Vaccine pfizer mũi 2 cách mũi 3 bao nhiêu ngày

.

Cập nhật lúc: 22:42, 24/12/2021 (GMT+7)

Mặc dù tỷ lệ người từ 12 tuổi trở lên trong tỉnh đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 khá cao, nhưng không ít người vẫn bị nhiễm Covid-19. Tuy phần lớn F0 ở thể nhẹ, song nhiều người vẫn mong muốn được tiêm mũi 3 tăng cường để được bảo vệ cao nhất trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang gia tăng trong cộng đồng.

Vaccine pfizer mũi 2 cách mũi 3 bao nhiêu ngày
Nhân viên y tế là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine liều bổ sung trước để phòng, chống lây nhiễm Covid-19. Trong ảnh: Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được ưu tiên tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: V.T

Do đó, nhiều người dân đã chủ động liên hệ các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh để hỏi về thời gian tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19.

* Mong được tiêm vaccine mũi 3...

Theo một số điểm tiêm ngừa dịch vụ tại TP.Biên Hòa, thời gian qua, có rất nhiều người đến trực tiếp hoặc gọi điện hỏi về việc tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, tại các điểm tiêm này không triển khai tiêm ngừa dịch vụ đối với vaccine ngừa Covid-19, việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 do ngành Y tế triển khai tiêm miễn phí cho người dân.

Dù đã được tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa Covid-19 gần 3 tháng, nhưng do làm việc trong ngân hàng phải tiếp xúc với nhiều người nên chị Nguyễn Thị Thu Uyên (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) rất lo bị lây nhiễm Covid-19. Do đó, chị muốn tiêm mũi 3 sớm nhất có thể. Chị cho biết, khi liên hệ với một cơ sở y tế ở TP.Biên Hòa, nơi này cho biết không có dịch vụ tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Lo lắng vì mẹ mắc bệnh nền nặng nên anh Trần Tấn Thành (ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) gọi hỏi nhiều nơi để đăng ký cho mẹ tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19. Anh Thành cho biết: “Từ sau khi Đồng Nai nới lỏng giãn cách xã hội, tôi thấy nhiều ca bệnh nền dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 khi nhiễm bệnh vẫn trở nặng và tử vong nên mong mẹ tôi sớm được tiêm thêm mũi vaccine tăng cường để được bảo vệ tốt nhất”.

Về sự cần thiết của việc tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai (CDC Đồng Nai) Bạch Thái Bình cho biết, việc tiêm mũi 3 là cần thiết. Bởi sau khi được tiêm mũi 1 và mũi 2 vaccine ngừa Covid-19, nếu virus vào cơ thể sẽ bị kháng thể tiêu diệt gần hết, không tạo thành những “cơn bão” cytokine “tàn phá” phổi và gây nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, kháng thể này suy giảm theo thời gian nên việc tiêm liều bổ sung là rất cần thiết, nhằm giúp cơ thể tiếp tục tạo miễn dịch và góp phần tạo miễn dịch cộng đồng.

* Sẽ hoàn thành tiêm mũi 3 trước Tết Nguyên đán

Để công tác tiêm vaccine liều bổ sung (mũi 3) trên địa bàn tỉnh diễn ra nhanh, gọn và chủ động, Sở Y tế đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc và các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn về việc triển khai tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19.

Giám đốc Sở Y tế, TS-BS Phan Huy Anh Vũ cho biết, hiện đang triển khai tiêm ưu tiên mũi 3 vaccine ngừa Covid-19 cho một số trường hợp ưu tiên gồm: những người làm việc trong các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập; người tham gia phòng chống dịch, thành viên ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên; phóng viên; quân đội, công an; người từ đủ 50 tuổi đến dưới 65 tuổi, ưu tiên người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như bệnh nhân có cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng, tiêu chí tiêm tuổi từ cao xuống thấp và hạ dần độ tuổi theo số lượng vaccine tại địa phương. Sở cũng đã phân bổ vaccine mũi 3 về các địa phương để tiêm cho người từ đủ 50 tuổi đến dưới 65 tuổi.

TS-BS Phan Huy Anh Vũ cho hay, đến ngày 20-12, toàn tỉnh đã hoàn tất đợt tiêm chủng thứ 27 với 119 ngàn người đã được tiêm mũi 3 ngừa Covid-19. Mới đây, Sở Y tế đã tiếp nhận thêm 250 ngàn liều vaccine Pfizer. Số vaccine này sẽ dành khoảng 100 ngàn liều để tiêm mũi 2 cho toàn bộ trẻ em từ 12-17 tuổi trong tỉnh, còn 150 ngàn liều sẽ tiếp tục tiêm mũi 3 cho những người từ 50 tuổi trở lên, có bệnh nền.

Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là công tác tiêm chủng liều vaccine ngừa Covid-19 bổ sung, mới đây tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương “thần tốc” hơn nữa trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm liều bổ sung. Cụ thể, đến cuối tháng 1-2022, phải hoàn thành tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, mục tiêu hoàn thành tiêm mũi 3 cho người trưởng thành của Việt Nam đã được rút ngắn 5 tháng. Trước đó, mục tiêu của Bộ Y tế là tới tháng 6-2022 mới cơ bản tiêm xong mũi 3 cho người từ 18 tuổi.

Giám đốc Sở Y tế, TS-BS PHAN HUY ANH VŨ cho hay, người tiêm mũi 1, mũi 2 vaccine ngừa Covid-19 trước đây có thể là vaccine Pfizer, Moderna, Astrazeneca hoặc Sinopharm (Vero Cell), Sputnik V thì có thể mũi 3 sẽ tiêm vaccine cùng loại với vaccine đã tiêm trước đó hoặc là vaccine Pfizer. Thời gian tiêm mũi 3 cách mũi 2 từ 28 ngày đến 3 tháng và được sự đồng thuận của người được tiêm.

Phương Liễu

Vaccine pfizer mũi 2 cách mũi 3 bao nhiêu ngày
Mũi tiêm tăng cường của vaccine Pfizer khôi phục hơn 95% hiệu quả bảo vệ

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Vaccine pfizer mũi 2 cách mũi 3 bao nhiêu ngày

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Vaccine pfizer mũi 2 cách mũi 3 bao nhiêu ngày

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

Ngọc Nguyễn

(Theo health.com, 21/12/2021)