Mục lục ngân sách nhà nước tiếng anh là gì năm 2024

Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Thanh Tâm, em đang là sinh viên năm cuối tại Học viện hành chính quốc gia TPHCM. Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể việc phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (tam***@gmail.com)

Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định tại Mục V Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017' onclick="vbclick('5627E', '195216');" target='_blank'>Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành như sau:

- Phân loại Mục lục NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là việc phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.

- Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được mã số hóa theo 4 ký tự, là số chẵn theo hàng chục. Các chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được chi tiết theo các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc từng chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, được mã hóa theo 4 ký tự liền sau mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9.

+ Đối với các chương trình do Trung ương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 20 giá trị. Riêng Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước (Mã số 0210) có 40 giá trị. Đối với 21 Chương trình mục tiêu ban hành theo Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015; chương trình, mục tiêu xử lý chất độc da cam Dioxin; hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ là 10 giá trị.

+ Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 10 giá trị.

Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương) gửi Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện.

- Khi hạch toán các khoản chi NSNN cho chương trình, mục tiêu, chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi NSNN cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.

Đối với các khoản chi NSNN không thuộc chương trình, mục tiêu thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu.

- Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).

Khi sử dụng Mục lục NSNN theo mã chương trình, mục tiêu và Dự án quốc gia, cần lưu ý một số nội dung sau:

- 02 mã chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), trong đó đã quy định các mã dự án theo dõi số chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016; mã Chương trình mục tiêu theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/08/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

- 05 mã chương trình mục tiêu hiện hành trong mã 0950 “Các chương trình, mục tiêu, dự án khác”, gồm: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (mã số 0965), Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (mã số 0966), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (mã số 0967), Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ (mã số 0968), Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (mã số 0971)

Trên đây là nội dung quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017' onclick="vbclick('5627E', '195216');" target='_blank'>Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017.

Thi hành quyết định số 244-HĐNN8 ngày 31-3-1990 của Hội đồng Nhà nước về thành lập mới, đổi tên và giải thể một số Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và để tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương ghi chép, theo dõi, quản lý các khoản thu nộp và cấp phát vốn ngân sách Nhà nước phù hợp với tổ chức, bộ máy mới của các Bộ, các ngành, Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi một số "Chương" trong mục lục ngân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 300 TC/NSNN ngày 3-10-1987 như sau;

1- Thay chương (A, B, C) mã số 29, 30, 49, 57 (cũ) của Bộ Văn hoá, Sở Văn hoá, Phòng Văn hoá; Bộ Thông tin; Tổng cục du lịch, Công ty du lịch, Tổng cục thể dục thể thao, Phòng thể dục thể thao và chương (B) mã số 68 (cũ) Đài phát thanh bằng chương (A, B, C) mã số 30 (mới) Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Giữ nguyên các loại 06, 09, 12, 13 và các khoản, hạng trong các loại nói trên của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hoá - Thể thao và Du lịch.

2- Thay chương (A, B, C) mã số 31, 32 (cũ), Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ban giáo dục chuyên nghiệp bằng chương (A, B, C) mã số 31 (mới) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo. Giữ nguyên loại 11 và các khoản, hạng như hiện nay để hạch toán, phản ảnh các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo.

3- Thay chương (A, B, C) mã số 16, 27, 28 (cũ) Bộ Vật tư; Bộ Nội thương; Sở Thương nghiệp, Phòng Thương nghiệp; Bộ Ngoại thương, Sở Ngoại thương (liên hiệp xuất nhập khẩu), Công ty Ngoại thương bằng chương (A, B, C) mã số 27 (mới) Bộ Thương nghiệp, Sở Thương nghiệp và Phòng Thương nghiệp. Giữ nguyên loại 07, loại 14 và các khoản, hạng trong các loại nói trên để phản ảnh các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước của Bộ Thương nghiệp, Sở Thương nghiệp, Phòng Thương nghiệp.

4- Mở thêm chương (A, B, C) mã số 35 (mới) Bộ Công nghiệp nặng, Sở Công nghiệp và Phòng Công nghiệp thay cho chương (A) mã số 20 (cũ) Bộ Cơ khí luyện kim; chương (B, C) mã số 22 (cũ) Sở Công nghiệp và Phòng Công nghiệp.

- Huỷ bỏ chương (A) mã số 48 (cũ) Tổng Cục mỏ và khí đốt; mã số 53 Tổng cục Hoá chất; mã số 55 Tổng cục mỏ và địa chất.

- Giữ nguyên các khoản, hạng trong loại 01 "công nghiệp" để ghi chép phản ảnh các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước của Bộ Công nghiệp nặng.

5- Thay chương (A, B, C) mã số 19 (cũ) Bộ Giao thông vận tải, Phòng Giao thông và chương (A) mã số 46 (cũ) Tổng cục Bưu điện; mã số 52 Tổng cục Hàng không dân dụng bằng chương (A, B, C) mã số 19 (mới) Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện; Sở Giao thông vận tải; Phòng Giao thông vận tải. Giữ nguyên loại 05, 06 và các khoản như hiện nay để phản ảnh các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.

6- Đổi tên chương (A, B) mã số 11 (cũ) Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước thành Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

7- Đổi tên chương (A) mã số 41 (cũ) Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam thành Viện khoa học xã hội Việt Nam.

8- Huỷ bỏ chương (A) mã số 47 (cũ) Tổng cục Cao su, nhập vào mã số 23 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

9- Mở thêm mục 96 "chi thanh toán tiền mua dầu thô của xí nghiệp liên doanh dầu khí với nước ngoài" để hạch toán khoản chi ngân sách Nhà nước về việc thanh toán tiền mua dầu thô của xí nghiệp Liên doanh dầu khí với nước ngoài.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01-4-1990. Các Bộ, các ngành, các cấp của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước và các cơ quan khác có liên quan thực hiện việc hạch toán, ghi chép phản ảnh và quyết toán các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước theo đúng những bổ sung sửa đổi về Mục lục ngân sách Nhà nước quy định trong Thông tư này.

Thông tư 22-TC/NSNN ngày 19/04/1990 hướng dẫn và bổ sung Mục lục Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành