So sánh biểu phí tất cả ví điện tử năm 2024

Theo dự báo của NHNN, số người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 triệu người vào năm 2020, cho thấy dư địa phát triển của thị tường còn rất lớn. Trên thị trường, đang có tới 29 tổ chức không phải ngân hàng được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với khoảng 23 ví điện tử, tuy nhiên độ phổ biến tới bộ phận lớn người dân thì chỉ được vài cái tên. Theo thống kê của Buzzmetrics, tính đến tháng 7/2018, thông qua khảo sát từ các thảo luận trên mạng xã hội, sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 ông lớn là Ví Momo, ViettelPay, ZaloPay và AirPay.

Mặc dù đã có thị phần áp đảo trên thị trường, để cạnh tranh và tạo chỗ đứng vững chắc 4 nhà cung cấp ví điện tử trên đang miễn phần lớn các loại phí cho khách hàng, thậm chí mạnh tay khuyến mãi, chiết khấu. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ đều được miễn phí.

Khảo sát biểu phí dịch vụ tại 4 nhà cung cấp ví điện tử Momo, ViettelPay, Zalo Pay, Airpay có sự tương đồng khi đều không thu phí phí thường niên hay bất kỳ loại phí định kỳ nào. Các loại phí mở tài khoản, phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí an toàn bảo mật tài khoản, phí truy vấn sao kê, phí hỗ trợ,…cũng đang được miễn. Đây cũng là sự khác biệt so với các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, một số ví đã thu tiền ở dịch vụ nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền; mức thu phí có sự khác biệt đáng kể.

ZaloPay và AirPay đang miễn phí tất cả các giao dịch nạp tiền, rút tiền. Tuy nhiên, chỉ nạp và rút tiền được từ các tài khoản ngân hàng liên kết.

Trong khi đó, Momo không chỉ áp dụng miễn phí nạp tiền tử nguồn tài khoản liên kết mà còn tại điểm nạp/ rút của ví. Nạp tiền từ những ngân hàng chưa liên kết trực tiếp với ví Momo thì chịu phí 1.800 đồng + 1,12% giá trị giao dịch mỗi lần nạp. Với giao dịch rút tiền từ tài khoản liên kết chỉ được miễn phí 3 lần/tháng. Ngoài ra, rút tiền bằng cách hình thức khác đều phải chịu phí, số tiền càng lớn phí càng cao.

Biểu phí của ViettelPay chia theo giá trị khoản tiền nạp. Nạp tiền từ thẻ ATM của MB và BaoVietBank được miễn phí hoàn toàn. Trong khi đó, nạp tiền từ tài khoản ngân hàng khác chỉ được miễn phí khi nạp dưới 50 triệu/tháng; trên 50 triệu thu phí 0,55% giá trị giao dịch. ViettelPay hiện chỉ cho phép rút tiền mặt tại điểm giao dịch, miễn phí với số tiền dưới 50 triệu/tháng, trên 50 triệu/tháng sẽ chịu phí 0,4%, tối thiểu 9.000 đồng/giao dịch.

Với dịch vụ chuyển tiền, ViettelPay có lợi thế mạng lưới rộng lớn khắp các tỉnh thành cho phép chuyển tiền mặt nhận tại quầy và nhận tiền mặt tại địa phương với mức phí từ 9.000-35.000 đồng (có phụ phí nếu nhận tiền mặt tận nơi).

So sánh biểu phí tất cả ví điện tử năm 2024

Tác giả tổng hợp

Có thể thấy, biểu phí của Momo và ViettelPay chi tiết hơn với nhiều hình thức đa dạng và đã thu phí một số dịch vụ mà ZaloPay và Airpay đang chấp nhận không thu phí. Trong khi Momo và ViettelPay đã có hàng trăm hàng nghìn quầy, điểm giao dịch thì ZaloPay và AirPay chưa triển khai được.

