Truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b><b> TRƯỜNG THCS CÁT LÁI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Số: 250 /KH-THCS.CL<i> Cát Lái, Ngày 30 tháng 09 năm 2020</i>


<b>KẾ HOẠCH </b>



<b>Truyền thông Giáo dục Sức khỏe </b>


<b>Trong trường học năm học 2020 – 2021</b>



Căn cứ Quyết định số 1827/QĐ-BYT ngày 7/6/2011 của Bộ Y tế về việc phêduyệt “ Chương trình hành động Truyền thông – Giaó dục sức khỏe giai đoạn 2011– 2015 ”;


Căn cứ kế hoạch số 450/T4G-CĐT, ngày 28/11/2014 của trung tâm truyềnthông – Giaó dục sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh (T4G) về hoạt động Truyềnthông – Giaó dục sức khỏe ( TT-GDSK ) năm 2016;


Căn cứ bộ tiêu chí phường/ xã năm 2010 – 2020 của Bộ Y tế về công tácTTGDSK


Căn cứ công văn số 626/T4G-CĐT, ngày 18/9/2014 cảu Trung tâm Truyềnthông Giaó dục sức khỏe Tp.HCM về việc Ban hành bảng điểm thi đua công táctruyền thông giáo dục sức khỏe năm 2016;


Căn cứ kế hoạch số 27/KH-GDSK-YTDP, ngày 12/9/2014 của Trung tâm Y tếDự phòng Quận 2 về việc triển khai các hoạt động truyền thông của phòng Truyềnthông Giaó dục Sức khỏe năm học 2020;


<b>I.</b> <b>MỤC ĐÍCH:</b>



Nhằm tăng cường cơng tác trùn thơng – giáo dục sức khỏe tại các trường học năm học 2020 – 2021


<b>II.</b> <b>ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THƠNG</b>:Cán bợ phụ trách phòng Y Tế của các trường.Giáo viên.


Công nhân viên.Học sinh.


<b>III.THỜI GIAN THỰC HIỆN</b>:Từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021


<b>IV.NỘI DUNG TRUYỀN THƠNG:</b><b>1.Chương trình vệ sinh phịng học:</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đại tiểu tiện đúng nơi qui định. Trong giờ học học sinh phải giữ yên lặng , ngồiđúng tư thế .


- Đối với giáo viên, kể cả cán bộ công nhân viên nhà trường cần phải gươngmẫu về vệ sinh cá nhân nhất là lúc giảng dạy hoặc khi kiểm tra vệ sinh, thể dục như: không ăn mặc luộm thuộm, không hút thuốc lá …


- Các khách đến trường cần được hướng dẫn thực hiện một số yêu cầu vệ sinhchung để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục vệ sinh trong nhà trường .


- Giáo dục tư thế ngồi cho học sinh:+ Ngồi thẳng lưng


+ Cách cầm bút đúng


- Xếp chỗ ngồi hợp lý học sinh.


- Tăng cường bàn ghế rời, ánh sáng trong phòng học.


<b>2.</b> <b>Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm:</b>


- Vệ sinh nước uống: đảm bảo chất lượng nước uống.


- Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân của mình, người tiêu dùng


cần chọn thực phẩm <i><b>đạt tiêu chuẩn 4 CĨ</b></i><b>:</b>


+ <b>Có</b> nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được bán tại nơi đáng tin cậy như cửa hàng,


chợ có uy tín, siêu thị.


+ <b>Có</b> nhãn mác hợp lệ và ghi rõ hạn sử dụng ở các loại thực phẩm công


nghiệp.


+<b> Có</b> đóng dấu kiểm dịch theo quy định như các loại thịt, trứng.


+ <b>Có</b> lợi cho sức khỏe như các loại sữa an tồn, đờng thời hạn chế thực phẩmcó hại cho sức khỏe như rượu.”


<b>3. Chương trình vệ sinh mơi trường – Nước – Phịng chống dịch bệnh:</b>


- Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường.



- Phòng chống dịch bệnh: phát tờ rơi, sinh hoạt dưới cờ hoặc trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm về các dịch bệnh phát sinh.


<b>4. Chương trình Nha học đường:</b>


<b>Lớp 6,7,8,9</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Làm thế nào để răng sạch+ Khi nào chải răng


+ Lực chọn và giữ gìn bàn chải+ Thức ăn tốt cho răng


+ Chải răng đúng cách+ Thói quen có hại cho răng


+ Nguyên nhân, phòng ngừa viêm nướu, sâu răng+ Vệ sinh răng miệng đúng cách


5. <b>Chương trình Mắt học đường: </b>


Tập huấn hoặc phổ biến cho giáo viên và học sinh kiến thức về phòng chống tật khúc xạ và các chấn thương mắt bao gồm:


- Phòng chống tật khúc xạ học đường.- Khi bị tật khúc xạ thì nên làm gì.


