Thanh hóa và hà nội xuất hiện cúm a h5n6 năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

BNEWS Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 10/2, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An. Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy toàn bộ đàn gà 3.000 con. Tỉnh Thanh Hóa có 3 ổ dịch, xảy ra tại 3 xã, 2 huyện (Nông Cống và Quảng Xương) buộc phải tiêu hủy hơn 20.000 con gia cầm. Tỉnh Nghệ An cũng có 3 ổ dịch, xảy ra tại 3 xã, 2 huyện, buộc phải tiêu hủy 344 con gia cầm. Thành phố Hà Nội có 1 ổ dịch tại 11 hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 1.860 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 2.397 con. Theo Cục Thú y, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1- 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin. Virus gây bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.3.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính sinh học phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm. Cục Thú y dự báo, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khá nhau. Đó là, hiện tổng đàn gia cầm rất lớn với 467 triệu con; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phối cấp do chủng vi rút mới Corona (nCoV) gây ra. Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và một số chủng vi rút khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao. Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Cục đã yêu cầu các Chi cục Thú y vùng lập đoàn công tác đến các địa phương đang có ổ dịch cúm gia cầm cũng như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng; các địa phương có ổ dịch cũ và địa phương có nguy cơ cao để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Các Chi cục Thú y vùng cũng phải bố trí cán bộ trực, xét nghiệm và nguyên vật liệu xét nghiệm các loại dịch bệnh, đảm bảo việc xét nghiệm kịp thời, chính xác để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả. Trước đó, ngày 3/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm. Các địa phương chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh cúm gia cầm để kịp thời cảnh báo, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng. Các tỉnh, thành tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao của tỉnh, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt ngay từ đầu tháng 2./.

\>> Thanh Hóa khẩn trương dập dịch cúm gia cầm A/H5N6

Ngày 11/2, thông tin từ Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy hơn 23.000 con gia cầm do nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6.

Trao đổi với PV, ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Thanh Hóa cho hay: Tính tới ngày 10/2, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 10 hộ chăn nuôi, 4 thôn, 3 xã của 2 huyện Nông Cống và Quảng Xương. Sau khi xác định có cúm gia cầm, cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương, người dân tiến hành tiêu hủy 23.083 con gia cầm, trong đó 21.887 vịt, ngan, 1.196 con gà.

Thanh hóa và hà nội xuất hiện cúm a h5n6 năm 2024

Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Thanh Hóa trao đổi với PV

Ngay khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tới các hộ dân tại 2 xã Tân Khang, Tân Thọ (huyện Nông Cống) lấy mẫu xét nghiệm. Tại 9 hộ chăn nuôi của các địa phương nói trên (Lê Đình Hiếu, Lê Thanh Vương, Nguyễn Hữu Chinh, Nguyễn Văn Ngọ, Nguyễn Văn Sỹ, Viên Hữu Cường, Lê Thanh Mão, Lê Gia Lực, Lê Thanh Giang) cho kết quả dương tính với cúm A/H5N6 nên buộc phải khoanh vùng tiêu hủy 19.803 con gia cầm.

Tại huyện Quảng Xương, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại hộ ông Vũ Ngọc Việt, thôn Đồng Tâm, xã Quảng Trường, làm 800 con vịt mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 3.280 con gia cầm (2.500 con vịt; 780 con gà).

Thanh hóa và hà nội xuất hiện cúm a h5n6 năm 2024

Cúm A/H5N6 xuất hiện tại Thanh Hóa

Ngay khi xác định đàn gia cầm mắc bệnh cúm A/H56N6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, người dân thực hiện quyết liệt các biện pháp bao vây dập dịch. Tổ chức cấp ngay 305.000 liều vắc xin cúm gia cầm; 2.000 lít hóa chất, các loại bảo hộ, vật tư khác cho các huyện thực hiện bao vây, dập tắt dịch.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Cúm gia cầm A/H5N6, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện số 03/CĐ-UBND ngày 7/2/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên gia cầm và ở người.

Ngành nông nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ xảy ra dịch bệnh, các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không vận chuyển, mua bán, sử dụng gia cẩm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc-xin cúm cho đàn gia cầm, thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh.

Thanh hóa và hà nội xuất hiện cúm a h5n6 năm 2024

Số gia cầm buộc phải tiêu hủy tại xã Tân Khang do nhiễm cúm A/H5N6

Chính quyền các địa phương tăng cường khuyến cáo người dân sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế. Tổchức phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản nhằm phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch trên gia cầm; thông báo kịp thời cho các đơn vị chức năng khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm để phối hợp phòng, chống dịch, dập dịch hiệu quả.

Các đơn vị liên quan chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2020 đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh để tiêu diệt các loại mầm bệnh; thời gian thực hiện đồng loạt ngay từ đầu tháng 2/2020. Phối hợp với các địa phương tập trung lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch, tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm tại các thôn có dịch 2 ngày 1 lần, các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày 1 lần.