Trường thpt công lập tự chủ là gì năm 2024

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công, giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phân loại mức độ tự chủ tài chính.

Ngoài ra, còn được tự chủ sử dụng nguồn tài chính, tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những tổ chức nào?

Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).

Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công thuộc đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng quy định tại Nghị định này và các quy định của Đảng và của pháp luật khác có liên quan.

Đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo Hiệp định và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc tổ chức quốc tế thực hiện cơ chế tài chính theo cam kết, Điều ước quốc tế hoặc Quyết định đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

* Đơn vị nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:

+ Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;

+ Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.

- Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.

* Đơn vị nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên

Để bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).

* Đơn vị nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

Về việc bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập phải có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:

- Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

* Đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP dưới 10%;

- Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu sự nghiệp.

Xem thêm: Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định thế nào?

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

TS Phạm Thị Ly cho rằng quyền tự chủ của các trường cần khẳng định rõ trong Luật Giáo dục - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội thảo do Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức với sự tham dự của gần 100 chuyên gia giáo dục, luật sư, luật gia và lãnh đạo các trường đại học, THPT…

Tự chủ theo trục "tiền - quyền", rất thực dụng

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Vân - khoa luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM, đối với giáo dục đại học ông hoàn toàn ủng hộ vấn đề tự chủ nhưng đối với giáo dục phổ thông phải xem xét lại.

Nếu như trong giáo dục đại học có ba mảng vấn đề: tài chính, nhân sự, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ thì giáo dục phổ thông có đặt ra vấn đề tự chủ tài chính hay không?

Thứ hai, mục tiêu của tự chủ cho trường phổ thông là gì. Xuyên suốt trong Luật Giáo dục chỉ nêu tự chủ cho cơ sở giáo dục nhưng không nêu rõ bậc học nào (đại học, giáo dục nghề nghiệp, phổ thông), loại hình trường nào (nếu công lập tự chủ có giới hạn, trường ngoài công lập tự chủ sẽ khác)…

"Chúng ta đang duy trì cơ chế cào bằng trong luật nên rất khó áp dụng thực tế. Ở nước ngoài người ta dùng tự trị đại học gắn liền với tự do học thuật. Còn ở Việt Nam lại lấy tự chủ tài chính làm trọng tâm để phát triển lên các quyền khác về nhân sự, tổ chức, học thuật… Chúng ta đang đi theo trục 'có tiền - có quyền', rất thực dụng", ông Vân nhận định.

Thứ ba, theo ông Vân không nên bổ sung trong dự thảo luật này một điều luật vấn đề tự chủ. Thực ra, khái niệm tự chủ là cách nói phổ thông, còn dưới góc độ pháp lý tự chủ thể hiện ở quyền và nghĩa vụ.

PGS.TS Nguyễn Văn Vân đề xuất: "Chúng ta cần làm rõ, cụ thể hóa toàn bộ điều khoản trong luật theo hướng trao quyền nhiều hơn cho cơ sở giáo dục. Ví dụ quyền của trường phổ thông trong xây dựng chương trình, được lựa chọn sách giáo khoa, quyền và nghĩa vụ của thủ trưởng đơn vị; phân biệt một cách rạch ròi giữa chức năng nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở giáo dục.

Tự chủ là vấn đề xuyên suốt các điều luật trong luật. Cần phải sửa hàng loạt các điều luật theo hướng trao quyền nhiều hơn cho cơ sở giáo dục mới hướng đến mục tiêu tự chủ".

Cần trao nhiều quyền hơn cho các trường

Chuyên gia giáo dục, TS Phạm Thị Ly - ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nhận định hiện nay mức độ tự chủ của các trường vẫn còn giới hạn. Trước đến giờ chủ yếu nói tự chủ đại học, trong khi chưa đề cập đến trường phổ thông.

Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới tổng thể đã được ban hành với tinh thần trao nhiều quyền hơn cho các trường, quyền tự chủ của nhà trường cần được khẳng định.

Quyền tự chủ về tài chính, nhân sự, trong dự thảo luật có đề cập quyền tự chủ của các trường phổ thông, quy định về thẩm quyền của hội đồng trường vẫn còn hạn chế. Quyền tự chủ của nhà trường trong chuyên môn không được nêu rõ, có nghĩa phải tuân theo chỉ đạo của các cấp quản lý nhà nước. Đây là điểm cần cân nhắc.