- Những dấu hiệu báo động cần đưa trẻ đi khám để kiểm tra tật khúc xạ.- Phòng tránh chấn thương mắt trong trường học.



Hướng dẫn học sinh cách tự kiểm tra thị lực.


<b>6.</b> <b>Chương trình dinh dưỡng:</b>


- Dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao. - Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng.


<b>7.</b> <b>Chương trình phịng chống HIV/AIDS:</b>


Đối với giáo viên: Báo cáo chuyên đề kiến thức HIV, Giảm kỳ thị.Đối với học sinh: Hướng dẫn tại lớp cách xử trí khi bị chảy máu


<b>8.</b> <b>Chương trình phịng chống bệnh Lao:</b>


<i><b>- </b></i>Đối với giáo viên: Báo cáo chuyên đề bản chất bệnh lao và đường lây truyền,biện pháp phòng ngừa.


- Đối với học sinh: Hướng dẫn tại lớp học sinh khạc nhổ đúng chỗ.


<b>9. Chương trình Phong:</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tuy nhiên, mắc bệnh hay không còn tùy thuộc vào đáp ứng của cơ thể mỗi ngườiđối với vi khuẩn M. Leprea.


- Bệnh chủ yếu tác động vào da, các dây thần kinh ngoại biên. Dấu hiệu đểnhận biết bệnh phong trên da là có một hoặc nhiều tổn thươngda như bạc màu hoặchơi đỏ và bị mất cảm giác sờ mó, Đau đớn hoặc nóng lạnh tại chỗ. Tổn hại dây thầnkinh ngoại biên được biểu hiện qua mất cảm giác và yếu liệt, liệt các cơ ở bàn tay,bàn chân hoặc ở mặt.



- Bệnh phong được điều trị bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh, cóhiệu quả rất cao . Sau một liều thuốc đầu tiên, bệnh nhân đã giảm khả năng lây chongười xung quanh. Thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 12 tháng. Tất cả bệnh nhânphong sau khi được chuẩn đoán đều được khám, trị liệu và chăm sóc phục hời chứcnăng hồn tồn miễn phí.


<b>10. Các chương trình khác</b>:


<i><b>10.</b></i><b>1. Chương trình phịng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL)</b>


Trình bày, báo cáo chuyên đề trong buổi sinh hoạt tồn thể cán bợ, giáo viên,nhân viên của trường:


- Các chính sách và quy định về PCTHTL- Tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động- Các biện pháp phòng chống tai nạn thuốc lá


<b>10.2. Chương trình giáo dục giới tính – Chăm sóc sức khỏe sinh sản</b>


Mục đích của chương trình nhằm trang bị những hiểu biết và kỹ năng cần thiếtđể thực hành tình dục an tồn cho học sinh, giáo viên.


Cung cấp mợt số kiến thức và kỹ năng cơ bản như: thay đổi tâm sinh lý tuổidậy thì, mang thai, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.


<b>V.</b> <b>TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:</b>


Ban Giám Hiệu phân công cán bộ phụ trách y tế học đường tại trường, phụ trách công tác truyền thông.


</div>

<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> </b>

</div><!--links-->

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố Xã hội, Văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT- GDSK) là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

TT- GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Sự tập trung của TT- GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích. TT- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. TT- GDSK không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. 

TT- GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong TT- GDSK chúng  ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe. 

MỤC ĐÍCH CỦA TRUYỀN THÔNG-GIÁO DỤC SỨC KHỎE 

Là phương pháp truyền đạt và hướng dẫn cho các đối tượng tham dự có kiến thức có thể: tự chăm sóc bản thân và gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng bằng những nỗ lực của chính bản thân mình. Cụ thể là: 

Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình.

Tự giác chấp hành và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe.

Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề sức khỏe của mình.

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Thay đổi hành vi sức khỏe

Thay đổi hành vi sức khỏe, tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong GDSK. Nội dung chi tiết trình bày trong bài hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe riêng.

Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông

GDSK là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK (sơ đồ l). 

Truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

Sơ đồ 1: Mối liên quan giữa người TT- GDSK và người được TT- GDSK Tác động của Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT- GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được TT-GDSK: Kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khoẻ, thái độ của đối tượng với vấn đề sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

CÁC QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Điều 4 Thông tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện qui định về công tác Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe, để thực hiện được nhiệm vụ cần có những quy định cụ thể.

Đối với Bệnh viện 

Có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

Có bộ tài liệu GDSK đã được thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện để sử dụng cho công tác TT- GDSK trong toàn bệnh viện.

Có chương trình tập huấn cho ĐDV, HSV về TT-GDSK.

Cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác GDSK.

Qui định thời gian thực hiện trong toàn bệnh viện.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TT-GDSK.

Có các hình thức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thực hiện tốt.

Đối với Khoa

Thực hiện đầy đủ các qui định của bệnh viện

Có lịch phân công nhân viên thực hiện các buổi TT-GDSK

Cung cấp đầy đủ các phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác TT-GDSK

Tổ chức môi trường thực hiện TT-GDSK hiệu quả

Có bảng kiểm đánh giá nhận thức, kiến thức của người tham dự sau mỗi buổi thực hiện TT-GDSK

Tổng kết đánh giá hàng tháng và đề xuất các hình thức khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Phương pháp TT-GDSK gián tiếp

Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. 

Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân một cách có hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, người sử dụng có kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng kế hoạch khá chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để đưa chương trình TT-GDSK vào thời gian hợp lý.

Phương pháp gián tiếp chủ yếu là quá trình thông tin một chiều, do đó thường tác động đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm đến hành vi mới trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khoẻ gián tiếp là:

Đài phát thanh

Vô tuyến truyền hình - Video

Tài liệu in ấn (Báo, tạp chí; Pano, áp phích; Tranh lật hay sách lật; Tờ rơi)

Bảng tin

Phương pháp TT-GDSK trực tiếp 

Cán bộ thực hiện giáo dục sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng giáo dục sức khoẻ. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hổi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao trong phương pháp này. Thực hiện TT-GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi. 

Đối tượng cần được TT-GDSK là:

Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội;

Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở y tế.

Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TT-GDSK cần phải có:

Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục;

Phương pháp GDSK phù hợp với đối tượng cần giáo dục;

Lòng kiên trì;

Tính thuyết phục;

Phương pháp TT-GDSK trực tiếp có thể phối hợp với các phương tiện giáo dục sức khoẻ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TT-GDSK.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG– GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Chuẩn bị trước khi TT-GDSK 

Chuẩn bị địa điểm thực hiện

Lựa chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát, dễ nhìn, dễ nghe, đủ chỗ ngồi cho các đối tượng. Đảm bảo đủ các yếu tố vật lý như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ trong phòng

Chuẩn bị về phía người nghe

Số lượng người nghe: tuỳ theo chủ đề, nhưng không nên quá đông ( 15-20 người).

Thông báo cho người nghe về mục đích và nội dung của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ. 

Khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ.

Chuẩn bị về phía cán bộ thực hiện TT-GDSK

Xác định chủ đề: nên tìm hiểu trước các đối tượng tham dự để lựa chọn chủ đề phù hợp.

Lựa chọn phương pháp trình bày phù hợp, nên sử dụng tranh ảnh, mô hình minh hoạ.

Sắp xếp thời gian hợp lý. Thời gian của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ tại khoa/phòng nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút.

Chuẩn bị đầy đủ hình ảnh và dụng cụ minh hoạ. Nên chuẩn bị một số ví dụ cụ thể để minh chứng, làm rõ nội dung trình bày.

Trang phục chỉnh tề, phù hợp.

Chuẩn bị kỹ nội dung theo trình tự lôgic của vấn đề. Phải có kiến thức sâu và đầy đủ liên quan đến nội dung của buổi nói chuyện.

Nên có mặt tại địa điểm tổ chức buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ trước 10 – 15 phút để kiểm tra lại các trang thiết bị phục vụ cho buổi nói chuyện.

Thực hiện TT-GDSK

Cách bắt đầu nói chuyện 

Người thực hiện TT-GDSK Chào hỏi, làm quen với mọi người 

Giới thiệu bản thân. Có thể mời người nghe tự giới thiệu về mình để tạo không khí thân mật.

Giới thiệu chủ đề của buổi nói chuyện. Nêu lợi ích và tầm quan trọng của buổi nói chuyện để tạo sự chú ý theo dõi của người nghe. 

Nêu rõ mục tiêu mà người nghe cần đạt được sau buổi nói chuyện.

Chỉ nên bắt đầu khi người nghe đã im lặng. Nên bắt đầu bằng những vấn đề mà người nghe đã biết.

Cán bộ thực hiện TT-GDSK

Nói to, rõ ràng để mọi người tham dự nghe được. 

Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời khi nói chuyện để thu hút sự chú ý của đối tượng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Quan sát, bao quát diễn biến của người tham dự để điều chỉnh cách trình bày cho hợp lý hơn.

Tập trung nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của vấn để mà đối tượng cần phải biết, không nên nói nhiều nội dung ngoài lề, không quan trọng.  

