Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Giá trị thực là gì?cách tính giá trị thực của cổ phiếu là điều rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi bước vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hiểu được sẽ làm được & nhất định bạn sẽ đầu tư thành công!

Sau đây Ngọ sẽ gửi đến bạn chi tiết về khái niệm giá trị thực & cách tính giá trị thực của cổ phiếu. Nhất là những khái niệm nguyên lý ấy, lại được chia sẻ bởi những nhà đầu tư có số má trên thế giới như Warren Buffett, Benjamin Graham…

Bắt đầu:

I. Giá trị thực là gì? Tỷ phú đầu tư nói gì về giá trị thực?

Giá trị nội tại hay giá trị thực (tiếng Anh: intrinsic value), là một giá trị tính toán được cá nhà đầu tư dùng trong phân tích cơ bản định giá. Và sau đây là tập hợp những câu nói cũng như cách xác định giá trị thực của những nhà đầu tư nổi tiếng.

Tôi không bao giờ muốn trả giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu. – Charlie Munger

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Giá trị nội tại là một ước tính giá trị hiện tại của tiền mặt mà có thể được đưa ra khỏi một doanh nghiệp trong suốt cuộc đời còn lại của nó. –  Warren Buffett

Giá trị thực được hiểu đơn giản nhất là giá trị hiện tại được chiết khấu của dòng tiền mặt trong tương lai. – Frank Martin

Nói chung, chúng tôi tin rằng việc xác lập một sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thị trường và giá trị thực của chứng khoán đó là cơ hội để đầu tư. – Lou Simpson

Điều quan trọng là phải hiểu rằng giá trị thực không phải là con số chính xác, nó là phạm vi kết quả dựa trên các giả định của bạn” Jean-Marie Eveillard

“Tôi tin rằng các cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị nội tại của chính nó, chứ không phải là mối quan hệ tương quan với cổ phiếu khác. Ví dụ, ở đỉnh của một thị trường có thể tìm thấy  cổ phiếu này rẻ hơn các cổ phiếu khác nhưng cả hai có thể được bán ra vượt trên giá trị nội tại của chúng. Nếu có một đề nghị mua  công ty A bởi vì nó là tương đối rẻ hơn so với công ty B, thì bạn sẽ tự mình gây nên một mất mát lớn. Walter Schloss

“Giá thị trường là giá mà cổ phiếu hiện đang giao dịch được xác định bởi cung và cầu và nó có thể không có mối quan hệ nào với giá trị thực.” Li Lu

“Tính toán giá trị nội tại – điều tối quan trọng và cần thiết nhưng thường không chính xác và hay gặp sai lầm nghiêm trọng. Càng không chắc chắn về tương lai của một doanh nghiệp, càng có nhiều khả năng tính toán phi thực tế” – Warren Buffett

“Thị trường chứng khoán bị chi phối bởi cảm nhận về cổ phiếu gần như là cờ bạc. Do đó, chúng ta có thể mua những doanh nghiệp lớn với giá bằng nửa giá trị thực của nó” – Francois Rochon

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

“Chúng tôi không để những biến động giá ngắn hạn làm thay đổi hành vi của chúng tôi. Các quyết định đầu tư của chúng tôi liên quan mật thiết đến giá trị, chúng tôi đo lường và cố gắng đánh giá giá trị thực của một công ty. Khi giá cổ phiếu công ty đang  giảm chúng ta không hề từ bỏ công ty và bán cổ phiếu. ” David Herro

Theo thời gian, giá cổ phiếu và giá trị nội tại hầu như luôn hội tụ – Warren Buffett

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

“Mặc dù giá thị trường bám theo giá trị nội tại của cổ phiếu khá tốt trong khoảng thời gian dài, nhưng trong một năm nào đó, mối quan hệ này có thể thất thường.” Warren Buffett

Lợi nhuận của cổ phiếu cuối cùng sẽ phản ánh sự gia tăng giá trị thực của từng công ty (thường liên quan đến lợi nhuận trên vốn cổ phần).” Francois Rochon

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

“Dĩ nhiên, theo thời gian, giá cả thị trường và giá trị thực  sẽ đến cùng một điểm đến. Nhưng trong ngắn hạn, 2 thứ đó có thể phân tán theo các hướng khác nhau” – Warren Buffett.

