Tại sao ngủ hay bị giật người

Co giật khi ngủ là tình trạng có thể gặp ở rất nhiều người, dù là trẻ em hay người lớn. Việc xác định chính xác nguyên nhân giúp điều trị đúng hướng và đạt kết quả cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc “vạch mặt” những tác nhân gây co giật trong giấc ngủ, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây co giật khi ngủ là gì?

Có rất nhiều “thủ phạm” khiến bạn gặp phải cơn co giật khi ngủ, cụ thể là:

- Bệnh động kinh: Đây là nguyên nhân phổ biến và đáng lưu tâm nhất. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, cơn co giật khi ngủ diễn ra âm thầm trong nhiều năm, đôi khi sẽ tiến triển thành những dạng động kinh khác, gây khó khăn hơn cho việc kiểm soát bệnh về sau.

- Sốt cao: Co giật xảy ra do nhiệt độ cơ thể tăng quá nhanh khiến các tế bào thần kinh không kịp thích ứng. Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ em và dễ để lại di chứng động kinh nếu tái diễn nhiều lần.

Xem thêm:

Phòng ngừa di chứng động kinh sau sốt cao co giật ở trẻ em

Động kinh trong giấc ngủ: Căn bệnh nguy hiểm ít người biết đến


Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng sốt cao co giật khi ngủ

- Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, ma túy cũng là một trong những nguyên nhân gây co giật khi ngủ. Những người đang cai rượu cũng có thể gặp phải tình trạng này trong vài giờ đến hai ngày sau khi ngừng uống rượu.

- Tổn thương vùng đầu: Cơn co giật có thể xuất hiện sau khi bị tai nạn va đập đầu, đột quỵ, viêm não, viêm màng não,... và đa số những trường hợp này sẽ tiến triển thành bệnh động kinh sau một vài năm.

- Hội chứng chân tay bồn chồn ở trẻ tăng động: Trẻ thường có hiện tượng rung giật chân và khó đi vào giấc ngủ.

- Tụt huyết áp quá mức: khiến não bộ bị thiếu hụt trầm trọng lượng máu giàu oxy để hoạt động và dẫn tới phản ứng là cơn co giật. Huyết áp thường giảm sâu nhất về đêm, bởi vậy tình trạng co giật do tụt huyết áp cũng hay xảy ra hơn ở thời điểm này.

- Hạ đường huyết: Ăn không đủ bữa, đói lả, hạ đường huyết làm giảm năng lượng cần thiết cho não bộ cũng có thể dẫn tới co giật.

- Ngộ độc thực phẩm: Các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc ngộ độc có thể gây co giật do làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh.

Biểu hiện co giật khi ngủ thường gặp

- Cơn co cứng, co giật toàn thân: Người bệnh đột nhiên hét lên một tiếng, sau đó cứng, co giật toàn thân. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện mất ý thức, trợn mắt, cứng hàm, sùi bọt mép, tiểu tiện không tự chủ. Khi cơn kết thúc, họ ngủ thiếp đi và cảm thấy đau đầu, đau cơ, mệt mỏi vào sáng hôm sau.

- Co giật nửa bên người, có thể mất ý thức hoặc không.

- Co giật một phần cơ thể như mí mắt, miệng, mặt, chân, tay, bụng… Người bệnh vẫn ý thức được mình đang giật cơ và bị thức giấc bởi những cơn giật này.

Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện co giật khi ngủ, liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết về cách điều trị hiệu quả.

Co giật khi ngủ có nguy hiểm không?

Dù là nguyên nhân gì thì cơn co giật xảy ra trong lúc ngủ cũng khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, hậu quả là người bệnh mệt mỏi, kém tập trung, làm việc không hiệu quả vào ban ngày. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật là gì:

- Với nguyên nhân do hội chứng bồn chồn chân tay thì không đáng ngại, nhưng nếu không điều trị, sẽ gây rối loạn giấc ngủ của trẻ, làm nặng thêm chứng tăng động giảm chú ý.

- Với co giật do các nguyên nhân không phải động kinh, để tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương não bộ, tiến triển thành động kinh rất khó điều trị.

