Chính sách của doanh nghiệp là gì năm 2024

Chính sách bán hàng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là khung quy định quan trọng nhằm xác định cách một doanh nghiệp tương tác với thị trường, qua đó xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng. Vậy làm thế nào để xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả? Làm thế nào để đảm bảo rằng chính sách đó phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng hiện tại? Phải làm gì để cải thiện chính sách bán hàng khi thị trường thay đổi?

Cùng Sổ Bán Hàng khám phá 6 chính sách bán hàng chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

Chính sách của doanh nghiệp là gì năm 2024

Chính sách bán hàng là tập hợp các nguyên tắc, và tiêu chuẩn mà một doanh nghiệp đề ra để quản lý quy trình bán hàng một cách chặt chẽ, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm và mua hàng của họ. Thông thường, các chính sách bán hàng sẽ đi kèm với những lợi ích cho khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể như: Chương trình giảm giá hay ưu đãi khi mua hàng lần sau, chính sách bảo hành sản phẩm, chính sách hỗ trợ vận chuyển,…

Chính sách bán hàng thường bao gồm các khía cạnh sau:

  • Chính sách về giá cả và chiết khấu: Quy định giá cả của sản phẩm và các chiết khấu được cấp cho khách hàng hoặc đối tác, bao gồm giá bán lẻ, giá buôn, giảm giá đối với đại lý, hoặc các chương trình khuyến mãi đặc biệt.
  • Quảng cáo và tiếp thị: Định rõ cách sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được quảng cáo và tiếp thị đến khách hàng theo cách nào. Đồng thời, lựa chọn ra kênh tiếp thị phù hợp như quảng cáo truyền hình, báo chí, radio hay tiếp thị trên mạng xã hội, email marketing.
  • Phân phối sản phẩm: Định rõ cách sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được phân phối đến khách hàng như thế nào, bao gồm việc lựa chọn kênh phân phối, quản lý kho hàng và quá trình vận chuyển.
  • Bảo mật thông tin khách hàng: Với sự quan tâm về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách này đề cập đến cách doanh nghiệp bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.
  • Chính sách hoàn trả và đổi trả: Đây là cách doanh nghiệp xử lý các yêu cầu hoàn trả hoặc đổi trả sản phẩm hoặc dịch vụ từ khách hàng.
  • Đối tượng và thị trường mục tiêu: Chính sách này xác định ai là đối tượng mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ và cách tiếp cận họ. ![Hình: Chính sách bán hàng là gì? Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/SEO-5-1024x576.jpg)

Chính sách bán hàng là gì? Nguồn: Internet

\>> Có thể bạn quan tâm: 13 Chiến lược định giá sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách bán hàng

2.1 Xác định hướng đi và mục tiêu

Chính sách bán hàng giúp doanh nghiệp xác định hướng đi cụ thể, đề ra mục tiêu trong việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Các chính sách này giúp doanh nghiệp định hình chiến lược một cách tổng thể, đảm bảo rằng tất cả nhân viên và đối tác hoạt động hướng về mục tiêu chung.

2.2 Tối ưu hóa hiệu suất

Chính sách bán hàng định rõ quy tắc và tiêu chuẩn cho việc quản lý cũng như triển khai các hoạt động bán hàng. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất của đội ngũ nhân viên bán hàng, qua đó đảm bảo rằng họ hoạt động hiệu quả và thực hiện các quy trình đúng cách. Việc tối ưu hóa hiệu suất đồng nghĩa với việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

2.3 Xây dựng niềm tin của khách hàng

Tầm quan trọng của chính sách bán hàng không chỉ giới hạn ở mức độ nội bộ của tổ chức, mà còn ảnh hưởng lớn đến quan hệ với khách hàng. Chính sách bán hàng cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể về cách mua sắm và giao dịch với doanh nghiệp. Đây là cách xây dựng lòng tin ở khách hàng hiệu quả, giúp họ cảm thấy thoải mái khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

2.4 Tạo lợi thế cạnh tranh

Chính sách bán hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định cách họ có thể tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành của mình. Điều này có thể là thông qua việc thiết lập giá cả cạnh tranh, phân phối hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt hơn.

