Thứ từ các bước trong quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm như thế nào

Xử lý hạt giống trước khi gieo là bước quan trọng mà người làm vườn phải biết. Vậy, làm sao để xử lý hạt giống trước khi trồng đúng cách nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ nhé!

Xử lý hạt giống nhằm mục đích loại trừ mầm bệnh có trên hạt giống, giúp diệt nấm và vi khuẩn gây hại cho hạt. Đồng thời, công tác xử lý hạt giống trước khi gieo còn giúp tăng tốc độ nảy mầm của hạt, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Trong quá trình bảo quản, hạt giống có thể bị mọt tấn công làm hư hỏng nặng. Việc xử lý hạt giống trước khi trồng sẽ giúp loại bỏ được những hạt giống kém chất lượng ngay từ đầu. Xử lý hạt giống đúng cách còn giúp loại bỏ được mầm bệnh từ vụ trước bám vào hạt sẽ gây hại sau khi hạt nảy mầm.

Hiện nay, nhà sản xuất giống đã bảo quản hạt rất tốt, tình trạng hạt còn nguyên chất lượng kéo dài đến 12-24 tháng. Việc xử lý hạt giống nhằm mục đích giúp hạt nẩy mầm tốt, đạt tỉ lệ nảy mầm tối đa.

>>Xem thêm bài viết: Tại sao hoa đậu biếc đổi màu?

Thứ từ các bước trong quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm như thế nào
Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì

Có mấy cách xử lý hạt giống

Hiện nay, có 2 cách xử lý hạt giống được sử dụng phổ biến. Biện pháp xử lý hạt giống bằng nước nóng và biện pháp sử dụng thuốc BVTV để xử lý hạt giống trước khi đem gieo trồng.

Xử lý hạt giống bằng nước ấm

Xử lý hạt giống bằng nước ấm là phương pháp sử dụng nước 3 sôi, 2 lạnh để kích thích hạt giống nảy mầm. Đây là biện pháp được sử dụng rất lâu đời và có hiệu quả cao. Cách xử lý hạt giống này có thể tiêu diệt được nấm bệnh và vi khuẩn gây hại còn lưu lại trên hạt.

Cách làm:

Bước 1: Hạt giống được loại bỏ hạt lép và tạp chất.

Bước 2: Pha nước 3 sôi 2 lạnh, có nghĩa đổ 3 phần nước sôi vào 2 phần nước lạnh. Ta được nước ấm khoảng 54 độ C.

Bước 3: Cho hạt giống vào nước đã pha ở trên ngâm. Thời gian ngâm phụ thuộc vào kích thước của hạt giống. Những hạt nhỏ như hạt giống hoa mười giờ, hạt giống rau dền, hạt giống hoa dạ yến thảo có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt giống cà chua, ớt, dưa chuột có thể ngâm 6-8 tiếng rồi đem ủ. Hạt giống có kích thước lớn và cứng như mồng tơi, đậu đũa… ngâm 8-12 tiếng.

Buốc 4: Sau khi ngâm, đặt hạt vào khăn ướt hoặc bông thấm nước để ủ hạt. Khi nào hạt nứt nanh ra rễ thì có thể đem gieo. Chú ý không để rễ mầm quá dài sẽ gây khó khăn cho việc gieo.

Thứ từ các bước trong quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm như thế nào
Quá trình hạt giống mọc mần sau khi xử lý

Xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc kích mầm như Atonik, Gibberellin pha theo tỉ lệ 1ml/2L nước để ngâm hạt giống. Cách này mang lại hiệu quả cao trong việc loại trừ mầm bệnh. Tuy nhiên, xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV có thể gây độc cho người và gây ô nhiễm môi trường do vậy không khuyến cáo sử dụng.

Hướng dẫn xử lý hạt giống bằng thuốc cruiser plus:

Bước 1: Loại bỏ hạt lép, và tạp chất.

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch.

Bước 3: Rửa sạch hạt giống và ủ trong 12 giờ.

Bước 4: Pha lượng thuốc thuốc cruiser plus với nước sạch, tưới và trộn đều với hạt giống và đem ủ tiếp đến khi nảy mầm.

Ủ hạt giống

Sau khi ngâm hạt giống thì tiến hành ủ.

Thời gian: từ 12-24 giờ. Tùy thuộc vào loại hạt mang đi ủ. Có hạt giống sẽ lâu nảy mầm hơn nên hãy kiên nhẫn đợi nhé.

Cách làm: Đặt hạt vào khăn ướt hoặc bông gòn thấm nước. Khi nào hạt phình ra nứt nanh thì có thể đem gieo.

