Sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặcbiệt được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ khác hệ thống tín hiệu khác không chỉ ở giá trị khu biệt của mỗi tín hiệu ngôn ngữ cụ thể mà ở phương diện hệ thống của nó, biểu hiện ở mặt sau:

* Tính phức tạp, nhiều tầngbậc:

- Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bao gồm nhiều hệ thống nhỏ: Ví dụ: hệ thống hình vị, từ, cụm từ, hệ thóng câu... Các hệ thống của ngôn ngữ có quan hệ với nhau, các yếu tố trong cùng hệ thống cũng có MQH lẫn nhau. Ví dụ hệ thống hình vị là đơn vị cấu tạo từ. Trong hệ thống hình vị, hệ thống âm vị phụ âm đầu có MQH với hệ thống âm chính, âm cuối về khả năng kết hợp để cấu tạotừ.

- Biểu hiện ngôn ngữ nhiều cấp độ, tầng bậc các đơn vị ngôn ngữ. Mỗi yếu tố/ một đơn vị ngôn ngữ tạo nên một hệ thống ngôn ngữ quan hệ cấp độ, tầng bậc với nhau (quan hệ bao chức và quan hệ thành tố trong ngônngữ).

- Đơn vị cấp thấp làm thành phần cấu tạo đơn vị cấp cao hơn. Đơn vị cấp cao hơn bao chức đơn vị cấp thấp.

Ví dụ: hình vị là đơn vị cấu tạo từ, từ là đơn vị cấu tạo nên câu...

* Tính đa trị của tín hiệu ngônngữ:

- MQH giữa CBH và CĐBH có tính đơn trị và đa trị. Tính đơn trị biểu đạt hiện tượng từ 1 nghĩa; tức là 1 CBH tương ứng một CĐBH, tính đa trị là hiện tượng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, 1 CBH tương ứng nhiềuCĐBH.

- Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ còn biểu hiện chức năng của tín hiệu ngôn ngữ. Ngoài 2 chức năng cơ bản là chức năng giao tiếp và chức năng tư duy còn có nhiều chức năng khác nữa như: chức năng biểu cảm, biểu thị khái niệm, chức năng t chức, giải trí, biểuhiện....

* Tính hình tuyến của tín hiệu ngônngữ:

- Các tín hiệu ngôn ngữ lần lượt xuất hiện theo tuyến tính (thời gian) tạo thành chuỗi lời nói (hoặc trên chữ viết). Điều này khác với các tín hiệu khác như: bắn pháo hoa có thể đồng thời nhiều quả cùng một lực. Vì vậy, trật tự sắp xếp các từ quy định nghĩa của câu hay ngôn bản.

- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ chúng phải lần lượt kế tiếp nhau mà không thể xuất hiện đồng thời. Âm nọ rồi đến âm kia, từ này rồi đến từ khác tạo thành một chuỗi (biểu hiện ngôn ngữ âm thanh và chữ viết).

- Ngôn ngữ được tổ chức theo nguyên tắc tín hiệu: dùng âm thanh/ chữ viết để biểu đạt những ND nhận thức về thế giới khách quan, biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người. TH ngôn ngữ có tính võ đoán rất cao và có tính hình tuyến rõ rệt.

* Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ:

- Tín hiệu ngôn ngữ khác tín hiệu khác ở chỗ: tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu ngôn ngữ theo phương thức ghép hoặc láy các tín hiệu ngôn ngữ với nhau. Đó là phương thức tạo từ ghép và từ láy trong tiếng Việt làm cho hệ thống tín ngôn ngữ thêm phong phú hơn.

- Bên cạnh đó, lớp từ mới hình thành cũng là điều kiện tăng só lượng tín hiệu ngôn ngữ nhiều hơn về số lượng tạo điều kiện cho con người lựa chọn tín hiệu ngôn ngữ để sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Đó là sự biểu hiện tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ.

Ví dụ:

- xanh, xanh lè, xanh om, xanh ngắt, xanh cốm, xanh lục, xanh lam...

- bàn, bàn bạc, bàn luận, bàn thảo, bàn tán, ..

- đu, đu tàu, đu sông, đu làng, đu cu...

- nhỏ, nhô nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi,...

- internet, di động, máy in, máy phô tô coppy..

* Tính độc lập của tín hiệu ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ có tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân. Ngôn ngữ tồn tại với tư cách là một thực thể độc lập qua các thời kì, xã hội chế độ khác nhau.

- Chính sách về ngôn ngữ là điều kiện ngôn ngữ được phát triển. Vì thế, ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.

• Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ • Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:

  1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
  2. Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
  3. Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
  4. Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu.

Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng – chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đó, màu vàng, màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện (màu sắc) và cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán. Và tất nhiên, chỉ đặc trọng hệ thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ

"sự cấm đi", các sắc độ khác nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau. Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là quan trọng.