Tại sao xét nghiệm máu phải nhịn ăn

                               Nguồn KTV- Khoa Xét Nghiệm : Nguyễn Thị Thiện

Kết quả xét nghiệm máu có chính xác hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đòi hỏi người được xét nghiệm phải thực hiện đúng theo quy định của việc xét nghiệm. Trong đó, xét nghiệm máu vào buổi chiều hay sáng cũng rất quan trọng.

1. Làm xét nghiệm máu vào buổi chiều được không?

Thông thường, vào buổi sáng, cơ thể tương đối ổn định, mọi cơ quan bên trong chưa đào thải các chất cặn bã và trong máu cũng không chứa nhiều các tạp chất.

Mặt khác, cơ thể chúng ta vào buổi chiều sẽ trải qua hàng loạt các hoạt động, sinh hoạt vào buổi sáng. Hơn nữa, xét nghiệm máu thường yêu cầu phải nhịn ăn một khoảng thời gian trước đó 8 - 12 tiếng. Vì thế, để có kết quả chính xác nhất, tốt nhất là nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng thay vì buổi chiều.

Tuy nhiên, với một số xét nghiệm không yêu cầu phải nhịn ăn từ trước, bệnh nhân hoàn toàn có thể xét nghiệm buổi chiều bình thường.

Tại sao xét nghiệm máu phải nhịn ăn

2. Trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì?

2.1. Không nên ăn trước khi làm xét nghiệm máu

Đa phần các loại xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người thực hiện không ăn gì trong 8 - 12 tiếng đồng hồ trước khi lấy mẫu. Thường thì để đáp ứng yêu cầu này, họ được dặn phải nhịn ăn sáng sau khi thức dậy và đêm trước đó không được ăn khuya.

 Với những bệnh yêu cầu phải đo đường huyết thì tốt nhất bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi lấy máu, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch cần kiểm tra nồng độ cholesterol, chỉ số HDL trong máu và một số bệnh lý khác.

Còn đối với một số bệnh lý mà xét nghiệm máu dùng để phân tích những chỉ số khác như bệnh HIV, cường giáp, mất trí nhớ ở người già,... thì không nhất thiết bệnh nhân phải nhịn đói.

2.2. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Tuy bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm máu không nên ăn nhưng không khuyến khích nhịn uống. Mặt khác, người bệnh tốt nhất nên tránh sử dụng các thức uống kích thích, ví dụ như rượu, bia, trà, cà phê. Điều này sẽ giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

2.3. Tránh dùng một số loại thuốc nhất định

Việc dùng các loại thuốc nào đó trước khi làm xét nghiệm máu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả, nhất là các thuốc có tác động làm thay đổi nồng độ các chất trong máu. Vậy nên, nếu đang điều trị bệnh nào đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết điều này và nên đem theo đơn thuốc sử dụng để bác sĩ cân nhắc thêm.

 
3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có một số yêu cầu và lưu ý nhất định cho bệnh nhân để kết quả chính xác hơn:

·         Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng.

·         Đối với những xét nghiệm đo chỉ số đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan thận, người bệnh cần nhịn ăn 8 - 12 tiếng trước đó để có được kết quả chuẩn xác nhất.

·         Không uống nước ngọt, sữa, nước trái cây và tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafein trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.

·         Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress, không thức đêm.

·         Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, điền đầy đủ và chính xác các thông tin của bản thân.

·         Nên lựa chọn tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.

 

Tại sao xét nghiệm máu phải nhịn ăn

Trang chủ »

Tin Tức

»

Người cao tuổi

»

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Tại sao xét nghiệm máu phải nhịn ăn

Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.
Nguyên nhân là do sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao, nếu làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả không chính xác.

2. Những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

2.1. Xét nghiệm đường huyết

Mục đích của xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu để đánh giá nó có bình thường không, và có thể dùng xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước) trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo kết quả ghi nhận chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.

2.2. Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm sắt trong máu để đo lượng sắt trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định các bệnh do thiếu sắt, như thiếu máu. Trong một số loại thực phẩm có chứa sắt, khi ăn, sắt được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm, vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.

Trong trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt, nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

2.3. Xét nghiệm mỡ máu

Khác với xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu để xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao. Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo đối với những người trên 45 tuổi và nên làm xét nghiệm 5 năm/lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường.

Nếu người bệnh có tiền sử bị tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Giống như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

2.4 Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh thường được chỉ định đối với người bệnh để đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.
Khi có các triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện bia, rượu, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm này được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.

3. Các xét nghiệm máu khác cần nhịn ăn

  • Những xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện, bao gồm: xét nghiệm đường huyết, cân bằng điện giải, và chức năng thận. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 10 – 12 giờ trước khi thực hiện một trong những xét nghiệm này. Xét nghiệm nhóm máu thường được tiến hành cùng với xét nghiệm này.
  • Bộ chỉ số đánh giá chức năng thận: để xem thận đang hoạt động như thế nào. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm Vitamin B12: để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết đang dùng những thuốc nào vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

4. Cần tránh những thực phẩm, thức uống nào trước khi xét nghiệm máu?

  • Rượu ảnh hưởng đến đường huyết và mỡ máu, khiến kết quả của những xét nghiệm cần nhịn ăn trở nên không chính xác. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu nên tránh uống rượu.
  • Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì nên tránh hút thuốc lá.
  • Sử dụng cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Mặc dù không ảnh hưởng đến xét nghiệm nhóm máu, tuy nhiên do cà phê ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc lấy máu để làm xét nghiệm, vì vậy không nên uống cà phê trước khi làm những xét nghiệm máu cần nhịn ăn.
  • Kẹo cao su có thể làm tăng tốc độ tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến kết quả. Nên tránh nhai kẹo cao su, kể cả những loại không đường, nên nhịn ăn để làm xét nghiệm.
  • Tập thể dục làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nên tránh tập thể dục trong thời gian nhịn ăn để làm xét nghiệm.

Để có thể nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm máu cũng như xét nghiệm nhóm máu người bệnh có thể được khuyên:

  • Uống nhiều nước để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vì nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi nhịn ăn.
  • Sắp xếp thời gian để ăn hoặc uống trước khi xét nghiệm khi xác định thời điểm làm thí nghiệm.
  • Có thể dùng thuốc như bình thường trong thời gian nhịn ăn, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.
  • Phụ nữ mang thai thường được chỉ định làm xét nghiệm nhóm máu cùng với các loại xét nghiệm máu khác để đánh giá sức khỏe thai kỳ, do đó có thể được chỉ định nhịn ăn. Việc nhịn ăn để làm xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm.
  • Nếu lỡ ăn hoặc uống trong thời gian trước khi xét nghiệm (do quá đói hoặc nhầm lẫn giờ), nên nói chuyện với bác sĩ và lùi lại lịch xét nghiệm máu.
  1. Xét nghiệm nhóm máu ở đâu?

Với đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm DrLabo hiện có rất nhiều gói xét nghiệm dành cho các nhu cầu khác nhau để có thể chẩn đoán bệnh sớm định kỳ cho các khách hàng. Trung tâm xét nghiệm Dr Labo tự hào là đơn vị y tế uy tín với 8 năm kinh nghiệm, trung tâm Dr. Labo cung cấp dịch vụ khám thai, trong đó có đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết.

Bạn chỉ cần đặt lịch hẹn Lấy máu xét nghiệm, chúng tôi sẽ liên hệ và có mặt tận nơi để thực hiện!

Đăng trong Người cao tuổi, Sức khỏe, Tin Tức, Xét nghiệm