- Các cơn co giật nặng, người bệnh mất ý thức có thể úp mặt xuống gối gây ngạt thở, bị ngã chấn thương khi va đập vào các vật cứng nhọn…

- Cơn co giật động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc có nhiều cơn xảy ra liên tiếp nhau, có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.

Chẩn đoán xác định nguyên nhân gây co giật khi ngủ

Để chẩn đoán cơn co giật khi ngủ là do nguyên nhân gì, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

- Hỏi tiền sử bệnh: Người bệnh hoặc người thân cần mô tả chi tiết những biểu hiện xảy ra trong cơn co giật, đồ ăn thức uống trong ngày, thường xuyên uống rượu bia hay chất kích thích gì không, có bị chấn thương hay té ngã va đập đầu, sốt cao hay tiền sử huyết áp như thế nào…

- Nếu nghi ngờ do hội chứng bồn chồn chân tay ở trẻ tăng động giảm chú ý, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài test tâm lý để chẩn đoán.

- Đo huyết áp, xét nghiệm máu.

- Điện não đồ thường hoặc điện não đồ video nhằm phát hiện sóng điện não bất thường trong bệnh động kinh.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra nếu có tổn thương não bộ

Mô tả triệu chứng bệnh rất quan trọng trong xác định nguyên nhân gây co giật khi ngủ

Điều trị co giật khi ngủ như thế nào để đạt hiệu quả?

Với từng trường hợp co giật khi ngủ sẽ có những phác đồ khác nhau. Cụ thể là:

- Co giật khi ngủ do động kinh: Phương pháp bắt buộc trong điều trị là phải sử dụng thuốc chống động kinh đến khi cắt được cơn. Một số ít trường hợp động kinh thùy thái dương hoặc do dị dạng mạch máu não, khối u lành tính có thể phẫu thuật để trị bệnh.

- Sốt cao co giật: Quan trọng nhất trong trường hợp này là cha mẹ cần hạ sốt sớm cho trẻ ngay từ khi chớm sốt bằng cách lau người bằng khăn ấm, uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát…

Xem thêm: Những cách xử trí nhanh khi trẻ bị sốt cao co giật

- Co giật do lạm dụng chất kích thích, rượu bia: nên giảm dần dần, sau đó ngừng hẳn, không sử dụng chất kích thích.

- Co giật do tổn thương vùng đầu: dù đã tiến triển thành động kinh hay chưa vẫn cần phải sử dụng thuốc chống động kinh để sớm kiểm soát cơn giật.

- Hội chứng bồn chồn tay chân ở trẻ tăng động: Quan trọng nhất là điều trị tốt chứng tăng động để giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng này.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị tăng động tốt nhất hiện nay

- Co giật do tụt huyết áp quá mức, hạ đường huyết: Chỉ cần nâng huyết áp, duy trì đường huyết ổn định và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ hồi phục sớm.

Ngoài các phương pháp kể trên, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược trong điều trị các trường hợp co giật khi ngủ được các chuyên gia thần kinh khuyên dùng. Cốm Egaruta hiện đang là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất trên thị trường có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh co giật, động kinh. Với tính năng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, thành phần Câu đằng, An tức hương trong sản phẩm có thể giúp người bệnh giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau cơn. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng cốm kết hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm kiểm soát được bệnh.  Cùng lắng nghe những nhận định của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên trưởng khoa Nội thần kinh, bệnh viện 103 về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh:


Đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Chương về tác dụng của cốm Egaruta 

Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao, cốm Egaruta còn được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của những người bệnh động kinh đã cải thiện hiệu quả nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta tại đây:

Chia sẻ bí kíp trị co giật, động kinh hiệu quả

Xem thêm:

Cốm Egaruta hỗ trợ điều trị co giật, động kinh đã được kiểm chứng lâm sàng

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả

Co giật khi ngủ là triệu chứng của rất nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Quan trọng nhất là cần quan sát biểu hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.livestrong.com/article/27693-causes-nocturnal-seizures/

------------------------------

Thông tin sản phẩm cốm Egaruta cho người bệnh co giật, động kinh: