Tại sao bầu hay bị đầy bụng

Nhiều bà bầu tâm sự rằng họ thường bị đầy bụng xì hơi khi mang thai trong giai đoạn đầu, theo các bác sĩ đó là hiện tượng sinh lý rất bình thường mà đa số các bà bầu đều gặp phải, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu bị đầy hơi khi mang thai, kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột giống như đau bụng hoặc quặn bụng hoặc nếu có máu trong phân thì đó là dấu hiệu nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

XEM THÊM:

>> Đầy bụng đi ngoài phải làm sao?>> Ăn tỏi có gây đầy bụng không?

>> Đầy bụng ăn sữa chua có tốt không?

Trong giai đoạn thai kì, đa số các bà bầu đều gặp phải tình trạng đầy bụng xì hơi gây phiền toái cho chính các bà bầu và những người xung quanh. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và cần làm gì để giảm các triệu chứng đó?

Tại sao bầu hay bị đầy bụng

Đầy bụng xì hơi khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường của các bà bầu

Đầy bụng xì hơi khi mang thai – hiện tượng sinh lý bình thường

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy bụng xì hơi khi mang thai: do sự thay đổi progesterone và do tử cung đột nhiên bị phình lên.

Thay đổi progesterone

Khi mang thai thì nội tiết tố progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong dạ dày và ruột. Progesterone tăng làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, khiến các bà bầu đầy bụng xì hơi khi mang thai.

Do tử cung đột nhiên bị phình lên

Khi mang thai, vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi, đặc biệt là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng phình lên chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, hình thành khí gây đầy hơi, làm tăng tình trạng xì hơi.

Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng đầy bụng xì hơi

  • Ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn quá nhiều một lúc, ăn ít buổi tối
  • Không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
  • Uống nhiều nước, tránh những loại đồ nước có gas, nhiều đường
  • Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh

Tại sao bầu hay bị đầy bụng

Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, để giảm triệu chứng đầy bụng xì hơi

  • Ăn sữa chua
  • Mát xa bụng đúng cách
  • Vận động thích hợp, ngồi đúng cách, đi bộ sau bữa ăn
  • Tâm trạng thoải mái

Khi nào triệu chứng đầy bụng xì hơi trở thành dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết đầy bụng xì hơi là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột, đau bụng hoặc đau quặn bụng kèm theo máu trong phân, bị tiêu chảy nặng, … mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin tham khảo về đầy bụng xì hơi khi mang thai. Để biết thêm thông tin hoặc cần giải đáp các câu hỏi liên quan đến chứng đầy bụng cũng như đặt lịch khám bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.

Hiện tượng đau bụng trên, tức ngực là biệu hiện cho thấy mẹ đang ở tình trạng bị đầy hơi khó tiêu đây là trường hợp gần 80% mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này do đâu? Cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả và an toàn là gì?

Đầy hơi, chứng bụng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến mẹ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Nếu không điều trị dứt điểm, để lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Xem ngay cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả!

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bầu sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm giảm co bóp dạ dày (khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi). Đồng thời, nó cũng khiến tình trạng dư a-xit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng, khó tiêu.

Chế độ ăn uống không khoa học cũng góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Cụ thể, mẹ có thói quen:

  • Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Uống nhiều cà phê
  • Uống nhiều nước trái cây đóng hộp, nước ngọt có gas
  • Thích ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột

Nếu một ngày nào đó, mẹ nạp vào cơ thể một lượng thức ăn có độ dinh dưỡng quá cao dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu là điều không thể tránh khỏi.

Tại sao bầu hay bị đầy bụng
Cách trị đầy hơi cho bà bầu

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thường gặp

Hệ tiêu hóa gặp phải trục trặc cộng thêm thức ăn mẹ bầu nạp vào cơ thể không tương thích sẽ gây nên hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, gây ra những cảm giác khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết thường gặp:

1. Tức phần bụng trên

Mẹ luôn cảm giác phần bụng trên nặng nề, óc ách như chưa đầy nước, đầy hơi và ợ chua hoặc ợ khan. Điều này khiến mẹ bầu có cảm giác ngán ăn, đôi khi cũng có lúc bị đau bụng lâm râm.

Đây là biểu hiện phát tín hiệu cho mẹ biết đang có nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân là do dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy đồ ăn.

3. Bị táo bón

Một số mẹ bầu bị đầy hơi, chướng bụng nặng sẽ kèm theo triệu chứng táo bón khi mang thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa đầy hơi cho bà bầu là gì? Cũng giống như đau lưng, ợ nóng khi mang thai, đầy bụng gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, mệt mỏi nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và tự hết khi mẹ bầu biết cải thiện chúng đúng cách và đúng thời điểm.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi, vì vậy bạn cần phân biệt rõ những thay đổi này để có hướng can thiệp kịp thời. Ví dụ như bạn phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa đầy bụng và đau bụng.