Đặc thù của giáo dục phổ thông đòi hỏi sự thống nhất trong nội dung chương trình của nhà nước, cần cân nhắc mức độ giữa quyền tự chủ lựa chọn của nhà trường với mức độ quản lý của nhà nước.

"Nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ xảy ra thực tế như hiện nay chương trình THPT rất nặng nhưng các trường không có quyền thay đổi nội dung chương trình đó… Vì vậy các trường tư, trường quốc tế vẫn đồng thời duy trì chương trình do nhà nước quy định, mặt khác áp dụng chương trình bổ sung dạy những nội dung xã hội cần. Kết quả là chương trình giáo dục trở nên quá nặng nề với học sinh", bà Ly nói.

Bà Ly cũng chỉ ra một thực tế, nhiều học sinh không học trường phổ thông mà chuyển qua học trung tâm giáo dục thường xuyên với chương trình nhẹ hơn. Mục tiêu của họ là học để lấy bằng tốt nghiệp THPT, để vào đại học. Xu hướng đó không phải điều đáng khuyến khích nhưng điều này cho thấy chương trình giáo dục phổ thông không đáp ứng nhu cầu của người học nên học sinh đi đến lựa chọn tiêu cực.

"Chúng ta phải trao quyền cho các trường được quyết định lựa chọn nội dung, phương pháp nào để giảng dạy miễn đáp ứng được mục tiêu quy định trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Quyền tự chủ về chuyên môn cần phải được sửa đổi cho phù hợp, mức độ can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước ở đây là cấp sở, cấp phòng cần cân nhắc trong việc bắt buộc các trường phải tuân theo", bà Ly nói.

ThS Hồ Sỹ Anh - Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi điều kiện nhà trường phải được tự chủ về chuyên môn, tài chính và nhân sự.

"Vấn đề tự chủ của các trường mầm non, phổ thông mới dừng lại ở tự chủ về chuyên môn, còn tự chủ về nhân sự và tài chính rất khó khăn", ông Anh nói.

Không nên bắt hiệu trưởng trường phổ thông tự kiếm tiền

Về vấn đề tài chính, PGS.TS Nguyễn Văn Vân cho rằng thực tế nhiều người đang nhầm lẫn tự chủ tài chính với vấn đề tự tìm nguồn thu. Ở giáo dục phổ thông chỉ dừng lại phân phối, kiểm soát nguồn thu. Giáo dục phổ thông, đặc biệt giáo dục bắt buộc phải từ ngân sách nhà nước. Không nên yêu cầu hiệu trưởng trường phổ thông phải tự đi kiếm nguồn thu.

Ông Vân nhấn mạnh: "Nếu yêu cầu hiệu trưởng phổ thông tự xoay xở nguồn thu là nhà nước chối bỏ trách nhiệm của mình. Không nên đánh tráo khái niệm tự chủ là tự chủ tài chính hiệu trưởng các trường cấp 1, cấp 2 phải tự tìm kiếm nguồn thu… Trong luật phải quy định rõ việc này, nếu không sẽ hiểu lệch lạc khái niệm tự chủ và xã hội hóa giáo dục".

THPT công lập tự chủ là gì?

Trường công lập là trường học do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để duy trì hoạt động. Trường công lập hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy tất cả các vấn đề liên quan đến chương trình học; chế độ lương, thưởng cho giáo viên; khen thưởng và kỷ luật của học sinh...

Tự chủ tài chính trong trường học là gì?

Tự chủ tài chính của trường đại học công lập mang ý nghĩa là trường được trao quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của mình.

Mô hình trường công lập là gì?

Trường công lập là gì? Trường công lập là trường học do Nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất nhằm phát triển và hoạt động theo mô hình quản lý truyền thống. Trường công lập hoạt động dựa theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trực thuộc Nhà nước, Trung ương hoặc địa phương.

Tp.hcm có bao nhiêu trường THPT công lập?

HCM có 114 trường THPT công lập thì có đến 108 trường có tuyển bổ sung lớp 10. Nhiều trường thuộc tốp đầu thành phố cũng tuyển bổ sung.