Hình thức chính thể quân chủ là gì năm 2024

Sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước diễn ra như thế nào? Sự biến đổi của chính thể cộng hòa diễn ra như thế nào qua các kiểu nhà nước?


1. Chính thể quân chủ là gì?

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.


2. Chính thể cộng hòa là gì?

Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.


3. Sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước

Chính thể quân chủ tồn tại trong ba kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản, song biểu hiện của chính thể này trong mỗi kiểu nhà nước lại có những nét riêng.

3.1. Trong nhà nước chủ nô

Chính thể quân chủ chỉ có dạng quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và chủ yếu tồn tại ở phương Đông. Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) là chính thể mà về mặt pháp lý, nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự hạn chế nào.

Ở phương Tây, chính thể quân chủ hình thành tương đối muộn, nó thường thể hiện đan xen với chính thể cộng hòa.

3.2. Trong nhà nước phong kiến

Chính thể quân chủ chiếm ưu thế tuyệt đối và có cả hai dạng: Quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế.

Ở phương Đông, hầu hết các nhà nước đều có chính thể quân chủ tuyệt đối.

Ở phương Tây, chính thể quân chủ có các dạng khác nhau như quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ đại diện đẳng cấp và quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực của nhà vua khác nhau trong các dạng chính thể này.

Trong chính thể quân chủ phân quyền cát cứ thì về mặt pháp lý, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhà vua, các lãnh chúa đứng đầu các lãnh địa đều phải tuyệt đối thần phục vua, phải nộp thuế, triều cống cho vua. Song thực tế, sự thần phục đó dần dần chỉ còn là hình thức, vì khi vua phong đất là phong luôn cả quyền lực kinh tế lẫn quyền lực chính trị cho họ. Quyền lực của vua trong các lãnh địa ngày càng suy yếu dần, quyền lực của lãnh chúa, quý tộc ngày càng được củng cố, tăng cường, họ trở nên có toàn quyền trong lãnh địa của mình, tìm cách thoát khỏi vòng kiềm tỏa của vua, không phục tùng vua và thậm chí còn khống chế cả nhà vua ở trung ương. Nhà nước phong kiến trở thành tương tự như liên minh của các quốc gia nửa độc lập.

Trong chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền thì quyền lực tập trung trong tay nhà vua ở trung ương, về mặt pháp lý, nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và không phải chịu một sự hạn chế nào. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy, nhiều khi vua bị khống chế bởi những thế lực nhất định như thái hoàng, thái hậu, tể tướng…

Ở phương Đông, chính thể này gần như là duy nhất. Ở phương Tây, chính thể này hình thành ở giai đoạn cuối của chế độ phong kiến. Một số nhà nước phong kiến phương Đông (Ví dụ Việt Nam) thì hầu như không có giai đoạn phân quyền cát cứ mà chỉ có chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp hình thành ở châu Âu thời kỳ phong kiến, vào thế kỷ XIII, XIV. Trong chính thể này, đứng đầu nhà nước là vua, lên ngôi theo nguyên tắc thế tập, bên cạnh vua là cơ quan gồm đại diện của các đẳng cấp khác nhau trong xã hội để chia sẻ quyền lực với vua và hạn chế quyền lực của vua. Cơ quan này là nơi để vua trao đổi ý kiến về công việc của quốc gia, nó có quyền khuyến nghị, tư vấn cho nhà vua các công việc của quốc gia, nhất là lĩnh vực về thuế và lập pháp, nó chính là tiền thân của nghị viện sau này. Ở Anh, cơ quan này gồm đại diện của ba đẳng cấp là quý tộc, dân cư các thành phố và dân cư các tỉnh; ở Pháp, cơ quan này gồm đại diện của ba đẳng cấp: Quý tộc, tăng lữ và bình dân.

3.3. Trong các nhà nước tư sản

Chính thể quân chủ vẫn còn cả hai hình thức quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế, song chính thể quân chủ là chủ yếu với hai dạng cụ thể là quân chủ nhị hợp và quân chủ đại nghị.

Thứ nhất, chính thể quân chủ tuyệt đối

Chính thể quân chủ tuyệt đối chỉ còn tồn tại trong phạm vi hẹp, đó là ở một số Vương quốc Hồi giáo như: Ảrập Xêút, Brunei, Oman và đó là quân chủ lập hiến nên biểu hiện không hoàn toàn giống với chính thể quân chủ chuyên chế trong nhà nước phong kiến. Ở đây, mặc dù có Hiến pháp song quyền lực tập trung vào tay Quốc vương Hồi giáo. Quốc vương kiêm cả chức Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng Tài chính; nắm cả quyền lập pháp và hành pháp; thực hiện quyền lực tối cao với sự giúp việc và tư vấn của năm Hội đồng theo quy định của Hiến pháp.

Thứ hai, chính thể quân chủ nhị hợp

Chính thể quân chủ nhị hợp có các đặc trưng cơ bản:

– Quyền lực nhà nước về cơ bản được chia cho nghị viện và do vua nắm giữ, trong đó nghị viện nắm quyền lập pháp, vua nắm quyền hành pháp, vì thế, quyền lực của vua bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp nhưng được mở rộng trong lĩnh vực hành pháp.

– Vua vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, có toàn quyền bổ nhiệm các bộ trưởng.

– Vua có quyền phủ quyết các dự luật do nghị viện thông qua, ngược lại, nghị viện có quyền luận tội nhà vua và các bộ trưởng.

– Bộ trưởng được gọi là bộ trưởng của nhà vua, vừa phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, vừa phải chịu trách nhiệm trước vua. Nếu bị nghị viện bất tín nhiệm, bộ trưởng phải từ chức, nếu bị vua bất tín nhiệm, bộ trưởng cũng phải từ chức.

Chính thể này tồn tại ở Anh trong thế kỷ XVII, XVIII; ở Đức theo Hiến pháp năm 1871; ở Nhật theo Hiến pháp năm 1889.

Thứ ba, chính thể quân chủ đại nghị hay nghị viện

Chính thể quân chủ đại nghị hay nghị viện có các đặc trưng sau:

– Quyền lực của vua bị hạn chế trong cả lập pháp lẫn hành pháp, vì quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ mà đứng đầu là thủ tướng.

– Quyền lực của vua chỉ là hình thức, nghi lễ và tượng trưng. Vua là nguyên thủ quốc gia – người đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, nhưng không trực tiếp giải quyết các công việc nhà nước, không có thực quyền. Hoạt động của vua là sự chính thức hoá về mặt nhà nước các hoạt động “đã rồi” của nghị viện và chính phủ, tức là vua chỉ “ngự trị nhưng không cai trị”.

– Vua là biểu tượng cho truyền thống và sự vững bền của dân tộc, sự thống nhất của quốc gia.

– Nhà vua được hưởng những đặc quyền nhất định.

– Chính phủ được hình thành bằng con đường nghị viện dựa trên kết quả bầu cử nghị viện (hạ nghị viện). Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và thủ tướng.

Chính thể này đang tồn tại ở Anh, Nhật, Thụy Điển…

Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính thể quân chủ không còn tồn tại mà chỉ còn chính thể cộng hòa dân chủ.

Hình thức chính thể quân chủ là gì năm 2024
Hình minh họa. Sự biến đổi của chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa qua các kiểu Nhà nước


4. Sự biến đổi của Chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước

Tương tự như chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà cũng có sự biến đổi qua các kiểu nhà nước.

4.1. Ở nhà nước chủ nô

Chính thể cộng hoà có cả hai dạng là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ:

Thứ nhất, cộng hòa quý tộc

Cộng hòa quý tộc là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc.

Chính thể này chủ yếu tồn tại ở Nhà nước La Mã từ Thế kỷ thứ IV đến Thế kỷ I trước công nguyên và ở Nhà nước Sparta từ thế kỷ VII đến thế kỷ IV trước công nguyên.

Thứ hai, Cộng hoà dân chủ

Cộng hòa dân chủ là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ những điều kiện luật định. Chính thể này đã tồn tại ở Nhà nước Athens.

4.2. Ở nhà nước phong kiến

Chính thể cộng hòa dân chủ hình thành ở một số thành phố lớn của châu Âu giành được quyền tự trị bằng các con đường như: Dùng tiền để mua quyền tự trị; đấu tranh, khởi nghĩa của thị dân giành chiến thắng buộc nhà vua phải thừa nhận quyền tự trị; liên kết với nhà vua để chống lại lãnh chúa và được nhà vua thừa nhận quyền tự trị. Sau khi giành được quyền tự trị, quyền quản lý các công việc chung của thành phố thuộc về Hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu, Hội đồng sẽ giao quyền quản lý từng lĩnh vực cụ thể cho các ủy viên của Hội đồng.

4.3. Ở nhà nước tư sản

Chính thể cộng hòa chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với bốn biến dạng cơ bản là cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị hay nghị viện, cộng hòa hỗn hợp hay lưỡng tính và cộng hòa Hồi giáo.

Thứ nhất, Cộng hòa tổng thống

Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách cứng rắn, rõ rệt nhất. Hình thức này được hình thành ở Mỹ theo Hiến pháp năm 1787, sau đó, nó được áp dụng ở một số nước Trung và Nam Mỹ, Philippines và một số nước khác.

Ở các nhà nước có chính thể cộng hòa tổng thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Chính thể này có các đặc trưng sau:

– Tổng thống vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ.

– Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp. Tổng thống thành lập nội các từ các chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa Nghị viện và Chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng, Nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm đó.

– Tổng thống và Nghị viện đều do cử tri bầu ra, có thể độc lập với nhau, Tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghị viện.

– Về mặt pháp lý, tổng thống không có quyền nêu sáng kiến xây dựng luật và không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn, Nghị viện cũng không có quyền lật đổ Chính phủ.

– Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà Nghị viện đã thông qua, ngược lại, Nghị viện có quyền khởi tố và luận tội tổng thống và các thành viên của Chính phủ theo thủ tục “đàn hạc” khi những người này vi phạm công quyền.

Thứ hai, Cộng hoà đại nghị

Cộng hoà đại nghị có các đặc trưng sau:

– Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ Tổng thống, vừa có chức vụ Thủ tướng, Tổng thống đứng đầu quốc gia, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ.