Nên kết hợp một số phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày để chủ đề  dễ hiểu, dễ nhớ hơn như sử dụng tranh ảnh, hiện vật và mô hình minh hoạ. - Nêu các ví dụ cụ thể sát với thực tế mà đối tượng có thể cảm nhận được  (tốt nhất là lấy ví dụ ngay trong bệnh viện hay ở địa phương của đối tượng tham dự).

Đặt ra câu hỏi để hỏi và tìm hiểu thêm nguyện vọng của người nghe nhằm thay đổi không khí của buổi nói chuyện.

Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, câu nói ngắn gọn, xúc tích. Hạn chế dùng các thuật ngữ về y tế, từ chuyên môn khó hiểu.

Trình bày theo lôgic của vấn đề đặt ra.

Sau mỗi nội dung nên tóm tắt những điểm cốt lõi nhất và chuyển sang nội dung tiếp theo hợp lý.

Nếu có nội dung thực hành nên để đối tượng thực hành lại (ví dụ cách pha ORS, cách cho trẻ uống thuốc…).

Tránh một số khuynh hướng có thể xảy ra trong khi nói chuyện.

Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe của đối tượng tham dự.

Nói lan man theo cảm hứng, không đi vào trọng tâm đã chuẩn bị, không chủ động về thời gian.

Nói trùng lặp nội dung.

Không có cơ hội cho đối tượng tham dự nêu câu hỏi.

Phê phán hay chỉ trích các câu hỏi, ý kiến không phù hợp mà các đối tượng nêu ra làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm.

Phân bố thời gian nói chuyện không cân đối.

Kết thúc vấn đề vội vàng, không hợp lý. 

Kết thúc nói chuyện sức khoẻ

Tóm tắt nội dung của buổi nói chuyện, nêu các nội dung chính mà đối tượng cần nhớ, cần làm.

Động viên và cảm ơn những người tham dự, người tổ chức (nếu có).

Có thể tiếp tục trao đổi với một số đối tượng nhằm làm rõ những ý kiến, những câu hỏi riêng của đối tượng mà họ chưa có điều kiện phát biểu.

Tạo điều kiện tiếp tục gặp gỡ, giúp đỡ đối tượng nếu có yêu cầu.

Phụ lục 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI THỰC HIỆN TT - GDSK

Đối tượng tham dự:............................................................................................

Người thực hiện: ................................................................................................

Chủ đề: ...............................................................................................................

Thời gian thực hiện………………………………………………………….....

Địa điểm thực hiện…………………………………………………………………

TT

Nội dung

Chưa thực hiện

Có thực hiện

Ghi chú

Chưa đạt

Đạt

Tốt

Chuẩn bị trước khi thực hiện

1

Chuẩn bị môi trường

2

Chuẩn bị người nghe

3

Chuẩn bị người thực hiện TT-GDSK

Thực hiện TT-GDSK

4

Bắt đầu hấp hẫn

5

Chào hỏi, làm quen với đối tượng

6

Người nói chuyện giới thiệu về mình

7

Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo sự chú ý của người nghe

8

Nêu rõ mục tiêu của buổi TTGDSK

9

Nói đủ to để mọi người nghe rõ

10

Trình bày nội dung chính thích hợp với chủ đề

11

Quan sát bao quát được đối tượng nghe

12

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu

13

Sử dụng các tài liệu, phương tiện thích hợp

14

Nêu ví dụ minh hoạ cho người nghe dễ hiểu

15

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời

16

Tạo điều kiện để người nghe đặt câu hỏi

17

Trả lời các câu hỏi của người nghe ngắn gọn, đủ ý

18

Tóm tắt nội dung mấu chốt từng phần trình bày

19

Tạo cơ hội cho người nghe thực hành lại nếu có nội dung thực hành

Kết thúc nói chuyện sức khoẻ

20

Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận

21

Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần làm

22

Cảm ơn người nghe và người tổ chức

23

Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổ chức Y tế thế giới, 1998. Giáo dục sức khỏe, Geneva.

Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà Nội.

Trường Cán bộ quản lý Y tế, 2000 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ môn y học cộng đồng, trường Đại học Y Thái nguyên, 2004. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, Thái nguyên.

Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe – Bộ Y tế, 2000. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe. Hà nội.

Khoa y tế công cộng-Trường Đại học y Hà nội, 2007. Tài liệu truyền thông GDSK, Hà nội.

Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà nội. 

Bệnh viện Nhi trung ương, 2007. Tài liệu giáo dục sức khỏe, Hà nội.

TS.Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2008. Giáo trình giảng dạy Truyền thông giáo dục sức khoẻ của Bộ môn Giáo dục sức khoẻ, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ Y tế, 2010. Giáo trình “Phương pháp sư phạm cơ bản cho giảng viên các cơ sở đào tạo liên tục” của Bộ Y tế, Hà Nội.

World Health Organnization, 1998. Education for Health: A Manual on Health Education in Primary Health Care, England.