Sách sự phồn thịnh của các quốc gia

  • TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công, chống lãng phí
  • Tạo chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trên phạm vi cả nước giai đoạn 2016-2021, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước là 350 nghìn tỷ đồng; giảm giá trị đề nghị quyết toán 27,7 nghìn tỷ đồng qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước; giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 546 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 12,35% số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, đã tinh giản được 74.443 biên chế.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: "Chúng ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Như nhận định trong văn kiện Đại hội Đảng đã đề cập, thực trạng lãng phí này ngày càng tinh vi, phức tạp và còn nghiêm trọng. Số tiền thất thoát, lãng phí không kém gì những vụ án tham nhũng lớn, thậm chí xét bình diện cả nước còn lớn hơn".

Sách sự phồn thịnh của các quốc gia
Chống tham nhũng, chống lãng phí vì sự phát triển của đất nước.

Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở khi mà hàng năm, có không biết bao nhiêu luận án tiến sĩ, các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước... các công trình "vô giá" ấy, sau khi được bảo vệ thành công được tập trung vào các kho lưu trữ, chả có mấy người tìm đọc; rồi tình trạng 30% - 40% cán bộ, công chức "Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", nhưng cuối tháng vẫn lĩnh đủ lương, chẳng thiếu đồng nào. Bên cạnh đó, chúng ta lãng phí tương lai bằng các dự án... treo, khi mà đất "Bờ xôi, ruộng mật" bị thu hồi, bỏ hoang, rồi các dự án lớn của ngành Công thương được đầu tư cả trăm, ngàn tỷ đồng đắp chiếu hàng chục năm nay mà vẫn phải trả lãi vay...

Căn nguyên của sự trì trệ, chậm phát triển có nhiều lý do, nhưng một trong những lý do chính là chúng ta đang quá lãng phí! Như vậy thì những gì mà lãng phí gây ra cũng mang đến những hậu quả trầm trọng không kém gì tham nhũng, nó làm chậm tiến trình phát triển của đất nước trong thời điểm hiện tại và gây ra những bất ổn trong tương lai.

Để sống, tồn tại và phát triển, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian, nguồn lực và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế.

Các hiện tượng, vụ việc nêu trên đã và đang gây ra nhiều thất thoát về công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, làm sứt mẻ niềm tin của người dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, phần lớn các vụ việc đều khó xác định trách nhiệm vì những đơn vị, địa phương, người đứng đầu thường tìm nhiều lý do biện minh, giải trình với những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan rất hợp lý nhằm né tránh, che đậy, giấu giếm những hậu quả của sự việc.

Đối với các hành vi tham nhũng, chỉ cần tư lợi vài triệu đồng là có thể đưa ra xét xử, còn để thất thoát, lãng phí hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cũng khó quy trách nhiệm hình sự, chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, rút kinh nghiệm, nặng hơn là khiển trách, cảnh cáo. Điều này đã làm cho căn bệnh lãng phí ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Xử lý khi để thất thoát, lãng phí như vậy liệu có phù hợp với thực trạng lãng phí đang diễn ra, phù hợp với những thiệt hại ngày càng lớn và ngày càng trầm trọng hay không?

Trước những hậu quả nghiêm trọng mà tham nhũng gây ra trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã xác định tham nhũng là "quốc nạn", là "giặc nội xâm" thì cũng cần chỉ mặt, đặt tên cho "lãng phí" bằng những từ tương xứng và phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi lãng phí, coi việc chống lãng phí cũng cấp bách như chống "giặc nội xâm". Không nên quá tách bạch hai việc này mà xem tham nhũng và lãng phí là hai hành vi khác nhau, và nghiêm trọng hay không chỉ là căn cứ ở mức độ thiệt hại.

Tại buổi làm việc, nêu rõ tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Thực hiện cùng một công việc được giao với chi phí ít hơn; cùng một nguồn lực như nhau nhưng tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. "Một tỷ đồng mà thực sự cần thiết thì chi ngay, nhưng một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi". Để làm được như lời Chủ tịch Quốc hội thì chúng ta phải nhanh chóng có quy định cụ thể về tiết kiệm, chống lãng phí và cũng rất cần có chế tài xử lý một cách nghiêm khắc người vi phạm.

