Tốc độ tăng trưởng G là gì

Định giá cổ phiếu cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của việc định  giá tài sản nói chung, bao gồm việc định giá doanh nghiệp phát hành ra chính cổ phiếu đó. Các phương pháp định giá cổ phiếu có thể được xếp  thành 3 nhóm chính sau đây:

-Nhóm phương pháp chiết khấu luồng cổ tức hoặc luồng tiền;

-Nhóm phương pháp dựa trên giá trị tài sản;

-Nhóm phương pháp dựa vào hệ số.

Ngoài ra còn có phương pháp kết hợp hoặc so sánh căn cứ vào các  phương pháp cơ bản nói trên.

1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng cổ  tức

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Để xác định giá của cổ phiếu, trước hết ta phải chia quá trình phát triển  của công ty thành các giai đoạn phát triển khác nhau, chủ yếu là 2 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng không ổn định, trong giai đoạn  này nhà đầu tưcần căn cứ vào ước tính về thu nhập và chính sách cổ tức của  công ty để xác định cổ tức hàng năm.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát  triển lâu dài và giả định đó là giai đoạn có mức tăng trưởng không đổi. sau đó áp dụng các công thức của trường hợp 1 và 2 ta sẽ tính được giá của cổ  phiếu.

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức được xác định dựa trên tỷ lệ tăng trưởng lợi  nhuận và tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức. Trong thực tế, tốc độ tăng  trưởng cổ tức được giả định là bằng với tốc độ tăng trưởng thu nhập và được  tính theo công thức nhưsau:

 g = ROE.b

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Công thức trên cho thấy: khi công ty chỉ phát hành cổ phiếu thì ra = re .  Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng thêm và nếu vay vốn  càng nhiều (tỷ lệ D/E càng lớn) thì độ rủi ro cho cổ đông càng lớn, vì vậy cổ  đông yêu cầu lợi suất đầu tư(re) phải càng cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý là đối với trường hợp công ty phát hành cổ phiếu  lần đầu ra công chúng, thì chưa thể áp dụng các công thức trên để ước tính r  vì chưa có căn cứ về mức độ rủi ro của công ty. Vì thế, trong trường hợp này  để có thể xác định được tỉ suất thu nhập dự tính này, người đầu tưcần phải  căn cứ vào tỷ suất thu nhập dự tính của các cổ phiếu có dùng mức rủi ro với  cổ phiếu cần định giá. Trong một số trường hợp, để thuận tiện trong cách  tính toán người ta có thể lấy khung lãi suất chung hiện hành trên thị trường  để xác định tỷ suất thu nhập r.

2. Định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF)  

Phương pháp định giá theo DCF dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất là ước  tính giá trị tất cả các luồng thu nhập tự do mà tổ chức phát hành sẽ thu được  trong tương lai và quy chúng về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các  luồng thu nhập này theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp.  Xét trên phạm vi toàn công ty, luồng tiền không được giữ lại để đầu tư gọi là luồng tiền tự do sử dụng:

Luồng tiền tự do sử dụng = Doanh thu – Chi phí – Đầu tư

Tổ chức phát hành có thể sử dụng nguồn thu nhập của mình theo nhiều  cách khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược và đặc điểm của từng công ty. Một  là, có thể dùng toàn bộ số tiền đó để chia cổ tức. Hai là, giữ lại một phần để  đầu tư, phần còn lại để chia cổ tức hoặc có thể nguồn thu nhập đó được đưa  toàn bộ vào đầu tư, đồng thời còn phải vay thêm vốn để đầu tư. Số tiền thu  nhập còn lại sau khi giữ lại một phần để tái đầu tưvào kinh doanh chính là  để trả cổ tức. Do đó, cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phiếu.  Trường hợp một năm nào đó chưa có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng ít  hơn lượng tiền đưa vào đầu tưthì luồng tiền tự do năm đó bằng âm, và do đó  công thức tính giá cổ phiếu được viết lại nhưsau;

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Do nhà đầu tư không thể xác định một cách cụ thể và chính xác giá trị  của từng luồng thu nhập cho đến vô hạn, vì vậy, để cho đơn giản cần phải  ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng của doanh  nghiệp dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một  số năm cụ thể (thường là 5 năm). Việc dự đoán các yếu tố trên không những  chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình của  ngành sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và  cần lưu ý đến chế độ kế toán.

Trong trường hợp công ty có vốn nợ thì phải lấy giá trị luồng thu nhập  của công ty trừ đi giá trị luồng thu nhập vốn nợ rồi mới chia cho số lượng cổ  phiếu để tính giá trị mỗi cổ phiếu.

3. Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E)

Hệ số giá trên thu nhập được tính bằng cách chia giá cổ phiếu cho thu  nhập (ký hiệu là P/E). Đối với một thị trường chứng khoán phát triển thì hệ  số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Hệ số này cho nhà đầu tưbiết  họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu và bằn cách nghịch đảo của tỷ số P/E, nhà đầu tưcó thể xác định được tỷ suất tương  đối trên khoản đầu tưcủa họ.  Giá cổ phiếu sẽ bằng hệ số P/E hợp lí nhân với thu nhập của cổ phiếu.  Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng  một trong các cách sau đây:

 a. Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc  lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi  nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự nhưcổ phiếu mà nhà đầu cần  định giá. Khi đó, giá của cổ phiếu bằng thu nhập của công ty cần định giá  nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa  chọn.

b. Xác định hệ số P/E nội tại của chính công ty đó.

Giá cổ phiếu được  xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty  (EPS).  Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ số P/E “hợp lý được  tính toán dựa trên công thức tương tự nhưcông thức tính giá cổ phiếu nêu  trên:

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tuy vậy, thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu thì việc lựa chọn hệ số  P/E cụ thể không đơn giản nhưhai phương pháp trên mà còn phải căn cứ vào  xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy, nhà  đầu tưcó thể kết hợp cả hai cách trên đây để xác định giá trị cổ phiếu công  ty.  Điểm hạn chế của việc sử dụng hệ số P/E là nó được tính dựa vào lợi  nhuận của năm trước do đó để khắc phục người ta sử dụng hệ số P/E tương lai. Tuy nhiên, việc dự đoán lợi nhuận của năm tới sẽ không hoàn toàn chính  xác, vì vậy, hệ số này chỉ được dùng để đo mức giá tương đối của cổ phiếu.

4. Định giá dựa trên các hệ số tài chính

Như trong phần phân tích báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính của  một công ty có thể được coi là công cụ phân tích hữu hiệu.

Mục đích cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính là nhằm  xác định giá trị của các chứng khoán của công ty (trong đó gồm cổ phiếu và  trái phiếu). Công việc đầu tiên là phải xác định được giá trị các khoản thu  nhập của công ty. Việc tiếp theo là xác định các khoản thu nhập đó sẽ được  phân bổ như thê nào cho những người nắm giữ cổ phiếu cũng như trái phiếu  của công ty, với những mức độ xác suất nhất định.

Phương pháp định giá cổ phiếu thông qua phân tích báo cáo tài chính có  thể giúp ta hiểu được tình hình hiện tại của công ty, dự đoán xu hướng phát  triển và tìm ra những nhân tố gây ảnh hưởng. Phương pháp phân tích này  giúp cho nhà đầu tư có thể nhận biết chính xác hơn những công ty có khả  năng bị phá sản, mức độ rủi ro của công ty và mức độ nhạy cảm của công ty  đối với các nhân tố chính trên thị trường.

5. Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng và các phương  pháp kết hợp

a. Định giá theo giá trị tài sản ròng.  Để định giá theo trị tài sản ròng, trước hết nhà đầu tưphải tính giá trị tài  sản có thực theo giá thị trường, sau đó trừ đi tổng số nợ của công ty, phần  còn lại chính là giá trị tài sản ròng hay giá trị vốn chủ sở hữu.

Phương pháp định giá tài sản ròng chủ yếu được sử dụng để kiểm tra  chéo các phương pháp khác, nếu như có một sự khác biệt đáng kể giữa kết  quả định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng của một công ty và kết quả  định giá theo phương pháp dựa trên lợi nhuận thì lý do của sự khác biệt đó  phải được kiểm tra và đối chiếu để tìm ra nguyên nhân gây ra sự khác nhau  đó. Phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng có thể coi như một phương pháp định giá cơ bản trong một số tình huống đặc biệt.

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì

Tốc độ tăng trưởng G là gì