Người an Độ an chay như thế nào

Chế độ ăn chay là một chế độ ăn kiêng các loại thịt, gia cầm và cá. Nhiều người lựa chọn áp dụng theo chế độ ăn chay vì lý do cá nhân hoặc tôn giáo, đôi khi bắt nguồn từ các vấn đề đạo đức, chẳng hạn như không giết hại động vật. Ngoài ra, cũng có người quyết định ăn chay để bảo vệ môi trường sống xung quanh, vì việc chăn nuôi động vật góp phần làm gia tăng lượng khí thải nhà kính, khiến thay đổi khí hậu và những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Thực chất, chế độ ăn chay lành mạnh rất đa dạng và mỗi người có thể tự lựa chọn cho mình một chế độ ăn chay phù hợp với mình. Dưới đây là những kiểu ăn chay phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

  • Chế độ ăn chay kiểu lacto: Những người áp dụng theo kiểu ăn chay này sẽ không ăn các loại cá, thịt, trứng và gia cầm, tuy nhiên có thể ăn những sản phẩm đến từ sữa;
  • Chế độ ăn chay kiểu lacto-ovo: Với chế độ ăn chay này, bạn sẽ không được ăn các loại thịt, gia cầm và cá, tuy nhiên được phép ăn các sản phẩm từ sữa và trứng;
  • Chế độ ăn chay kiểu ovo: Có thể ăn trứng, nhưng không được phép ăn các loại thịt, gia cầm, cá hoặc các chế phẩm từ sữa;
  • Chế độ ăn chay kiểu Pescetarian: Người ăn chay có thể ăn cá, đôi khi là các chế phẩm từ sữa hoặc trứng, tuy nhiên không được phép ăn các loại thịt và gia cầm trong bữa ăn hàng ngày;
  • Chế độ ăn thuần chay: Người ăn chay sẽ phải loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa và mật ong;
  • Chế độ ăn chay linh hoạt: Chủ yếu ăn chay kết hợp thường xuyên với các loại cá, thịt và gia cầm.

2.2 Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực hiện một chế độ ăn chay có thể giúp bạn làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư ác tính, bao gồm ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư dạ dày hoặc ung thư trực tràng.

2.3 Giúp ổn định lượng đường huyết của cơ thể

Chế độ ăn chay được cho là có khả năng duy trì được lượng đường huyết hợp lý và lành mạnh trong cơ thể. Điều này đặc biệt có ích đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, đối với những người bình thường, khi thực hiện chế độ ăn chay có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thông qua việc ổn định mức đường trong máu một cách lâu dài. Kết quả của một cuộc nghiên cứu mới đây đã cho thấy, việc ăn chay có thể làm giảm hơn một nửa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.

2.4 Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch

Chế độ ăn chay là một phương pháp góp phần giúp bạn tăng cường sức khoẻ của hệ tim mạch, từ đó ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Sở dĩ, việc ăn chay có thể làm giảm được mức cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và triglyceride – những nhân tố hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, chế độ ăn chay cũng làm giảm mức huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính khác gây ra bệnh tim.

Một chế độ ăn chay có thể được xem là một lựa chọn ăn uống bổ dưỡng và lành mạnh. Tuy nhiên, bản thân nó cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ làm tăng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sở dĩ, các loại thịt, cá và gia cầm có thể cung cấp cho cơ thể bạn một lượng lớn axit béo omega – 3, protein và các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như vitamin B12, selen, sắt và kẽm. Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng và sữa cũng rất giàu vitamin B, vitamin D và canxi. Do đó, khi loại bỏ thịt và những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khác ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu này.

Một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy những người thực hiện chế độ ăn chay có nguy cơ bị thiếu hụt các chất như sắt, protein, canxi, vitamin B12 và i-ốt cao hơn so với những người khác. Khi cơ thể bị thiếu hụt đi những vi chất quan trọng này có thể gặp phải các tình trạng như suy nhược, mệt mỏi, suy giảm sức khoẻ xương, thiếu máu và một số vấn đề về tuyến giáp.

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể và bù đắp cho những thiếu hụt tiềm ẩn, những người ăn chay nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, trái cây tươi, các nguồn protein thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại thực phẩm chức năng, chất bổ sung hoặc vitamin tổng hợp.

Những người ăn chay nên cố gắng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, đạm, sắt, riboflavin, kẽm, vitamin D, vitamin B12, axit alpha-linolenic và kẽm cho cơ thể. Dưới đây là một số cách giúp kết hợp những chất dinh dưỡng trên vào chế độ ăn chay của bạn:

  • Sắt: Bạn có thể cung cấp sắt thông qua ngũ cốc ăn sáng bổ sung sắt, trứng, mơ khô, mận khô, thực phẩm làm từ đậu nành, đậu, các loại đậu, các loại hạt hoặc bánh mì nguyên cám;
  • Protein: Bạn có thể lựa chọn các nguồn thực phẩm chay giàu protein như đậu phụ, tempeh, edamame, các loại đậu, bánh mì kẹp thịt chay, bơ hạt, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, rau dền;
  • Kẽm: Giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, thường được tìm thấy nhiều trong sữa đậu nành, trứng, rau, sữa chua, phô mát, các loại hạt, ngũ cốc ăn sáng bổ sung kẽm, đậu lăng, nấm, mầm lúa mì;
  • Canxi: Giúp tăng cường và xây dựng hệ xương. Bạn có thể đảm bảo nguồn cung cấp canxi cho cơ thể thông qua những thực phẩm bổ dưỡng như sữa chua, pho mát, đậu phụ, đậu edamame, mè tahini, hạnh nhân, sữa hạnh nhân, các loại rau xanh lá;
  • Riboflavin: Sữa bò, hạnh nhân, nấm, sữa chua và sữa đậu nành đều là những nguồn cung cấp riboflavin vô cùng dồi dào;
  • Vitamin B12: Bạn có thể bổ sung chúng qua các đồ uống làm từ đậu nành, thịt thuần chay và một số loại ngũ cốc ăn sáng;
  • Axit Alpha-Linolenic (Omega-3): Có nhiều trong hạt lanh xay, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu óc chó, quả óc chó, đậu phụ hoặc đậu nành.

Nếu bạn đang bắt đầu thực hiện chế độ ăn chay lacto-ovo, dưới đây sẽ là bữa ăn kiểu mẫu được áp dụng trong vòng một tuần dành cho bạn: