kết luận

Lời giải:

a) Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.

c) Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.

4. Vận dụng

Lời giải:

Quả bóng bàn bị móp khi nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên được với điều kiện: không khí bên trong quả bóng không được thất thoát ra ngoài, nghĩa là quả bóng không bị hở khí.

Lời giải:

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20

(m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.

Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

Lời giải:

+ Khi nhiệt độ tăng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới.

+ Khi nhiệt độ giảm, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên.

Như vậy nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.

Ghi nhớ:

– Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

1. Bài tập trong SBT

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Lời giải:

Chọn C.

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Khối lượng riêng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.

Lời giải:

Chọn C.

Vì khối lượng riêng

Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20
khi chất khí trong bình nóng lên thì V tăng mà m không đổi nên D giảm.

Lời giải:

Hình 20.1: giọt nước màu dịch chuyển sang bên phải.

Hình 20.2: tạo ra những bọt không khí nổi lên mặt nước.

Đó là vì khi áp chặt tay vào bình cầu, tay ta truyền nhiệt cho bình, không khí trong bình cầu nóng lên nở ra đẩy giọt nước màu dịch chuyển. Và ở hình 20.2 do không khí nở ra nên có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thủy tinh.

Nhiệt độ (oC) 0 20 50 80 100
Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72

Lời giải:

Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20

– Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ (H.20.1):

Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm biểu diễn 10oC (gốc ứng với 0oC).

Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm biểu diễn 0,2 lít (gốc ứng với 2,00 lít).

– Nhận xét về hình dạng của đường này: đồ thị là một đường thẳng.

2. Bài tập tương tự

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Lỏng, rắn, khí.

C. Rắn, khí, lỏng.

D. Lỏng, khí, rắn.

Lời giải:

Chọn A.

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

2. Bài tập tương tự

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Lời giải:

Chọn D.

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín thì thể tích, khối lượng và khối lượng riêng hầu như không đổi.

2. Bài tập tương tự

A. Khối lượng của lượng khí tăng.

B. Thể tích của lượng khí tăng.

C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.

D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Lời giải:

Chọn C.

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình không đậy nút thì dãn nở, bay bớt ra ngoài, làm cho khối lượng khí giảm, nhưng thể tích bình chứa không đổi nên khối lượng riêng của khí trong bình: D = m/V giảm.

2. Bài tập tương tự

Lời giải:

Khi bóng bàn bị thủng thì không khí cũng đã ra ngoài khiến cho khi nhúng bóng vào nước nóng mà không phồng trở lại được.

2. Bài tập tương tự

Lời giải:

Do không khí nóng nhẹ hơn và ít dày đặc hơn không khí lạnh nên bay lên cao, mặt khác phần bóng của một khinh khí cầu thường được làm bằng nylon có trọng lượng nhẹ, chắc chắn, và không tan chảy như các vật liệu khác khi tiếp xúc nhiệt độ nên vẫn giữ được không khí nóng bên trong.


Báo cáo thực hành


ĐO NHIỆT ĐỘ

Họ và tên………………………. Lớp:………………

1. Các đặc điểm của nhiệt kế y tế.

Lời giải:

Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35oC.

Lời giải:

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42oC.

Lời giải:

Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 35oC đến 42oC.

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 0,1oC.

Lời giải:

Nhiệt độ được ghi màu đỏ là: 37oC (nhiệt độ trung bình của cơ thể).

2. Kết quả đo


Người

Nhiệt độ
1. Bản thân 37
2. Bạn ABC… 37,1

1. Các đặc điểm của nhiệt kế thủy ngân

Lời giải:

Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: -30oC.

Lời giải:

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 130oC.

Lời giải:

Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ -30oC đến 130oC.

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 1oC.

2. Kết quả đo


Bảng theo dõi nhiệt độ của nước


Thời gian (phút)

Nhiệt độ (oC)
0 23oC
1 24oC
2 27oC
3 30oC
4 34oC
5 37oC
6 40oC
7 42oC
8 46oC
9 50oC
10 55oC


Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun

Giải bài tập vật lý lớp 6 bài 20

Trục nằm ngang: 1cm biểu diễn 2 phút.

Trục thẳng đứng: 1cm biểu diễn 5oC.