Theo thông tin mới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ bãi bỏ quy định về hạn mức giao dịch ngày của cá nhân tại dự thảo Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, hạn mức giao dịch của cá nhân/tháng vẫn sẽ bị khống chế ở mức 100 triệu đồng/ cá nhân/ tháng.

Trước khi dự thảo thông tư được áp dụng chính thức, nhiều ví điện tử hiện nay đang áp dụng hạn mức cao hơn so với con số 100 triệu đồng/tháng do cơ quan quản lý đề xuất. Như vậy, khi áp dụng chính thức dự thảo thông tư, không ngoài khả năng các nhà cung cấp ví điện tử sẽ phải điều chỉnh lại biểu phí để phù hợp hơn.

Doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp tối ưu để thanh toán quốc tế dễ dàng hơn? Có thể Google Pay hoặc Apple Pay là lựa chọn phù hợp nhất cho Doanh nghiệp.

Vậy, ví điện tử nào là lựa chọn phù hợp nhất? Đây là câu hỏi gây ra tình thế khó xử cho người tiêu dùng toàn cầu khi không nắm rõ sự giống và khác nhau giữa 2 giải pháp ví điện tử từ 2 gã không lồ công nghệ Google và Apple.

Hãy cùng Global Link Asia Consulting khám phá, so sánh và đánh giá đầy đủ về Google Pay và Apple Pay để tìm ra hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số nào phù hợp nhất với các giao dịch quốc tế của Doanh nghiệp .

Trước khi lựa chọn được ví điện tử phù hợp, Doanh nghiệp nên nắm rõ ví điện tử là gì trước tiên

1. Thông tin căn bản về ví điện tử

1.1. Ví điện tử (digital wallets) là gì?

Ví điện tử là một dạng thanh toán không tiếp xúc sử dụng công nghệ giao tiếp trường gần (Near Field Communication - NFC). Công nghệ NFC được gắn sẵn trong phần lớn các cổng và thiết bị chấp nhận thanh toán ngày nay. NFC gửi và nhận dữ liệu giữa một thiết bị di động và máy bán hàng một cách an toàn bằng sóng radio. Chữ “gần” có nghĩa là thiết bị của người mua cần phải nằm trong một khoảng cách gần với thiết bị xử lý thanh toán.

1.2. Ví điện tử quốc tế hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, ví điện tử hoạt động như phiên bản điện tử của chiếc ví thông thường. Ví điện tử (Digital wallet) cho phép người dùng thực hiện thanh toán điện tử với thiết bị điện tử của mình và giấu đi các thông tin tài chính. Đồng thời, ví điện tử sẽ xác thực đơn mua hàng thông qua mã hóa và chứng nhận kỹ thuật số để bảo mật cho quá trình thực hiện thanh toán từ người mua đến người bán.

Hầu hết các giao dịch đều sử dụng NFC (Near Field Communication), một công nghệ sử dụng tần số sóng radio để giao tiếp. Trong tương lai, người dùng có thể thấy các tính năng sau khi sử dụng ví điện tử của mình:

  • Mua hàng online;
  • So sánh các mặt hàng;
  • Thanh toán hóa đơn;
  • Tích điểm cho tất cả các chương trình thưởng;
  • Lưu trữ thông tin cá nhân;
  • Thanh toán giữa các cá nhân;
  • Kết nối với các thiết bị khác trong nhà.

1.3. Ưu, nhược điểm khi sử dụng ví điện tử quốc tế là gì?