– Quyền hành pháp do hai bộ phận nắm giữ là Tổng thống và Chính phủ (mà chủ yếu là nội các).

– Tổng thống do Nghị viện bầu ra, được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song đó chủ yếu là những quyền có tính chất đại diện cho nhà nước, còn trên thực tế Tổng thống không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Vai trò của Nguyên thủ quốc gia trong việc điều hành nhà nước chỉ mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng.

– Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ không phải theo ý mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh của các đảng có đa số ghế trong Nghị viện. Tổng thống thực hiện các quyền của mình theo ý chí của Chính phủ, kể cả quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Mọi hoạt động của Tổng thống chỉ là sự phê chuẩn các hoạt động “đã rồi” của Chính phủ.

– Tổng thống có thể không phải tường trình trước Quốc hội về những việc mình làm và trả lời chất vấn của Quốc hội; có thể không phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình trừ khi phạm phải một số tội hình nghiêm trọng như: Phản bội tổ quốc, xâm phạm Hiến pháp…

– Nội các là trụ cột và trung tâm quyết sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước nên chính thể này còn được gọi là chế độ nội các. Các nhân viên nội các thường là những nhân vật trọng yếu của đảng cầm quyền và các bộ trưởng quan trọng.

– Nghị viện có quyền lực tối cao. Chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của nghị viện. Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ, khi đó hoặc là nghị viện bị giải tán để bầu cử nghị viện mới, hoặc là chính phủ phải từ chức tập thể để thành lập chính phủ mới. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân.

Thứ ba, Cộng hòa hỗn hợp

Cộng hòa hỗn hợp (hay lưỡng tính) là hình thức chính thể vừa có những đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống, vừa có những đặc trưng của cộng hoà đại nghị. Chính thể cộng hòa hỗn hợp hiện đang tồn tại ở Pháp, Bồ Đào Nha, Nga…

Chính thể cộng hòa hỗn hợp có các đặc trưng cơ bản sau:

– Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên có quyền lực rất lớn, kể cả quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn.

– Tổng thống có tác động khá mạnh mẽ và nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc ban hành luật.

Một số nước cho phép tổng thống ban hành các văn bản quy phạm có giá trị như luật trong những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền ban hành luật của nghị viện, hoặc nghị viện có thể ủy quyền cho tổng thống ban hành luật trong những trường hợp nhất định.

– Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, về mặt pháp lý, Tổng thống không đứng đầu chính phủ mà người đứng đầu là Thủ tướng, song Tổng thống lại có quyền điều hành các hoạt động của Chính phủ.

– Mặc dù pháp luật quy định chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, song khả năng của Nghị viện trong việc kiểm tra các hoạt động của Chính phủ rất hạn chế.

Thứ tư, Cộng hòa Hồi giáo

Chính thể này tồn tại ở một số quốc gia có đạo Hồi là quốc đạo như Iran, Iraq. Các quốc gia này cũng xác lập nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, xác lập chế độ dân chủ đa nguyên, thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, hiến pháp của các nước này đều quy định hiến pháp được xây dựng trên cơ sở kinh Koran và không được trái với tinh thần của kinh Koran. Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla.

4.4. Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chỉ có chính thể cộng hòa dân chủ, tuy nhiên ở những nước khác nhau, chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa có những biểu hiện khác nhau.

Ớ các nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đồng thời là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân do cử tri cả nước trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu và có thể bị nhân dân bãi miễn. Cơ quan này có quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của nhà nước, thành lập các cơ quan cấp cao khác của nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan đó… Các nước thuộc nhóm nước này có các dạng chính thể như Công xã Pari, Cộng hòa Xô viết, Cộng hòa dân chủ nhân dân và Cộng hòa Cuba.

Hình thức chính thể quân chủ tồn tại ở đâu?

Chính thể quân chủ chỉ có dạng quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và chủ yếu tồn tại ở phương Đông. Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) là chính thể mà về mặt pháp lý, nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự hạn chế nào.

Hình thức chính thể gồm những gì?

Về hình thức chính thể, hiện nay trên thế giới có 6 loại mô hình chính: (i) Quân chủ; (ii) Quân chủ lập hiến; (iii) Cộng hòa đại nghị; (iv) Cộng hòa tổng thống; (v) Cộng hòa hỗn hợp; (vi) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ là gì?

Cộng hòa dân chủ là một chế độ chính trị hoạt động dựa trên các nguyên lý của cả hai hình thức cộng hòa và dân chủ. Cộng hòa là thể thức mà ở đó nhiều người cùng tham gia vào việc điều hành một nước, tức là nói đến Bộ máy nhà nước có sự phân quyền giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

Chính thể cộng hòa là gì?

Cộng hòa (chữ Hán: 共和, tiếng Latinh: res publica) là một hình thức chính phủ trong đó quốc gia được coi là "vấn đề công cộng" thông qua các Luật pháp và Hiến pháp cũng như các quy định chung và chế độ dân chủ, không phải là mối quan tâm riêng tư hay thuộc sở hữu của những người cai trị.