Thay đổi cục diện thế giới là gì

Thành tố cấu thànhSửa đổi

  • Các quốc gia (nước lớn quyết định)
  • Các tổ chức quốc tế (mang tính cách quốc gia hoặc được quốc gia ủy quyền)
  • Các cơ chế liên kết, diễn đàn quốc tế
  • Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
  • Các công ty xuyên quốc gia
  • Hệ thống luật pháp
  • Các phong trào chính trị, xã hội

BÀI GIẢNG điện tử QUAN hệ QUỐC tế cục DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY và tác ĐỘNG đến VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 23 trang )

CỤC DIỆN THẾ GIỚI
HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 3/2015


Ý ĐỊNH
TRAO ĐỔI

CỤC DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY

TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN THẾ
GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM


I. CỤC DIỆN THẾ
GIỚI VÀ TRẬT TỰ
THẾ GIỚIHIỆN
NAY

1. Một số khái niệm
 Cục diện thế giới: Là "trạng thái" của thế giới tại một
thời điểm nhất định, phản ánh tương quan lực lượng và
quan hệ giữa các chủ thể quốc tế chính, trước hết là các
cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn, bao gồm cả
các xu hướng vận động của các tương quan lực lượng
và quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm đó. Hai
loại chủ thể chính của quan hệ quốc tế là: Quốc gia độc
lập có chủ quyền và các tổ chức quốc tế. Các trung tâm
quyền lực lớn là: các nước, các tổ chức có sức mạnh


và ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế.


I. CỤC DIỆN THẾ
GIỚI VÀ TRẬT TỰ
THẾ GIỚIHIỆN
NAY

Trật tự thế giới: Là kết cấu
tương đối bền vững về tương
quan lực lượng giữa các chủ
thể quốc tế trong một giai
đoạn lịch sử cụ thể.


Giống

Khác

 Trật tự thế giới và cục diện thế giới đều phản ánh sự
phân bố và tương quan lực lượng giữa các chủ thể quốc tế.

 Trật tự thế giới là một kết
cấu ổn định về nguyên tắc
vận hành và cơ chế tác động
giữa các chủ thể quốc tế
trong một giai đoạn lịch sử
tương đối dài.

Cục diện thế giới chỉ phản


ánh thực trạng thế giới với
những biến động trong
tương quan lực lượng giữa
các chủ thể ở một thời điểm
nhất định.

 Không phải lúc nào trật
tự thế giới cũng được hình
thành một cách rõ ràng (có
những giai đoạn ở trạng thái
quá độ).

Cục diện thế giới luôn biểu
hiện ở mọi thời điểm
.


2. Các nhân tố tác động đến sự thay
đổi cục diện thế giới hiện nay

2.1.Cách mạng khoa học và công
nghệ: thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế
hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản
xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu,
tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày
càng lớn giữa các nước trên thế giới.


2.2.Toàn cầu hóa: là xu thế vận


động mang tính hệ thống và
khách quan của thế giới trên
phạm vi toàn cầu,nó bao trùm tất
cả các mặt đời sống kinh tế-xã
hội của các quốc gia trên thế giới.


2.3.Sự thay đổi tương quan sức mạnh của mỗi chủ thể.
Tương quan sức mạnh kinh tế thay đổi sẽ đưa đến những
thay đổi về tương quan sức mạnh tổng thể của quốc
gia,bao hàm cả chính trị và quân sự.cả “sức mạnh cứng”
“sức mạnh mềm”…


2.4.Sự ra đời và vai trò ngày càng quan
trọng của các tổ chức quốc tế. Các tổ
chức và thiết chế quốc tế ngày càng có
vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế.


2.5.Sự thay đổi của những yếu tố chính
trị, văn hóa, xã hội đặc thù. Lợi ích
quốc gia dân tộc là yếu tố cơ bản nhất
quyết định thái độ và quan hệ giữa các
nước trong bối cảnh cách mạng khoa học
- công nghệ và toàn cầu hóa.
 Đổi mới tư duy về phát triển. Mục tiêu phát triển chuyển từ tăng trưởng
(tăng GDP) sang phát triển và phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế đồng
thời với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường).
Thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội .Các yếu tố văn hóa - xã hội như


dân số, ổn định xã hội, bản sắc văn hóa (kèm theo đó là tôn giáo, sắc tộc,
ngôn ngữ), giao lưu dân gian giữa các nước ngày càng thể hiện vai trò như
là những tác nhân của xung đột và hợp tác quốc tế.
Thay đổi trong cạnh tranh và hợp tác liên quan đến tài nguyên - môi
trường. Trên góc độ quan hệ quốc tế, cạnh tranh nguồn tài nguyên trở thành
nguồn gốc của các cuộc xung đột quốc tế.