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Giá trị nội tại là quan trọng bởi vì nó cho phép nhà đầu tư tận dụng những sai lệch tạm thời của cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu đang bán với giá thấp hơn giá trị nội tại thì cơ hội xuất hiện, cuối cùng thì cổ phiếu cũng được công nhận và giá thị trường sẽ tăng lên đến mức giá trị nội tại của công ty. Christopher Browne

Một vài năm thu nhập tệ không nên xác định giá trị thực của những công ty đó. – Matthew McLennan

Các yếu tố tuần hoàn (chu kỳ) cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, nhưng những yếu tố này không làm giảm giá trị nội tại.” – Warren Buffett

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Hiểu được giá trị nội tại cũng quan trọng đối với các nhà quản lý như đối với các nhà đầu tư. Khi các nhà quản lý đưa ra quyết định phân bổ vốn – bao gồm cả quyết định mua lại cổ phiếu – điều quan trọng là họ hành động theo cách làm tăng giá trị nội tại từng cổ phiếu và tránh các hành động làm giảm nó. Nguyên tắc này có vẻ hiển nhiên nhưng chúng ta thường thấy nó bị vi phạm. Và, khi những sai lầm xảy ra, cổ đông sẽ bị tổn thương. “Warren Buffett

II. Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Giờ bạn đã hình dung ra giá trị thực là gì rồi đúng không? Vậy bước tiếp theo ta sẽ tìm ra nó. Bởi biết những định nghĩa mới chỉ là khởi đầu & Tìm ra nó mới là điều ta cần & phải tính toán.

Để cho các bạn Hiểu nhất về cách tính giá trị thực, Ngọ viết hẳn 1 bài viết riêng về cách tính giá trị thực của cổ phiếu.

Mời bạn đọc tiếp: 11+ Cách tính giá trị thực của cổ phiếu

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Nguyễn Hữu Ngọ

Đọc thêm:

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì
Nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư giá trị sẽ mua cổ phiếu khi nhận thấy, giá trị nội tại của nó thấp hơn thị giá.

Chiến lược đầu tư theo giá trị nội tại

Chiến lược đầu tư theo giá trị nội tại là tìm kiếm những cổ phiếu undervalued, tức là những cổ phiếu được thị trường định giá thấp hơn giá trị của công ty.

Nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư giá trị sẽ mua cổ phiếu khi nhận thấy giá trị nội tại của nó thấp hơn thị giá (underpriced). Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận, giá trị hiện tại của lợi nhuận này chính là sự khác biệt của giá trị nội tại và thị giá. Trên đồ thị, khoản cách biệt giữa thị giá (đường màu đen) và giá trị nội tại (đường màu đỏ) được thể hiện là đoạn màu đỏ. Khi dự tính mua, đó chính là biên độ an toàn (margin of safety), còn khi nó thật sự xảy ra thì đó chính là lợi nhuận đầu tư. Vấn đề chính của nhà đầu tư giá trị là dự tính cho được giá trị nội tại của cổ phiếu.