Hãy thực hành cách xử lý hạt giống trước khi gieo nhiều lần để có được kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn gieo hạt giống đúng cách

Cách làm:

  • Áp dụng nguyên tắc độ sâu gieo hạt gấp 3 lần kích thước hạt.
  • Đặt hạt xuống lỗ và phủ một ít đất trên cùng.
  • Đối với hạt giống quá nhỏ, chỉ cần gieo trực tiếp lên trên bề mặt đất trồng.
  • Có thể sử dụng khay ươm hạt để thuận tiện hơn.

Thứ từ các bước trong quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm như thế nào
Gieo hạt giống bằng khay

Tưới nước:

  • Tưới nước ngày 2 lần lúc sáng sớm và chiều mát.
  • Theo dõi thường xuyên để giữ đất ẩm nhưng không bị ngập úng.

Anh sáng:

  • Hầu hết hạt giống cần có ánh sáng mặt trời để kích thích quá trình nảy mầm. Do vậy, nên đặt khay ươm nơi có ánh sáng nhẹ.

Tóm lại, đối với các Gardeners thì Chinh Garden khuyến cáo nên sử dụng phương pháp xử lý hạt giống bằng nước ấm, bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Chúc mọi người thành công!

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Tân Đông. Công nghệ 7. Tuần 20 - Tiết 19 Ngày dạy: 27/12/2014. THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM. XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: HS biết: Hoạt động 4: +Cách xử lý hạt bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lý đúng quy trình. + Cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, Làm được các bước đúng quy định. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm + Chuẩn bị được dụng cụ và sử lí được hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm đúng kĩ thuật - HS thực hiện thành thạo: + Tính được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt lúa, ngô, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt 1.3 Thái độ: -Thói quen: + Vận dụng hiểu biết về kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng để xđ được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống, giúp gia đình quyết định sử dụng hoặc thay bằng hạt giống khác + Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa, ngô trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại - Tính cách: tự tin, ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm, 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Xử lý được hạt bằng nước ấm, xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên:: + Mẫu hạt lúa, ngô. + Nhiệt kế. + Phích nước nóng. + Chậu, thùng đựng nước lã. + Rổ. + Đĩa Petri, khay men hãy gỗ, giấy thấm nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông. 3.2. Học sinh: đồ dùng , dụng cụ học tập Vật liệu và dụng cụ như trên 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1') GV: Trịnh Đình Duy. Năm học 2014 - 2015 Lop7.net. <span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Tân Đông. Công nghệ 7. 7A1......................................................…..7A4........................................................... 7A2............................................................7A6........................................................... 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thời vụ gieo trồng là gì? để xác định thời vụ cần phải dựa vào những yếu tố nào? (5đ) Trả lời: - Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó được gọi là thời vụ. - Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh tại địa phương. Câu 2: em hãy nêu yêu cầu kĩ thuật và phương pháp gieo trồng? (5đ) Trả lời: - Yêu cầu kỹ thuật: Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. - Phương pháp gieo trồng: +Gieo bằng hạt: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau....) +Trồng bằng cây con: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày, dài ngày 4. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : giới thiệu bài thực hành Gv : Nêu yêu cầu cần đạt trong giờ dạy là gì ? Do không có phòng thí nghiệm nên Hs và Gv thực hành tại lớp I.Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Hoạt động 2 : giới thiệu dụng cụ cần - Mẫu hạt lúa, ngô. - Nhiệt kế. thiết cho bài - Phích nước nóng. - Chậu, thùng đựng nước lã. - Rổ - Đĩa Petri, khay men hãy gỗ, giấy thấm nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông. Hoạt động 3 : Giới thiệu quy trình II. Quy trình thực hành. thực hành thực hành 1. Xử lý hạt giống bằng nước ấm. Gv : yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí + Bước 1 : Cho hạt vào trong nước muối để Gv : giới thiệu và làm mẫu pha nước loại bỏ hạt lép, hạt lửng. muối cho đủ 10 – 20 lít ( tuỳ số nhóm) - Hoà nước muối, khi nào cho trứng vào nước hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu. ? Vì sao nước muối lại làm cho trứng gà - Do tỉ trọng nước lớn, đẩy trứng nổi lên. nổi được ? - Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc vào chậu nước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm nước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc. + Bước 2 : Rửa sạch hạt chắc. GV: Trịnh Đình Duy. Năm học 2014 - 2015 Lop7.net. <span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THCS Tân Đông. Công nghệ 7. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài.. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài.. ? Vì sao phải dùng nhiệt độ 540C mà không dùng nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn ? Gv : yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí Gv : giới thiệu và hướng dẫn mẫu các thao tác thực hiện quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nãy mầm Gv : làm mẫu cho hs quan sát. ? Vì sao không đếm ngay 100 hạt trong kho hạt giống mà phải rải đều mẫu hạt lấy 1/4 nhiều lần như trên ? Hs : Đảm bảo mẫu đại diện cho cả kho hạt giống. ? Nếu cả kho hạt, em lấy mẫu thế nào để có 100 hạt giống đại diện? Hs: Lấy 5 điểm đại diện và làm như bước 1. Gv : vừa giới thiệu vừa làm mẫu Hs : Nghe giảng, quan sát và chép bài. ? Vì sao không gieo vào đất mà lại dùng bông hay vải thấm nước ? Hs : hạn chế nấm gây hại mầm hạt giống. Gv: Cho học sinh quan sát đĩa đã có giấy hay bông thấm nước xếp đều trong đĩa. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài.. Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy nước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết nước. +Bước 3: Pha nước 540 C. - Dùng nước sôi pha vào chậu nước lã sạch. - Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, nhiệt kế chỉ 540 C + Bước 4 : Ngâm thóc đã ráo nước vào chậu nước 540C từ 5 đến 10 phút, sau đó ngâm tiếp vào nước sạch 24 giờ cho hạt hút nước no. Chú ý : Người ta chỉ thay việc ngâm nước 540C bằng cách cho vào lò sấy 540C từ 5 đến 10 phút. - 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nảy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết. 2. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. - Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mẫu từ 50 đến 100 hạt (hạt nhỏ), từ 30 đến 50 hạt to. Ngâm vào nước lã trong 24 giờ. - Bước 2: Xếp 2 hoặc 3 tờ giấy lọc hoặc giấy thấm nước, vải đã thấm nước bão hòa vào đĩa hoặc khay. - Bước 3: Xếp hạt vào đĩa hoặc khay đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy. Nếu sử dụng khay gỗ hay men thì cho cát sạch vào dưới đáy với chiều dài từ 1 đến 2 cm. Cho nước đủ ấm rồi xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính cát. - Bước 4 : Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt. - Để đĩa khay đã xếp hạt hay khay đã xếp hạt vào nơi cố định để theo dõi hạt nãy mầm. - Hạt được coi là nảy mầm khi có mầm nảy ra và độ dài mầm bằng 1/2 chiều dài hạt. - Sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống được tính như sau : + Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định ( từ 4 đến 5 ngày) tuỳ theo loại hạt giống : Số hạt nảy mầm SNM = x 100% 100 hạt. GV: Trịnh Đình Duy. Năm học 2014 - 2015 Lop7.net. <span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THCS Tân Đông. Công nghệ 7. + Tỉ lệ nảy mầm (TLNM) là tỉ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau khi gieo được 7 ngày tuỳ theo loại hạt giống Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài.. Số hạt nảy mầm TLNM. =. x 100% Tổng số hạt nảy mầm. Hoạt động 4: Hs tiến hành thực hành, GV phân chia nhóm, giao dụng cụ để III. Thực hành : các nhóm thực hành. Học sinh quan sát quy trình tự thực hiện các thao tác. Gv : quan sát học sinh nhận biết. Hs : Thực hiện Gv theo dõi, hướng dẫn những HS còn lúng túng, quan sát và đánh giá quá trình thực hiện, Hoạt động 5: Đánh giá kết quả thực đặc biệt kĩ năng thực hiện IV. Đánh giá kết quả thực hành. hành Gv : Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hành Hs : Thực hiện GV: nhận xét kết quả thực hành 4.4 Tổng kết: - Gọi 1 học sinh của nhóm 1 báo cáo kết quả. - Gọi các nhóm khác bổ xung. 4.5 Hướng dẫn học tập: (5') - Đối với bài học ở tiết này: Trả lời các câu hỏi sau : ? Vì sao phải ngâm hạt thóc ở nhiệt độ 540 C trong vòng 5 đến 10 phút ? ? Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lý bằng nhiệt ? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa ? ? Nếu xử lý bằng nước ấm xong mới ngâm vào nước muối có được không ? Vì sao ? - Đối với bài học ở tiết sau: Về nhà đọc trước bài: "các biện pháp chăm sóc cây trồng" 5. PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................... Tân Đông, ngày. tháng. năm 2014. Duyệt:. GV: Trịnh Đình Duy. Năm học 2014 - 2015 Lop7.net. <span class='text_page_counter'>(5)</span>