3. Đặc điểm của cục diện
thế giới hiện nay

 Thứ nhất: Mỹ tuy vẫn là siêu cường duy nhất, song sức mạnh tổng
quốc gia đã giảm đi tương đối;
Trước mắt, sức mạnh tổng hợp của Mỹ vẫn còn vượt trội so với các cường
quốc khác;
 Về kinh tế: là nền kinh tế lớn nhất thế giới: GDP năm 2014 là 18.200 tỷ USD ( trong khi đó
của Trung Quốc là: 9.000 tỷ USD và Nhật Bản là 6.100 tỷ; Thu nhập bình quân đầu người vẫn
ở mức cao. Tuy chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu nhưng về GDP chiếm gần 30% của thế giới
 Về quân sự: năm 2014, với 600,4 tỷ USD, Mỹ đã giành ngôi vị quán quân về chi tiêu quốc
phòng. Chỉ tính riêng chi phí quân sự của Mỹ đã gần bằng tổng chi phí quân sự của 15 nước
tiếp sau trong lĩnh vực này.
 Về khoa học - công nghệ: dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển
(R&D) chiếm gần 40% tổng chi phí toàn thế giới. Chiếm 20/29 lĩnh vực công nghệ mũi nhọn
của thế giới.
 Về chính trị: Mỹ vẫn có khả năng tác động đáng kể tới cục diện chung cũng như nhiều tổ
chức quốc tế hàng đầu.



Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua sức mạnh của Mỹ đã


có sự suy giảm.

Về kinh tế: đang mất dần vai trò đầu tầu kinh tế của thế giới. Tính tới ngày 2 tháng 12/ 2013
số nợ công của Mỹ là 17,226 ngàn tỷ USD (trên 100% GDP). 47% số tiền cho vay là từ các
nhà đầu tư ngoại quốc, từ Nhật Bản và Trung Quốc.Vai trò trung tâm tài chính quốc tế của
New York đang giảm dần so với London, Tokyo, Hongkong, Singapore...
 Về quân sự: Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị thế số 1 của mình. Cỗ máy
quân sự khổng lồ của Mỹ cũng phản ánh sự tốn kém lớn vượt quá sức chịu đựng của nền kinh
tế. Nội bộ Mỹ phản đối chiến tranh vì quá hao tổn kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh
xã hội…
Về khoa học - công nghệ: Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn như trước, các cường quốc mới
nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới
(NECs) như Hàn Quốc cũng đã và đang tìm cách vươn lên cạnh tranh với Mỹ.
 Về chính trị: Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều nước, nhiều người không ưa, là mục tiêu tấn
công của nhiều thế lực, là đối thủ cạnh tranh của tất cả các nước lớn (ngay cả đồng minh thân
cận).


 Thứ hai: xuất hiện một số
nước "mới nổi": nhóm BRICS
(Brazin; Russia; India; China;
South Africa). Trong đó, nổi bật
hơn cả là Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga đang cạnh tranh quyết liệt
với Mỹ.
 Trung Quốc:. Năm 2010 Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Sự lớn
mạnh nhanh chóng và vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc là hiện tượng hoàn toàn
mới so với thế kỷ trước, là đối thủ cạnh tranh số 1 của Mỹ không chỉ về kinh tế mà trên mọi
lĩnh vực.
 Ấn Độ: Trở thành một nhân tố quan trọng mới trên bàn cờ quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình


quân khoảng 8% một năm trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI. GDP của Ấn Độ năm 2013 đạt 4.716
tỷ USD đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Ấn Độ đã bước được một chân
sang nền kinh tế tri thức. Hiện nay Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ và các
cường quốc.
 Nga: đã thật sự lấy lại vị thế cường quốc của mình và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng
gờm của Mỹ, nhất là trên lĩnh vực quân sự. Chiến lược phát triển trong những năm tới là: Về
kinh tế, chuyển mạnh sang tận dụng thành quả khoa học - công nghệ; phát triển kinh tế tri
thức… đặc biệt quan tâm đến giáo dục, y tế, tinh giản bộ máy nhà nước; chú trọng chế tạo vũ
khí hiện đại đi đôi với việc nâng cao trình độ tác chiến của quân đội; khôi phục vị thế nước
lớn, chống chính sách bao vây, kiềm chế …


 Thứ ba: Kinh tế thế giới được cơ cấu lại

 Một là, qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những khuyết
tật của các mô hình phát triển trên thế giới bộc lộ khá rõ nét, đòi hỏi phải
tìm kiếm mô hình mới, thích hợp hơn.
 Hai là, chiến lược tăng trưởng đã có sự thay đổi căn bản.
 Ba là, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kép về tài chính - tiền tệ,
năng lượng và lương thực, cơ cấu sản xuất thế giới đang có sự chuyển
dịch theo.
 Bốn là, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đòi hỏi điều chỉnh
phương thức quản trị toàn cầu và đang tạo nên sự chuyển dịch sức mạnh
của các nền kinh tế.
 Năm là, đi liền với quá trình này là sự hoán đổi vị trí của các đồng tiền.


 Thứ tư: Chiến lược các nước và quan
hệ quốc tế được điều chỉnh sâu sắc:vừa
hợp tác nhiều mặt,vừa cạnh tranh gay


gắt,vừa sẵn sàng thỏa hiệp với nhau.


 Thứ năm:Lãnh thổ thế giới ở một số nơi đang biến động
phức tạp.Đặc biệt là khủng hoảng ở Ucraina > “Tái cấu trúc
quyền lực” trên lục địa Á-Âu (cuối năm 2014)


4. Dự báo cục diện thế giới đến
năm 2020
 Cục diện thế giới đến năm 2020 vẫn tiếp tục biến chuyển nhanh
chóng với những biến động phức tạp khó lường, khó đoán định,
nhưng được dự báo là ít có những thay đổi lớn. Trong quá trình cục
diện chung chuyển tiếp sang "đa cực”, hệ thống thế giới tiếp tục
được cải tổ theo hướng: (i) đáp ứng hiệu qủa hơn nhu cầu đối phó
với các thách thức toàn cầu. (ii) phù hợp với thay đổi tương quan
lực lượng, lợi ích của các trung tâm quyền lực lớn.
 Hợp tác quốc tế sẽ ngày càng nổi trội, kênh hợp tác đa phương
được coi trọng hơn. Các nước lớn, các trung tâm quyền lực vẫn
tiếp tục nắm vai trò quan trọng; đấu tranh, thoả hiệp giữa các nước
lớn sẽ quyết định chiều hướng phát triển chung của thế giới.
Các nước nhỏ vẫn bị thua thiệt và bị chi phối, tác động bất lợi từ
các tính toán chiến lược của các nước lớn. Nhưng "tiếng nói" và sự
tham gia tích cực của các nước nhỏ sẽ ngày càng quan trọng đối
với nỗ lực cải cách và giữ ổn định thế giới.


II. TÁC ĐỘNG CỦA
CỤC DIỆN THẾ
GIỚI HIỆN NAY


ĐỐI VỚI VIỆT NAM


1. ĐỊNH VỊ VIỆT NAM TRONG
CỤC DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY

LÀ MỘT QUỐC
GIA Ở ĐÔNG NAM
Á, THÀNH VIÊN
CỦA ASEAN

LÀ MỘT NƯỚC
ĐANG PHÁT
TRIỂN THEO ĐỊNH
HƯỚNG XHCN

LÀ CHỦ THỂ
TÍCH CỰC, NĂNG
ĐỘNG ĐÁNG TIN
CẬY VÀ CÓ
TRÁCH NHIỆM
CỦA CỘNG ĐỒNG
THẾ GIỚI


2. Những tác động lớn của thế giới
và khu vực tới Việt Nam
 Một là: Trong cuộc chạy đua khốc liệt, để tăng sức mạnh tổng hợp, tất cả
các quốc gia đều giành ưu tiên cao cho khoa học - công nghệ và đi liền với nó
là chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó đặt Việt Nam trước những thách thức


gay gắt hơn, có nguy cơ tụt hậu xa hơn, nếu không kịp thời có những điều
chỉnh thích hợp trong chiến lược phát triển;

Hai là: Trong cuộc chạy đua hiện nay, nhu cầu về nguyên nhiên liệu,
lương thực, nhất là về dầu khí ngày một lớn. Tiềm năng về lương thực
và dầu khí của Việt Nam đang trở thành công cụ hữu hiệu trong QHQT;
Ba là: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương là sự phát triển năng động, là "động lực" phát triển của
thế giới được tất cả các nước lớn quan tâm, do đó chịu tác động của sự
tranh chấp, giành giật phức tạp giữa các nước lớn cả về chính trị, quân
sự lẫn kinh tế.


3. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết
Thứ nhất, đánh giá sâu sắc và toàn diện cục diện thế giới để đề ra một
chiến lược tổng thể; tổ chức lại các lực lượng nghiên cứu đối ngoại theo
sự chỉ đạo thống nhất;
Thứ hai: trong khuôn khổ chiến lược chung, cần định vị rõ Việt Nam
ở vị trí nào trong chiến lược của các nước lớn; mối nguy cơ nào là trực
tiếp và lớn nhất? Trên quan điểm tổng thể cần có phương cách đối phó
nào để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
Thứ ba: nghiên cứu một cách thấu đáo chính sách của các nước lớn;
Thứ tư: kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì lợi ích dân tộc
thực sự, theo đuổi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa nhất quán,
khéo léo tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Thứ năm: có chính sách rõ ràng hơn và những biện pháp thiết thực
nhằm khai thác lợi thế là một nước ở khu vực đang trở thành trung tâm
mới của thế giới.


Xin chân thành cảm ơn!





Sự thay đổi cục diện thế giới sau đại dịch COVID-19 ​

Ngày phát hành: 28/04/2020 Lượt xem 2546

Báo Thương gia của Nga vừa đăng nhận định của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Chủ tịch Hội đồng Nga về quan hệ quốc tế Igor Ivanov nhận định rằng phần lớn các chuyên gia và nhà phân tích hàng đầu trên thế giới đều chia sẻ quan điểm về việc nhân loại sẽ chiến thắng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo cách này hay cách khác.

Thay đổi cục diện thế giới là gì

Dịch bệnh thử thách quan hệ quốc tế trên phương diện nó có hữu ích hay vô dụng trong việc giúp

các nước ứng phó với dịch bệnh và dẫn dắt vượt qua dịch bệnh. (Minh họa củaThe Spectrum).


Các tranh luận chủ yếu tập trung về cái giá phải trả cho chiến thắng này, cụ thể là số người bị nhiễm bệnh và tử vong, quy mô tổn thất với nền kinh tế toàn cầu và các thời gian phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể tạo dựng được những kịch bản khả dĩ về sự phát triển của tình hình, ngoại trừ một điều rõ ràng: Đại dịch COVID-19 đã trở thành một trong những sự kiện phân chia thời đại lịch sử cũ và mới.
Thế giới sau đại dịch COVID-19 sẽ khác và tất cả mọi người đang cảm nhận được sự thay đổi này, từ lãnh đạo các cường quốc và các nhà quản lý tập đoàn xuyên quốc gia đến những nhà hoạt động xã hội và người dân bình thường.

* Cuộc chiến với kẻ thù chung
Những thay đổi mạnh mẽ như vậy đã từng xảy ra do hậu quả của các cuộc chiến tranh quy mô lớn. Không phải tình cờ, khi mà nhiều nước trên thế giới gọi cuộc chiến chống COVID-19 không phải bằng từ nào khác ngoài chiến tranh. Cuộc chiến chống COVID-19 đang thúc đẩy nhân loại hướng tới việc định hình lại những nguyên tắc căn bản có thể đảm bảo an ninh quốc tế. Khi hệ thống các mối đe dọa an ninh đang thay đổi nhanh chóng, hệ thống phân cấp các ưu tiên nhằm đảm bảo an ninh cần phải thay đổi.