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì

Giá trị nội tại

Giá trị nội tại dịch từ chữ intrinsic value. Chữ “nội tại” cho thấy rõ rằng, đây là giá trị bên trong, nội tại của tài sản, chứ không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài. Nói một cách khác, thị trường định giá tài sản như thế nào là quyền của thị trường, nhưng tài sản sẽ luôn cung cấp cho người sở hữu một giá trị nhất định. Giá trị đó không gì khác hơn chính là những dòng tiền mà người làm chủ tài sản sẽ nhận được. Trong trường hợp làm chủ tài sản đó vô thời hạn thì nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ các dòng tiền trong tương lai. Còn nếu làm chủ một thời gian dài, ví dụ 7 năm, thì dòng tiền mà nhà đầu tư nhận được sẽ là toàn bộ dòng tiền trong thời hạn 7 năm đó, và số tiền thu được khi bán tài sản đó vào thời điểm 7 năm sau. Thế nhưng để xác định giá của cổ phiếu vào thời điểm 7 năm sau thì người ta lại cũng sẽ xác định những dòng tiền cổ phiếu đó mang lại trong tương lai, tức là từ sau năm thứ 7 trở đi. Nói một cách khác, dù giữ 7 năm, hay giữ vô thời hạn, thì giá trị mà chúng ta có thể nhận được từ tài sản đó chính là giá trị của tất cả các dòng tiền trong tương lai do tài sản đó đem lại. Và vì tiền có giá trị thời gian, chúng ta không thể cộng các dòng tiền đó với nhau, mà phải chiết khấu các dòng tiền về theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định.

Các loại dòng tiền

Dòng tiền cổ tức. Đây chính là dòng cổ tức trả bằng tiền mặt. Một điều chúng ta cần phải nhớ rằng, cổ tức trả bằng cổ phiếu không được tính là dòng tiền cổ tức. Tỷ lệ chiết khấu được dành cho dòng tiền này gọi là chi phí của vốn chủ sở hữu. Công ty có rủi ro cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng cao. Công ty có rủi ro thấp thì chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn. Việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu này khá phức tạp và có thể nói là chưa thể áp dụng một cách chính xác tại Việt Nam . Theo cách làm hiện tại của các công ty đầu tư, chi phí vốn chủ sở hữu đối với các công ty trung bình, có thể áp dụng mức 15%. Nếu công ty có rủi ro cao thì áp dụng mức cao hơn 15%, và ngược lại. Chiết khấu các dòng tiền cổ tức về hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu chi phí vốn chủ sở hữu, rồi cộng chúng lại chúng ta sẽ có giá trị nội tại của cổ phiếu.

Dòng tiền thuần của chủ sở hữu là dòng tiền còn lại của vốn chủ sở hữu sau khi đã trả lãi và nợ gốc, trang trải các chi phí bảo trì tài sản hiện hành cũng như tạo ra các tài sản mới cho sự tăng trưởng trong tương lai, viết tắt là FCFE (free cash flow to equity investors) được tính như sau:

FCFE = lợi nhuận ròng + khấu hao - chi tiêu tài sản cố định thuần - tăng vốn lưu động - các khoản trả nợ gốc + các khoản phát hành nợ mới

Dòng tiền thuần này cũng dùng tỷ lệ chiết khấu giống như dòng tiền cổ tức, tức là chi phí của vốn chủ sở hữu. Chiết khấu các dòng tiền FCFE về hiện tại theo tỷ suất vốn chủ sở hữu, cộng chúng lại chúng ta sẽ có giá trị nội tại của toàn bộ vốn chủ sở hữu. Chia giá trị này cho toàn bộ số cổ phiếu hiện hành ta sẽ có giá trị của từng cổ phần (trong trường hợp công ty có cổ phiếu ưu đãi thì chúng ta phải trừ đi giá trị của các cổ phần ưu đãi).

Dòng tiền thuần công ty là dòng tiền được sở hữu bởi toàn bộ chủ sở hữu và toàn bộ chủ nợ của công ty, viết tắc là FCFF (free cash flow to the firm)

FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế x (1 - thuế suất) + chi phí khấu hao - chi tiêu tài sản cố định thuần - tăng giảm vốn lưu động

Tỷ lệ chiết khấu dành cho dòng tiền thuần công ty là WACC (weighted average cost of capital), tạm dịch là chi phí sử dụng vốn của công ty. WACC bằng trung bình gia quyền của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay. Chiết khấu các dòng tiền FCFF về hiện tại theo tỷ suất WACC, cộng chúng lại chúng ta sẽ có giá trị nội tại của toàn bộ công ty. Trừ đi giá trị của nợ ta sẽ được giá trị vốn chủ sở hữu. Chia giá trị này cho toàn bộ số cổ phiếu hiện hành ta sẽ có giá trị của từng cổ phần.

