Yêu nước thương nòi có nghĩa là gì

* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): yêu nước thương nòi

Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

(quê hương, đất nước, quốc tịch)

a) Tôi tự hào mang ……. Việt Nam.

b) Việt Nam là ……. của tôi.

c) Đó là một ……. nằm bên bờ biển Đông xinh đẹp

Phương pháp

– quê hương: quê của mình, là nơi gắn bó về mặt tình cảm với mình.

– đất nước: phần lãnh thổ trong mối quan hệ dân tộc làm chủ và sống trên đó.

– quốc tịch: tư cách là công dân của một nước nhất định, được pháp luật nước đó thừa nhận.

Trả lời:

a. Tôi tự hào mang quốc tịch Việt Nam.

b. Việt Nam là quê hương của tôi.

c. Đó là một đất nước nằm bên bờ biển Đông xinh đẹp.

Câu 2: Đặt câu với các thành ngữ sau:

a) Yêu nước thương nòi:

b) Quê cha đất tổ:

Phương pháp:

– yêu nước thương nòi: tình yêu đối với đất nước, dân tộc.

– quê cha đất tổ: nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông bà đã từng sinh sống.

Trả lời:

Ông em luôn luôn căn dặn con cháu mình rằng dù có đi đâu bao xa cũng phải luôn hướng về quê cha đất tổ.

– Dân tộc ta luôn gìn giữ truyền thống tốt đẹp yêu nước thương nòi.

Câu 3: Gạch dưới những từ đồng nghĩa với từ mẹ trong câu sau:

a) Người ta người gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

(Nguyễn Cao Tiến)

b) Má già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô

(Tố Hữu)

Phương pháp:

Mẹ : từ thường dùng để chỉ những người phụ nữ đã sinh ra ta, có công chăm sóc, nuôi dưỡng ta.

Trả lời:

a. Người ta thường gọi mẹ ơi

Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi

Người ta thường nói mẹ tôi

Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.

b.  già trong túp lều tranh

Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.

Câu 4: Viết một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích ở địa phương em.

Trả lời:

      Buổi sáng cảnh biển thật khiến người ta cảm thấy thư thái, thoải mái. Trời còn tờ mờ sáng em đã cùng với chị gái đi dạo bên bờ biển. Từ phía xa xa, mặt trời đã thức giấc, vén mình sau những đám mây để ban phát những tia nắng xuống thế gian. Từng chú chim từ phía đằng chân trời bắt đầu bay liệng thành đàn. Bầu trời dường như cũng cao, trong và xanh hơn. Mặt biển lúc này được những tia nắng chiếu xuống, long lanh, lấp lánh như được trải một lớp bạc. Một ngày mới đã chuẩn bị bắt đầu. Trên bờ biển đã xuất hiện một vài bóng người. Em cùng chị đang đi dạo dọc bờ biển, từng con sóng thi nhau xô vào bờ, bọt trắng xóa. Nghe trong gió có hương vị mặn mòi của biển, bỗng lại cảm thấy bình yên đến kì lạ.

Vui học:

Đố vui

Thân dài thượt

Ruột thẳng băng

Khi thì bị cắt khỏi chân

Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?

Là cái gì?

*Cùng bạn giải câu đố trên.

*Cùng bạn, người thân đặt một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên

Trả lời:

– Xác định cảnh thiên nhiên mà em muốn miêu tả.

– Quan sát để tìm các chi tiết nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

– Từ trình tự đã sắp xếp viết thành đoạn văn hoàn chỉnh

Trả lời:

– Đáp án là: Bút chì

– Ví dụ một câu đố theo cách miêu tả như câu đố trên:

Rễ cũng ăn xuống đất

Cành cao ngất mái nhà

Chẳng trổ lá đơm hoa

Hút vào, nhả ra toàn… sóng?

(Đố là cái gì?)

Đáp án là: Cột ăng ten

TTCT - Giữ được văn hóa truyền thống thì hội nhập mà không mất gốc, không bị hòa tan - người ta thường nói như vậy.

Yêu nước thương nòi có nghĩa là gì
Phóng to
Tranh: Lê Thiết Cương

Nhưng nội hàm của “văn hóa truyền thống” thật mênh mông. Vậy trước hết phải bảo tồn được nền tảng. Nền tảng của nó là cái đạo lý cổ truyền lấy chữ nhân ái làm gốc. Không ngẫu nhiên dân ta không nói cộc lốc “Yêu nước” mà nói “Yêu nước thương nòi”.