An ninh quốc gia không còn có thể dựa trên ưu thế duy nhất là tiềm năng quân sự. Vũ khí hạt nhân và các vũ khí hiện đại khác không thể chống lại COVID-19, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, di cư không kiểm soát và các thách thức khác mà toàn nhân loại đang phải đối mặt.Các công cụ đảm bảo an ninh mà chúng ta được thừa hưởng từ thời đại trước, ngày nay chỉ tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ một cách vô ích, mà đáng lẽ số tiền này có thể được đầu tư cho sự phát triển của khoa học, giáo dục, y học...
Trước tình cảnh đại dịch lan rộng khắp thế giới, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres kêu gọi ngừng bắn toàn cầu giữa tất cả các bên xung đột ngày nay. Giáo hoàng cũng kêu gọi ngừng tất cả các cuộc chiến tranh để thống nhất các nỗ lực trong cuộc chiến chống đại dịch. Liên minh Arab đứng đầu là Saudi Arabia cũng tuyên bố ngừng các chiến dịch quân sự chống lại phong trào Houthi ở Yemen để ngăn chặn lây lan dịch COVID-19 ở đất nước này. Israel và Hamas cũng đã khởi động đàm phán về trao đổi những người bị bắt giữ.
Sự thật cho thấy thế giới đang dần nhận ra rằng COVID-19, như Tổng thư ký LHQ António Guterres đã lưu ý, là kẻ thù chung của chúng ta. Và sẽ còn có nhiều hơn những kẻ thù chung như vậy.
Bên cạnh đó, một xu hướng khác trong nền chính trị thế giới ngày nay, phản ánh đường lối ứng xử truyền thống của các quốc gia trong quan hệ quốc tế - âm mưu trục lợi đơn phương tối đa từ tình hình khủng hoảng. Đại dịch COVID-19 đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa của cuộc chiến thông tin. Đã có không ít những biện giải về mô hình cấu trúc chính trị nào (độc đoán hay dân chủ) thể hiện tốt nhất trong cuộc chiến chống COVID-19, nền kinh tế nào sẽ có hiệu quả hơn ở giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Người ta cũng tranh cãi về việc quốc gia nào chịu trách nhiệm chính cho sự lây lan của COVID-19 và sự cân bằng quyền lực toàn cầu sẽ thay đổi như thế nào sau khi kết thúc cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tất cả điều này chứng thực rằng, cùng với cuộc chiến chống lại COVID-19, loài người phải đối mặt với một cuộc đấu tranh gay gắt không kém trong lĩnh vực chính trị liên quan đến mô hình trật tự thế giới mới. Và đường giới tuyến của trận chiến này sẽ được vạch ra không chỉ giữa các quốc gia riêng lẻ và các đồng minh của họ, mà còn chính bên trong các quốc gia, vì ở mỗi nước đều có những người bảo vệ cho cái cũ và những người ủng hộ cái mới. Trong mỗi xã hội ở phương Đông và phương Tây, có thể tìm được những chính trị gia bằng lòng với quá khứ thoải mái, và các chính trị gia nhìn thấy được tương lai đáng báo động.
Kết quả của cuộc đối đầu này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chính khách, những người sẵn sàng đặt lợi ích an ninh toàn cầu lên trên tham vọng chính trị cá nhân, từ bỏ chiến thuật để chọn lấy chiến lược, cũng như sẵn sàng từ bỏ ưu tiên thúc đẩy lợi ích quốc gia nếu việc này có thể gây tổn thất cho hệ thống an ninh quốc tế nói chung.
Vào tháng 8/1944, khi chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đang đến gần, đại diện của các quốc gia trong liên minh chống Hitler đã tập họp tại Dumbarton Oaks để thảo luận về việc thành lập một tổ chức thế giới để duy trì hòa bình và an ninh. Một năm sau, họ đã ký Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) tại San Francisco. Một thỏa thuận đã đạt được, mặc dù thực tế là có những khác biệt giữa những người chiến thắng trong chiến tranh, đôi khi có quan điểm trái ngược trực tiếp về các vấn đề cơ bản nhất của tương lai quan hệ quốc tế và tương lai của nền văn minh nhân loại nói chung.
Ngày nay, chúng ta vẫn chưa biết sẽ cần bao nhiêu thời gian để công bố chiến thắng cuối cùng của nhân loại trước đại dịch COVID-19. Nhưng ngay bây giờ, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ có thể tán đồng với một sáng kiến chung bắt đầu quá trình đàm phán nhằm khôi phục khả năng quản lý của toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế.