Các dòng tiền nói trên có thể giả định theo các mô hình khác nhau: mô hình tăng trưởng 1 giai đoạn, 2 giai đoạn, 3 giai đoạn. Thường thì giai đoạn cuối cùng hoặc là dòng tiền đều, hoặc là tăng trưởng bền vững. Mô hình tăng trưởng cũng như tốc độ tăng trưởng chỉ có thể được dự đoán sau khi chúng ta nghiên cứu kỹ. Đầu tiên là phân tích môi trường vĩ mô, tình hình ngành, tình hình cônhg ty (lợi thế cạnh tranh, hướng đi tương lai, cơ cấu vận hành, các chỉ số tài chính). Một điều cần lưu ý là tỷ lệ tăng trưởng bền vững phải nhỏ hơn hay cao nhất là bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Không có doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mãi mãi với tốc độ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Giả sử dòng tiền tăng trưởng 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là 3 năm, giai đoạn 2 là 5 năm, và giai đoạn 3 là vô thời hạn. Bảng tính sau đây sẽ cung cấp cho độc giả giá trị hiện tại của dòng tiền. Dựa vào đây, nhà đầu tư có thể tính ra giá trị nội tại của cổ phiếu.

Bảng tính đơn giản giá trị hiện tại của dòng tiền

Tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền

Tỷ lệ chiết khấu

12%

13%

14%

15%

16%

17%

18%

19%

20%

70%, 40%, 7%

272

253

238

222

207

195

183

172

161

50%, 30%, 7%

133

124

117

109

102

96

90

85

79

45%, 25%, 7%

101

94

88

83

78

73

69

65

61

40%, 20%,7%

76

71

67

63

59

55

52

48

46

35%, 20%,7%

68

64

60

56

53

49

47

44

41

30%, 15%, 7%

51

48

45

42

40

37

35

33

31

25%, 15%, 7%

45

42

40

37

35

33

31

29

28

20%, 12%, 6%

31

29

28

26

25

23

22

21

20

15%, 10%, 6%

26

24

23

22

20

19

18

17

16

15%, 10%, 5%

23

22

21

19

18

17

16

15

15

12%, 10%, 4%

20

19

17

17

16

15

14

13

12

Ví dụ1: một công ty chia 1.000 đồng cổ tức vào năm nay. Sau khi phân tích tình hình, chúng ta giả định rằng, dòng cổ tức sẽ tăng trưởng 40% trong 3 năm đầu, 20% trong 5 năm sau, 7% tăng trưởng bền vững. Công ty này có độ rủi ro khá cao nên tỷ lệ chiết khấu là 18%. Giá trị nội tại dự tính của cổ phiếu công ty này là: 1.000 x 52 = 52.000 đồng.

Ví dụ 2: một công ty có dòng tiền thuần của vốn chủ sở hữu năm nay là 30 tỷ đồng. Sau khi phân tích tình hình, chúng ta giả định rằng, dòng cổ tức sẽ tăng trưởng 20% trong 3 năm đầu, 12% trong 5 năm sau, 6% tăng trưởng bền vững. Công ty này có độ rủi ro trung bình nên tỷ lệ chiết khấu là 15%. Giá trị của toàn bộ vốn chủ sở hữu là: 30 x 26 = 780 tỷ đồng. Công ty không có cổ phiếu ưu đãi, chỉ có 4 triệu cổ phần phổ thông, giá trị nội tại dự tính của cổ phiếu công ty này là: 780 tỷ đồng/4 triệu cổ phiếu = 195.000 đồng.

Lâm Minh Chánh
Lâm Minh Chánh