Đầy bụng khi mang thai thường không gây ảnh hưởng lớn, nhưng đau bụng khi mang thai, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác và bạn cần phải được thăm khám bởi bác sĩ nếu thấy cơn đau bụng kéo dài, kèm theo tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu. Hay một vài phụ nữ có thể gặp phải tình trạng chướng bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài và không có cách điều trị, tình trạng chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách chữa đầy hơi cho bà bầu

Dưới đây là một vài lời khuyên để ngăn chặn các vấn đề của chứng ợ nóng và khó tiêu:

1. Ăn đu đủ chín

Một cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả là ăn đu đủ chín. Đu đủ là món ăn “vàng” giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đây là trái cây hữu ích giúp mẹ mau chóng xóa tan cảm giác khó chịu và là cách chữa đầy hơi cho bà bầu.

Tại sao bầu hay bị đầy bụng
Thường xuyên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp phòng tránh chứng khó tiêu

2. Ăn cà rốt

Ăn cà rốt là một cách chữa đầy hơi cho bà bầu an toàn lại hiệu quả. Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể nấu cháo loãng với cà rốt và ăn nhẹ để chấm dứt hiện tượng này. Đây là cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả và an toàn.

Trong cà rốt có tinh chất kháng viêm của cà rốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời nó cũng kích thích hoạt động tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cho người bệnh. Vì vậy bầu hoàn toàn yên tâm khi dùng cà rốt.

Uống nước chanh nóng là cách chữa đầy bụng cho bà bầu hiệu quả. Nước chanh nóng, không chỉ giúp bạn giải khát cho cơ thể mà có thể chữa trị chứng khó tiêu hiệu quả. Dùng 1 muỗng nước cốt chanh pha loãng vào ly nước ấm, có thể cho 1 ít muối và nên uống trước bữa ăn. Cách này giúp chữa đầy bụng khó tiêu nhanh nhất, đồng thời, còn hỗ trợ a-xit cho dạ dày. Ngoài ra, nước chanh còn giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi chế biến món ăn.

Mẹo để tránh bị đầy hơi khi mag thai

Một số mẹo và cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả:

1. Uống đủ nước

Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt thai kỳ, nên uống ít nhất 8-10 ly mỗi ngày. Nếu nguyên nhân đầy bụng là do ruột bị kích thích thì bạn lưu ý không nên uống nước trái cây có chứa đường, vì sẽ làm cho tình trạng ruột bị kích thích trở nên tồi tệ hơn. Theo mẹo dân gian, bạn có thể uống nước chanh ấm hoặc uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) cũng có thể hữu ích trong điều trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai. Uống nước không chỉ là cách đề phòng mà còn là cách chữa đầy hơi cho bà bầu rất hiệu quả.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng: Tránh món nào mới tốt?

2. Tập thể dục khi mang thai

Tăng cường vận động trong thời kỳ mang thai sẽ làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa khí và đầy hơi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp. Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày là một mẹo đề phòng và cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai.

3. Hạn chế hoặc không ăn đường tinh luyện

Tại sao bầu hay bị đầy bụng

Bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thành phần đường tinh luyện ra khỏi thực đơn và chế độ ăn của mình. Vì các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện sẽ chứa flactose sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên khó chịu hơn

4. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Ăn các món ăn giàu chất xơ không chỉ giúp đề phòng mà còn là cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả.

5. Không ăn các thực phẩm dễ gây sình hơi

Đó là những thực phẩm như đồ uống có ga, đậu, hành, bắp cải, và các món ăn chiên với dầu mỡ,… Một chữa đầy bụng cho bà bầu là không ăn các thực phẩm dễ gây sình hơi.

6. Chia nhỏ bữa ăn

Để đánh bại đầy bụng khi mang thai bạn có thể thử chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa, bạn có thể thực hiện chế độ ăn 5-6 bữa/ngày. Điều này sẽ làm giảm tình trạng hệ tiêu hóa làm việc quá mức và ngăn chặn được tình trạng đầy hơi xuất hiện. Chia nhỏ bữa ăn cũng là chữa đầy bụng cho bà bầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc

7. Ăn chậm và nhai kỹ

Ăn chậm và nhai kỹ là một cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất mẹ có thể áp dụng nếu thấy triệu trứng đầy hơi. Ăn chậm và nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt sẽ làm giảm tình trạng nuốt phải khí khi ăn và giúp hệ thống tiêu hóa không phải làm việc quá mức để tiêu hóa thức ăn và giảm bị khí ứ đọng.

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng ợ hơi, mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hoa quả và rau xanh đây cũng cách chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả. Đồng thời, uống đủ nước cũng quan trọng, vận động có thể bằng những bài tập yoga, đi bộ, bơi lội để duy trì vẫn sức khỏe tốt cho thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.