* Một số xu hướng nổi bật
Theo nhận định của chuyên gia Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, dịch bệnh đang làm tăng tốc tiến trình thay đổi vốn đang diễn ra trên toàn thế giới. Khoảng cách đến đỉnh dịch vẫn còn khá xa, đưa ra tổng kết vào lúc này vẫn còn quá sớm, song một số nét phác thảo của tương lai đã lộ diện.
Toàn cầu hóa không còn là một quá trình, mà chỉ là trạng thái. Tính cởi mở ngày càng được cân bằng hơn với tính bảo hộ. Biên giới quốc gia có ý nghĩa ngày càng lớn. Nhà nước đã lấy lại vị thế của chính mình trong vai trò là diễn viên chính trên sân khấu thế giới. Công cụ tiên tiến nhất của nhà nước đó là công nghệ số hóa, với mức độ kiểm soát chưa từng có đối với xã hội. Mâu thuẫn giữa dân chủ và độc tài chỉ còn là thứ yếu, và sẽ bị thay thế bởi những khác biệt về chất lượng và hiệu quả quản lý. Quyền công dân sẽ được cân bằng với việc thực thi trách nhiệm dưới sự giám sát toàn diện có hệ thống. Những nước thành công nhất sẽ là nơi có mức độ cao của đoàn kết xã hội và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau giữa giới tinh hoa quản lý và các hiệp hội. Hợp tác quốc tế vẫn không bị thay thế.
Sự cạnh tranh của các cường quốc không hề suy yếu, mà ngược lại, sẽ mạnh mẽ hơn. Trước hết là xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc đấu đá này hứa hẹn sẽ kéo dài và khó khăn, nhưng có thể giả định rằng Mỹ không thể đánh bại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không thể thay thế vị trí của Mỹ.
Đại dịch đã đặt cả hai cường quốc, hệ thống y tế và chế độ chính trị của họ dưới sự giám sát nghiêm túc. Cả hai quốc gia đều đã phạm sai lầm ngay từ đầu, chủ yếu là do đặc tính quan liêu của bộ máy công quyền, nhưng ngay sau đó họ bắt đầu chiến đấu tích cực và kiên quyết chống lại COVID-19. Trung Quốc có được chiến thắng trước và đã có thể kiểm soát được tình hình, nước Mỹ rơi vào tâm chấn của cuộc khủng hoảng và vẫn chưa thoát ra được.
Kết quả là bất chấp tiềm năng vô cùng lớn, Mỹ không được coi là hình mẫu cho toàn bộ thế giới về tổ chức hệ thống y tế và trật tự xã hội. Hơn nữa, với khẩu hiệu “tự lo lấy thân mình” Washington từ chối vai trò lãnh đạo trong chiến dịch quốc tế hỗ trợ các nước đang bị nhấn chìm trong đại dịch COVID-19. Ngược lại, Trung Quốc đã cho thấy khả năng tổ chức và tự tổ chức từ bên trong đất nước và đang cố gắng thể hiện mình là vị cứu tinh của nhân loại.
Đại dịch đã giáng đòn tấn công mới và sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU), vốn đã bất đồng về các vấn đề nhập cư và tài chính. EU không sụp đổ, thậm chí sẽ có thêm những thành viên mới - ngay trong thời kỳ khủng hoảng này Albania và Bắc Macedonia đã bắt đầu tiến trình gia nhập EU. Tuy nhiên, EU vẫn sẽ là liên minh các quốc gia chứ không thể là một cấu trúc siêu quốc gia. Vai trò của Brussels sẽ giảm, trong khi vai trò của các nước thành viên, đặc biệt là nước lớn sẽ tăng lên. Châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng khoảng cách về quan điểm chung và bị bó hẹp trong các vấn đề của chính họ.
Các chính phủ và xã hội ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua bài kiểm tra căng thẳng. Trong bối cảnh mâu thuẫn trầm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, lợi ích quốc gia và đoàn kết xã hội có thể trở thành nền tảng đối với chính sách tự chủ hơn của những quốc gia này.
Đến thời điểm này vẫn khó để nói về hậu quả có thể xảy ra đối với Ấn Độ. Các biện pháp quyết tâm mà Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã thực thi nếu thành công sẽ giúp hạn chế lây lan dịch bệnh ở trong nước, có thể đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi hệ thống chính trị ở Ấn Độ theo hướng thành lập một cơ quan trung ương mạnh hơn dựa trên đa số người Hindi, cũng như chính sách đối ngoại tích cực hơn của Ấn Độ.
Đối với Nga, nơi mà tính hợp pháp của chính quyền dựa vào đánh giá của đa số dân chúng đối với hành động cụ thể của nguyên thủ quốc gia cũng như các quan chức dưới quyền, COVID-19 có thể là yếu tố quyết định trong việc giải quyết vấn đề về quyền lực, bao gồm thành phần nhân sự và nội hàm chính sách./.

Theo TTXVN