![Hình: Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách bán hàng  Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/SEO-6-1024x576.jpg)

Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách bán hàng Nguồn: Internet

\>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định mục tiêu kinh doanh chuẩn xác và hiệu quả

3. 6 chính sách bán hàng chuyên nghiệp

3.1 Chính sách khách hàng thân thiết

Chính sách khách hàng thân thiết là chiến lược được thiết lập để tạo và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mục tiêu chính của chính sách này nhằm thúc đẩy sự trung thành của khách hàng, khiến họ tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn thay vì chuyển sang đối thủ cạnh tranh.

Một số chính sách bán hàng dành cho khách hàng thân thiết có thể kể đến như: Tích điểm thành viên thân thiết, tạo mã giảm giá đặc biệt, tặng ưu đãi cho lần mua hàng tiếp theo, các đặc quyền chỉ có khách hàng sử dụng lâu năm mới có…

![Hình: Chính sách khách hàng thân thiết Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/Chinh-sach-khach-hang-than-thiet-01-1-1024x497.png)

Chính sách khách hàng thân thiết Nguồn: Internet

3.2 Tri ân khách hàng

Chương trình tri ân khách hàng là một trong những chiến lược bán hàng phổ biến được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Mỗi nhóm khách hàng cụ thể thường được áp dụng các chương trình tri ân khác nhau.

Ví dụ như: Chương trình tri ân đối với những khách hàng có sinh nhật vào tháng 9, khi mua hàng sẽ được giảm 30% trên tổng các đơn hàng.

![Hình: Tri ân khách hàng Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/Qua-Tri-an-khach-hang-1024x512.jpg)

Tri ân khách hàng Nguồn: Internet

3.3 Mua 1 tặng 1 hay mua A tặng B

Đây là một trong những chính sách bán hàng giúp mang lại doanh số khủng cho doanh nghiệp. Có 2 hình thức cho hình thức khuyến mãi này như sau:

  • Mua 1 sản phẩm và được tặng sản phẩm y hệt
  • Mua sản phẩm A được tặng kèm sản phẩm B

Không những giúp gia tăng doanh số bán hàng, chính sách này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận số lượng khách hàng mới khổng lồ. Bên cạnh đó, chính sách khuyến mãi này còn có thể giúp doanh nghiệp xả hàng tồn kho đối với các sản phẩm bán chậm một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này cần phải xem xét cẩn thận về lợi ích và chi phí. Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo rằng họ vẫn có lợi nhuận và không gánh tổn thất quá lớn từ chương trình này.

![Hình: Mua 1 tặng 1 hay mua A tặng B Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/dongho-020223-001811-800-resize.jpg)

Mua 1 tặng 1 hay mua A tặng B Nguồn: Internet

3.4 Flash Sale

Flash sale là chính sách bán hàng phổ biến trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Đây là một hình thức giảm giá ngắn hạn, thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, từ vài giờ đến vài ngày. Tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng khách hàng tiềm năng mà thời gian diễn ra chương trình Flash Sale sẽ có sự thay đổi linh động. Chẳng hạn, hiện nay, có nhiều doanh nghiệp/ chủ cửa hàng quyết định triển khai Flash Sale vào lúc 22h đến 0h. Vì đây là thời điểm mà giới trẻ dành thời gian để tham gia mua sắm.

![Hình: Flash Sale Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/Shopee-khuyen-mai-Flash-Sale-Re-Vo-Dich-1024x593.png)

Flash Sale Nguồn: Internet

3.5 Bán hàng theo combo

Bán hàng theo combo chính là chính sách bán hàng khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm trong cùng một lần mua. Các sản phẩm cùng loại sẽ được nhóm vào rồi bán theo combo với giá ưu đãi, điều này giúp gia tăng doanh thu bán hàng và khích lệ khách hàng trải nghiệm thêm nhiều sản phẩm của doanh nghiệp. Hình thức bán hàng theo combo thường sẽ thấy trong các ngành hàng mỹ phẩm và đồ gia dụng.

![Hình: Bán hàng theo combo Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/2f2f6285b31618b127ffd2b6b5f7a8cf1-1024x701.jpg)

Bán hàng theo combo Nguồn: Internet

3.6 Quy định bảo hành và chính sách đổi trả

Quy định bảo hành và chính sách đổi trả là một phần quan trọng của chiến lược bán hàng của một doanh nghiệp. Đây là cách để xây dựng lòng tin của khách hàng và đảm bảo rằng họ sẽ hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ đã mua. Các quy định về bảo hành thường xuất hiện ở các cửa hàng bán đồ điện tử và hàng hóa có giá trị cao.

![Hình: Quy định bảo hành và chính sách đổi trả Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/chinh-sach-doi-tra-dien-may-xanh-nhu-the-nao.jpg)

Quy định bảo hành và chính sách đổi trả Nguồn: Internet

\>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

4. Những lưu ý khi xây dựng chính sách bán hàng

Khi xây dựng chính sách bán hàng, cần đặc biệt lưu ý đến việc thống nhất và thông tin đầy đủ đối với các bên liên quan. Cụ thể như sau: Nếu doanh nghiệp đề ra chính sách mua 1 tặng 1 đối với sản phẩm, thì từ nhân viên bán hàng, thu ngân đến kế toán, nhân viên Marketing phải được truyền đạt một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, để xây dựng một chính sách bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều như sau:

  • Nắm vững thông tin về đối tượng khách hàng
  • Xác định mục tiêu bán hàng
  • Tùy chỉnh chính sách cho phù hợp
  • Xác định giá cả hợp lý
  • Theo dõi hiệu suất của chính sách bán hàng
  • Đảm bảo rằng chính sách của bạn tuân thủ các quy định pháp luật và được trình bày một cách rõ ràng và minh bạch cho khách hàng. ![Hình: Những lưu ý khi xây dựng chính sách bán hàng Nguồn: Internet](https://sobanhang.com/wp-content/uploads/2023/09/SEO-7-1024x576.jpg)

Những lưu ý khi xây dựng chính sách bán hàng Nguồn: Internet

\>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mở siêu thị mini kiếm lời khủng

Xây dựng chính sách bán hàng không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mà còn đảm bảo quản lý kinh doanh một cách hiệu quả và minh bạch, góp phần tạo dựng lòng tin của khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích giúp nhà bán hàng có thể áp dụng trong quá trình kinh doanh, nâng cao doanh số bán hàng.

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là gì?

Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Chính sách sản phẩm là một kế hoạch chi tiết tổng hợp nên các quyết định triển khai hoạt động kinh doanh sản phẩm. Đồng thời mô tả được các định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm của mình.

Chính sách tài chính của doanh nghiệp là gì?

Theo đó, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm: Chính sách thuế, chi ngân sách nhà nước, tài chính đất đai, tín dụng - lãi suất, ngoài ra còn có các quỹ khởi nghiệp nhằm hỗ trợ về mặt tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

Chính sách trong quản trị chiến lược là gì?

- Chính sách là công cụ giúp thực hiện chiến lược. Các chính sách đặt ra những ranh giới, cơ chế ép buộc và những giới hạn đối với các loại hành động quản trị có thể được thực hiện để thưởng, phạt các hành vi ứng xử; chúng làm rõ những gì có thể và không thể làm khi theo đuổi các mục tiêu của công ty.

Chính sách nhân sự là gì?

Chính sách nhân sự là tập hợp các quy định, nguyên tắc và chiến lược được áp dụng trong quá trình quản lý và phát triển nhân sự của một tổ chức. Chính sách này giúp định hướng cho các hoạt động liên quan đến nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và thưởng phạt nhân viên.