Nghị định 136 năm 2023

Trên thực tế cuộc sống, việc phòng cháy và chữa cháy luôn là vấn đề quan trọng cần được mọi người quan tâm và đặc biệt chú ý. Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã đưa ra các quy định liên quan đến một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy. Vậy, mẫu PC22 nghị định 136 quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về mẫu PC22 nghị định 136.

Nghị định 136 năm 2023

Nội dung bài viết:

  1. 1.Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
  2. 2.Mẫu PC22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
  3. 3.Các câu hỏi thường gặp.

1.Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Trước khi tìm hiểu về mẫu PC22 nghị định 136, chủ thể cần nắm được thông tin về các quy định trong nghị định 136.

Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục sau đây:

  1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
  2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
  3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý.
  4. Phụ lục IV: Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
  5. Phụ lục V: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  6. Phụ lục VI: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
  7. Phụ lục VII: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định.
  8. Phụ lục VIII: Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy.
  9. Phụ lục IX: Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).

 

Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Tìm hiểu thêm tại bài viết: Nghị định 136/2020/NĐ-CP

2.Mẫu PC22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Mẫu PC22 nghị định 136 cụ thể như sau:

Mẫu số PC22

……(1)……
……(2)……
——-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————Số: …../………….., ngày … tháng …. năm …….

 

ĐỀ NGHỊ
HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

Kính gửi: ………….(3)………….

Đơn vị: ………………………………….(2)……………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………….

Căn cứ Điều 33 Nghị định số ……/2020/NĐ-CP ngày …..tháng …….. năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Đề nghị ………..(3)……………………….. tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho ………….(4)…………….. với tổng số học viên là: …………(có danh sách kèm theo).

Thời gian dự kiến từ ngày ….. tháng …… năm…. đến ngày ….tháng…năm………/.

 


Nơi nhận:
– ……………;
– ……………;
– Lưu: ………………..(5)……..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện/cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Đối tượng đăng ký huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận;

(5) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ sở.

 

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ
HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Công văn số: ……… ngày ….. tháng…..năm……… của ……….(2)……….)

TTHọ và tênNăm sinhGiới tínhCCCD/ CMND/ Hộ chiếuNgày cấpNơi làm việc/ Thường trúGhi chúNamNữ123456789…

 

Xem thêm: Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở mới 2022

Xem thêm: Mẫu PC17 Nghị định 136.

3.Các câu hỏi thường gặp.

3.1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định ra sao?

a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
đ) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết;
g) Bộ trưởng Bộ Công an được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
3.2. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng như thế nào?

Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;
đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

Những vấn đề có liên quan đến mẫu PC22 nghị định 136 và các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được các quy định tại mẫu PC22 nghị định 136 sẽ giúp chủ thể hiễu rõ hơn quy định pháp luật và từ đó thực hiện cho đúng, tránh rắc rối về sau.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến mẫu PC22 nghị định 136 cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.