Chủ tịch Quốc hội nêu ví dụ cụ thể một chính sách quốc gia của Nhật Bản là quy định các công sở chỉ được bật điều hòa ở 28 độ C, trong khi chúng ta đến công sở vẫn bật 18 - 20 độ C suốt cả ngày, vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa lãng phí.

Đây quả là một bài học quý cho người Việt Nam chúng ta: Tiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia, dân tộc.

Sự thịnh vượng có từ đâu? Tại sao có những quốc gia rất giàu, trong khi số khác lại rất nghèo? Có những nơi ban đêm rất sáng, trong khi nơi khác lại rất ít ánh đèn? Từ rất lâu, con người vẫn luôn tìm lời giải cho những câu hỏi đó.

Adam Smith đã nhìn thấy những sự đối lập đó vào năm 1776 và đưa những câu hỏi ấy vào trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” (The Wealth of Nations). Đây là cuốn sách kinh tế học hay nhất mọi thời đại. Theo Adam, mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo rất đơn giản, đó là tự do kinh tế.

Phát biểu của Adam Smith

Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới[1]

Liệu Adam Smith đúng hay sai? Rằng việc chính phủ ít nhúng tay vào nền kinh tế sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia đó. Làm sao chúng ta kiểm chứng được điều đó?

Có một cách, đó là thông qua bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu. Bảng xếp hạng đo lường mức độ tự do kinh tế của một quốc gia thông qua các chính sách ảnh hưởng đến sự lựa chọn cá nhân, quyền tư hữu và tự do trao đổi hàng hóa. Chúng ta có thể dùng các chỉ số trong báo cáo để hình thành bảng xếp hạng toàn cầu và thấy được mối liên hệ giữa tự do và phát triển. Hiện các bạn có thể tham khảo mức độ tự do kinh tế của từng quốc gia thông qua bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu của The Heritage Foundation hoặc báo cáo của Fraser Institute.

Sách sự phồn thịnh của các quốc gia
Tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế, 1990 – 2010. Nguồn: Viện Fraser.

Hãy nhìn vào 4 nhóm trong bảng xếp hạng từ nhóm ít tự do nhất đến nhóm tự do nhất. Những quốc gia có chỉ số tự do kinh tế thấp nhất là những quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất. Trong khi, người dân ở những quốc gia có chỉ số tự do kinh tế cao nhất có mức sống cao hơn gấp 8 lần. Qua đó ta thấy rằng, tự do kinh tế mới là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng.

Vị trí địa lý, tài nguyên, con người có làm nên sự thịnh vượng?

Nếu bạn nghĩ rằng sự giàu có của quốc gia còn phụ thuộc vào địa lý, tài nguyên, hay con người thì hãy đặt ra trong đầu những câu hỏi sau.

1. Trữ lượng dầu của Venezuela cao gấp 12 lần Qatar, tại sao Qatar lại rất giàu trong khi người dân Venezuela bới rác mà ăn?

2. Triều Tiên và Hàn Quốc, hai quốc gia tương đồng về văn hóa, địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng thu nhập người dân Hàn Quốc cao gấp 10 lần thu nhập người dân Triều Tiên. Còn ban đêm hai quốc gia thì sao? Triều Tiên gần như không hề có ánh sáng.

3. Hay tạo sao lại sự khác biệt lớn về mức sống và dân trí giữa người Trung Hoa Đại Lục và người Hoa tại Singapore?

4. Tại sao người Việt Nam lại có nhiều cơ hội thành công hơn khi ra nước ngoài, chứ không phải ngay tại Việt Nam?

Đơn giản vì chỉ số tự do kinh tế Qatar cao hơn Venezuela, Hàn Quốc cao hơn Triều Tiên, Singapore cao hơn Trung Quốc, và nước ngoài (cụ thể là các nước tư bản) cao hơn Việt Nam. Chìa khóa của sự thịnh vượng không nằm ở con người, tài nguyên hay địa lý, mà là ở các chính sách từ chính phủ, về mức độ tự do kinh tế của người dân.

Vì thế nếu bạn muốn đất nước thịnh vượng và phát triển hơn, cái bạn cần quan tâm đó chính là tự do hóa nền kinh tế.

[1]Little else is requisite to carry a state to the highest degree of opulence from the lowest barbarism but peace, easy taxes, and a tolerable administration of justice: all the rest being brought about by the natural course of things – Adam Smith.