Ưu điểm Nhược điểm

  • Dễ dàng cài đặt: Ví di động rất dễ để cài đặt trên các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop, v.v.). Đặc biệt nếu thiết bị được dùng thuộc thế hệ mới và có sẵn tính năng NFC, người dùng sẽ không gặp vấn đề gì khi quản lý đơn thanh toán.
  • An toàn hơn với tính bảo mật cao: Google Pay và Apple Pay được thiết kế với tính năng bảo mật cao. Cả hai loại digital wallets này đều bảo vệ thông tin cá nhân và số thẻ tín dụng của người dùng trước các merchants và các hoạt động mua hàng.
  • Tiện lợi hơn khi không cần mang theo thẻ tín dụng: Một trong các điểm mạnh của digital wallet là người dùng không cần đến thẻ tín dụng để thanh toán. Miễn là các nơi mua sắm chấp nhận thanh toán di động thì người dùng có thể thực hiện thanh toán bằng ví điện tử.
  • Ưu đãi nhiều hơn với các chương trình điểm thưởng: Google Pay, Apple Pay và Samsung Pay thường xuyên chạy các chương trình khuyến mại và điểm thưởng để tạo nên nhiều giá trị và lợi ích hơn cho người dùng ví điện tử của mình.
  • Chưa được phổ biến rộng rãi: Tuy hiện đại và có nhiều tính năng đặc biệt, nhưng ví điện tử chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy người dùng luôn cần phải mang theo thẻ tín dụng hoặc tiền mặt để đề phòng cho trường hợp nơi mua sắm không chấp nhận thanh toán qua ví điện tử.
  • Phụ thuộc nhiều vào thiết bị điện tử, nhất là điện thoại: Điểm bất lợi lớn nhất của digital wallet là việc phải gắn liền với chiếc điện thoại. Nếu điện thoại bị hết pin hoặc bị mất trong khi không mang theo ví, người dùng sẽ bị kẹt trong tình thế không có gì để thanh toán.

1.4. Ví điện tử quốc tế hỗ trợ Merchants và khách mua hàng thanh toán trực tiếp như thế nào?

Bằng cách cài đặt ứng dụng ví điện tử vào thiết bị điện tử cá nhân (như điện thoại, laptop, v.v.), người dùng có thể thanh toán điện tử với thẻ tín dụng hoặc tiền mặt kỹ thuật số và giấu đi các thông tin cá nhân từ thẻ tín dụng đang dùng để thanh toán. Thông qua việc mã hóa giao dịch, quá trình thanh toán sẽ được bảo mật.

Với tính năng bảo mật kể trên, ví điện tử không chỉ hỗ trợ Doanh nghiệp thanh toán thông qua thiết bị điện tử mà còn bao gồm các chức năng vốn có của một chiếc ví thông thường như lưu trữ tiền bạc, đồng thời theo dõi thói quen sử dụng ví của người dùng.

1.5. Ví điện tử quốc tế hỗ trợ Merchants và khách mua hàng thanh toán trực tuyến như thế nào?

Ví điện tử trực tuyến sử dụng công nghệ mã hóa (tokenization) để giúp cho việc thanh toán của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công nghệ mã hóa (tokenization) giúp tăng tốc độ thanh toán chỉ với một cú nhấp chuột/một cú chạm màn hình để giảm bớt các thao tác phải thực hiện trong việc thanh toán trước đây. Từ đó, Doanh nghiệp có thể bỏ qua một số bước như điền thông tin thanh toán và địa chỉ.

Điều này khiến việc thanh toán dễ dàng hơn, giảm tỉ lệ khách hàng bỏ đi ở giai đoạn thanh toán và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.

1.6. Cần cân nhắc những yếu tố nào khi lựa chọn ví điện tử quốc tế?

Ví điện tử được điều chỉnh cho mỗi cá nhân, vì vậy người dùng cần xem xét các tính năng sau đây để lựa chọn loại digital wallet phù hợp nhất với mình, gồm:

Ví điện tử được chọn có tính năng bảo mật như thế nào?

Loại ví điện tử được chọn cho phép thực hiện thanh toán gần không?

Ví điện tử được chọn phổ biến như thế nào?

Ví điện tử đó có tính năng tích lũy điểm thưởng không?

Ví điện tử đó có tính năng hệ thống hóa thông tin cá nhân không?

Ví điện tử đó có thường xuyên cập nhật các tính năng công nghệ mới không?

Ví điện tử đó có được khuyên dùng bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính uy tín không?

2.1. Apple Pay và Google Pay có gì giống nhau?

Apple Pay và Google Pay là các hệ thống thanh toán di động (Mobile Payment Systems). Hai hệ thống này đều được xem là các ví điện tử phổ biến vì những tính năng sau:

  • Cả hai hệ thống đều chấp nhận thanh toán không tiếp xúc sử dụng công nghệ NFC, tuy quá trình xử lý thanh toán khác nhau đôi chút. Cụ thể, Apple - với khả năng điều khiển hoàn toàn hệ thống phần cứng - đã triển khai ứng dụng Apple Pay trên iPhone 6, iPhone 6 Plus cùng một vài mẫu iPad (và sắp tới là Apple Watch). Người dùng Apple Pay sẽ sử dụng công nghệ Touch ID để xác thực tài khoản mỗi khi sử dụng ví.
  • Cả Google Pay và Apple Pay đều có thể dùng để mua hàng trực tuyến trên ứng dụng hoặc website. Cả hai đều tự động xử lý toàn bộ quá trình thanh toán với các thông tin có sẵn và chỉ yêu cầu xác nhận bằng số PIN hoặc Touch ID để hoàn tất giao dịch.
  • Đột phá lớn nhất mà hệ thống thanh toán di động làm được là về tính bảo mật cao. Đây cũng là yếu tố mà cả Apple Pay và Google Pay đều có.
  • Cả hai ứng dụng, ví điện tử đều không có tính phí khi sử dụng.

2.2. Apple Pay và Google Pay có gì khác nhau?

Apple Pay Google Pay Thời điểm ra mắt

Vào năm 2014

Dịch vụ được công bố tại sự kiện iPhone 6 của Apple vào ngày 9 tháng 9 năm 2014. Bản cập nhật phần mềm iOS 8.1 đi kèm với sự ra mắt của dịch vụ đã kích hoạt Apple Pay trên các thiết bị tương thích. Công ty đã công bố một API cho các nhà phát triển ứng dụng để đưa Apple Pay vào ứng dụng của họ.

Vào năm 2018

Vào tháng 1, Google đã công bố đổi thương hiệu cho các sản phẩm thanh toán tiêu dùng của mình và hợp nhất Android Pay và Google Wallet thành một dịch vụ thống nhất được gọi là Google Pay hoặc ngắn gọn là GPay. Google Pay cũng tích hợp tính năng tự động điền của Google Chrome.

Mức độ phủ sóng trên các quốc gia (tính đến năm 2021)

Hơn 60 quốc gia

Có thể sử dụng ở đâu? Các cổng NFC, mua hàng trong ứng dụng hoặc mua hàng trên website qua Safari Các cổng NFC, trong ứng dụng và trên website Hỗ trợ thanh toán qua những loại thẻ nào? Tín dụng (Credit), ghi nợ (Debit) Tín dụng, ghi nợ, tích điểm Hỗ trợ kết nối với những ngân hàng nào Nhiều ngân hàng Nhiều ngân hàng và PayPal Thiết bị tương thích Các thiết bị với hệ điều hành IOS

Điện thoại Android có NFC và HCE (Host Card Emulation – Mô phỏng thẻ máy chủ) hỗ trợ KitKat (4.4) hoặc cao hơn

Các thiết bị với hệ điều hành IOS

Khả năng giao dịch trực tiếp

Gửi và nhận tiền bằng Apple Pay trực tiếp chỉ khả dụng ở Mỹ. Các dịch vụ này được cung cấp bởi Green Dot Bank, thành viên FDIC.

Việc giao dịch quốc tế cần thông qua bên thứ ba - Wise

Gửi và nhận tiền bằng Google Pay trực tiếp chỉ khả dụng tại Mỹ và Ấn Độ.

Việc giao dịch quốc tế cần thông qua bên thứ ba - Wise

2.3. Loại ví điện tử quốc tế nào có khả năng bảo mật thông tin tốt hơn?

Apple Pay Google Pay Khả năng bảo mật

  • FaceID hoặc vân tay
  • Apple yêu cầu bạn xác thực bằng TouchID (vân tay), FaceID hoặc PIN trước khi thực hiện thanh toán.
  • Vân tay, PIN, hình vẽ hoặc mật khẩu
  • Google Pay chỉ yêu cầu mở khóa điện thoại bằng vân tay, mật khẩu, hình vẽ hoặc PIN trước khi thực hiện thanh toán. Nếu bị mất điện thoại, cả hai ví điện tử này sẽ hỗ trợ xóa toàn bộ dữ liệu từ xa và đồng thời gỡ đi toàn bộ thông tin thẻ nhằm bảo mật thông tin.

3. Vậy nên lựa chọn Apple Pay hay Google Pay?

Lựa chọn giữa Apple Pay hoặc Google Pay phần lớn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, khách hàng và đối tác của Merchants để tìm ra giải pháp thanh toán phù hợp. Cả Google Pay và Apple Pay đều đặt ra các yêu cầu tiêu chuẩn mà các tổ chức tài chính phải đáp ứng nếu họ muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán di động này:

  • Tài khoản Google Pay của Merchant chỉ được kích hoạt sử dụng với thẻ tín dụng (Credit) hoặc thẻ ghi nợ (Debit) từ các ngân hàng như: Citibank, Standford, v.v.
  • Tài khoản Apple Pay sẽ hỗ trợ Merchants thanh toán khi Merchants thực hiện các đầy đủ các bước cài đặt, trong đó bao gồm việc tích hợp các nền tảng thanh toán trực tuyến như: Braintree, PayPal, Stripe, v.v.
  • Nhân tố quyết định quan trọng nhất giữa 2 ứng dựng thanh toán tích hợp ví điện tử Apple Pay hay Google Pay đơn giản tùy thuộc vào thiết bị Doanh nghiệp có và giao diện người dùng yêu thích.
  • Nếu sử dụng các thiết bị Apple, Doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng Apple Pay hoặc Google Pay. Trong khi đó, Doanh nghiệp dùng hệ điều hành Android thường chỉ có thể truy cập Google Pay và Google Wallet.

Có thể thấy, việc sử dụng Apple Pay hay Google Pay không chỉ giới hạn ở việc cài đặt ứng dụng, mà còn liên quan nhiều hơn đến việc:

  • Lựa chọn nền tảng thanh toán trực tuyến hoặc;
  • Lựa chọn ngân hàng quốc tế để mở tài khoản ngân hàng.

Tuy quy trình thực hiện khá phức tạp, nhưng Global Link Asia Consulting - với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế - sẽ hướng dẫn Merchants đầy đủ các bước để sử dụng Google Pay/ Apple Pay gồm:

  • Thành lập công ty tại nước ngoài (Singapore, Hồng Kông) để có pháp nhân tại đây
  • Sau khi có pháp nhân tại Singapore, các bước thực hiện sẽ thay đổi tùy vào loại ví điện tử (Digital wallet) được chọn:
    • Nếu chọn Google Pay: Merchants sẽ được hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng tại Singapore - nơi hội tụ nhiều ngân hàng đối tác của Google Pay;
    • Nếu chọn Apple Pay: Merchants sẽ được hướng dẫn cách mở tài khoản thanh toán trực tuyến (Stripe, PayPal, v.v.) tại Singapore nhằm hỗ trợ cho bước tích hợp nền tảng thanh toán sau này vào Apple Pay.

Global Link Asia Consulting là chuyên gia tư vấn tiên phong với hơn 10 năm kinh nghiệm, là đối tác tin cậy đồng hành cùng hơn 750 doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp và tạo sự đột phá trên thị trường quốc tế.

Global Link Asia Consulting chuyên tư vấn chiến lược và hỗ trợ thành lập công ty tại hơn 10 quốc gia khác nhau, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận hành trọn gói từ A - Z, bao gồm:

  • Tư vấn chiến lược và thành lập công ty tại hơn 10 quốc gia trên thế giới như Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Úc, Thái Lan, Malaysia và các quốc gia Offshore như BVI, Belize, Seychelles, v.v.
  • Tư vấn mở tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, cổng PayPal và Stripe tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ.
  • Tư vấn thuế, chuẩn bị báo cáo tài chính SFRS, IFRS, tờ khai thuế TNDN, VAT/GST v.v.
  • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau thành lập như:
    • Thuê địa chỉ văn phòng;
    • Hợp pháp hóa lãnh sự nước ngoài;
    • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, patent tại Singapore, Mỹ;
    • Đăng ký Giấy phép làm việc tại Singapore, Hồng Kông;
    • Thiết kế website, số sim quốc tế;
    • Đăng ký DUNS, Apply Developer, chứng chỉ ESG toàn cầu.

Hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia 5-25 năm kinh nghiệm với các chứng chỉ chuẩn quốc tế, đối tác trực tiếp OCBC, UOB, DBS, PayPal, Stripe và bề dày hỗ trợ hơn 750 khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô, Global Link Asia Consulting tự hào cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đúng luật, minh bạch, không chi phí ẩn, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển đột phá và vững bền.

So sánh biểu phí tất cả ví điện tử năm 2024

So sánh biểu phí tất cả ví điện tử năm 2024

So sánh biểu phí tất cả ví điện tử năm 2024

Top 10

Thương hiệu Châu Á

5. Câu hỏi thường gặp về Apple Pay, Google Pay?

Giống như Google Pay, Apple Pay cung cấp mức độ bảo mật cao cho thanh toán di động, sử dụng các tính năng như mã thông báo, xác thực sinh trắc học và mã hóa.

Ngoài ra, Apple Pay còn có chip bảo mật chuyên dụng trên iPhone và các thiết bị Apple khác để Doanh nghiệp yên tâm hơn. Google Pay sử dụng xác thực 2 lần (Two-factor authentication) để tăng mức độ an toàn lên cao nhất

Ứng dụng Google Pay đã được thay đổi tên thành Google Wallet. Sự thay đổi này nhằm đơn giản hoá việc sử dụng và hàm ý nghĩa của ứng dụng này.

  • Google Wallet là một ví điện tử an toàn và riêng tư, giúp Doang nghiệp có thể sử dụng nhanh phương thức thanh toán, thẻ, vé, chìa khoá lưu trữ trong ví.
  • Google Pay là ứng dụng giúp Doanh nghiệp dễ dàng thanh toán khi mua hàng trực tuyến, trong ứng dụng và khi bạn thanh toán không tiếp xúc ở những quốc gia chấp nhận Google Pay.

Tương tự như Google Pay và Google Wallet, Apple Wallet là một nơi lưu trữ các thông tin, tài liệu quan trọng, thẻ thanh toán mà Doanh nghiệp có thể dùng để sử dụng Apple Pay. Apple Pay là các thức an toàn đẻ dễ dàng thanh toán online, trong cửa hàng và trên website.

Google Pay và cả Apple Pay không tính bất kỳ khoản phí nào khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, cả 2 phương thức thanh toán này xử lý thanh toán thông qua thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ.

Vì vậy, mọi khoản phí, áp dụng khi sử dụng trực tiếp thẻ sẽ được áp dụng như phí giao dịch thẻ, phí thanh toán chậm hoặc tiền phạt khi sử dụng thẻ tín dụng

Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 23 tháng 06 năm 2021. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.