Bởi cùng yêu nước vẫn có thể hành hạ, tàn sát nhau vì những tư tưởng hẹp hòi và “nhóm lợi ích”. Tôn tạo đền miếu, đình chùa hoành tráng, phục hồi lễ lạt hội hè linh đình, phục dựng từ đường, lăng mộ nguy nga... mà không có lòng thương nòi, thương dân còn thiếu ăn, thất học thì nhiều khi chỉ là hình thức hợp pháp để che đậy tham ô, nhũng nhiễu.

Sự ra đi mới rồi của tướng Văn và tang lễ của lòng dân một lần nữa nhắc nhở truyền thống căn bản yêu nước thương nòi của dân tộc này.

Người là đại diện cuối cùng của cả một “thế hệ vàng” hội nhập nhưng không mất gốc, chính vì suốt đời “yêu nước thương nòi” mà dấn thân làm cách mạng, tự nguyện từ bỏ địa vị, quyền lực và tiền tài họ vốn từng có đủ để suốt đời đau đáu lo sao cho tất cả mọi người, trước hết là những người lao động nghèo, có cơm ăn, áo mặc, việc làm và được học hành.

Tướng tài đời nào nước ta cũng có vì luôn luôn phải chống ngoại xâm. Nhưng dân ta chỉ tôn một người lên bực Thánh - Đức Thánh Trần, chính là vì ngài có tình thương bao la và sâu sắc nòi giống Lạc Hồng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: trước khi từ trần, thân phụ ngài trăng trối: con phải lấy lại ngôi báu, bằng không ta chết không nhắm mắt được.

Vậy mà khi được trao quyền tiết chế ba quân trong tình thế giặc Nguyên Mông đang lăm le ngoài cõi, ngài tuốt gươm toan chém đầu con trai Quốc Tảng vì tội khuyên cha nhân cơ hội đó giành lại ngôi báu vốn phải thuộc về ngành trưởng họ Trần là ngành của ngài. Bởi không hi sinh quyền lợi của tộc họ, phe cánh tất gây cảnh nồi da xáo thịt, tàn hại giống nòi.

Cái truyền thống căn bản này mỗi lần triều chính đổi thay, tiền nhân lại nêu cao để nhắc nhở người đời, trước hết là những kẻ nắm vận dân nước trong tay. Vẫn còn đó, suốt 172 năm nay, những lời vàng ngọc của tiến sĩ Vũ Tông Phan, hội trưởng Hướng Thiện hội đền Ngọc Sơn, trên tấm bia trong đền Hỏa Thần ở 30 Hàng Điếu, Hà Nội: “Trung ư dân”.

Vâng, không phải “trung với vua”, mà là “trung với dân”.

Tại hội thảo quốc tế ở Đại học Provence (Cộng hòa Pháp, tháng 5-2007), khi chúng tôi phóng to những chữ này, cử tọa không khỏi sửng sốt. Giờ giải lao có vị học giả thắc mắc: Câu thường nói là “trung quân ái quốc”? Chúng tôi đáp: Vâng, đúng thế.

Nhưng trong tình thế khi quân vương nhờ dựa vào sức dân mà thiết lập được nền thống trị, rồi lộ mặt chuyên quyền, quay lại đàn áp dân một cách tàn khốc thì không thể “trung quân” được nữa. Trên bia này còn khắc một câu nói rõ ý ba chữ trên: “Quân tử vụ dân chi nghĩa” (Nghĩa vụ của người quân tử là lo cho dân).

Nên không phải ngẫu nhiên mà sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân hành đến thăm Hội Thiện đền Ngọc Sơn và “xin góp ý” với các cụ cao niên giảng thêm: “Điều thiện lớn nhất là yêu nước, yêu dân chủ” (báo Nhân Dân, 22-8-1990). “Tháng Tám giỗ cha (Đức Thánh Trần), tháng ba giỗ mẹ (Mẫu Liễu Hạnh)”, ngày 20-8 (tức 25-9-1945), Người chỉ thị làm Quốc giỗ Trần Hưng Đạo trong cả nước, thân đến cung bái tại Nhà hát lớn Hà Nội và đổ bát gạo vào thùng gạo cứu đói cạnh ban thờ.

Người rõ ràng kế thừa cái gốc của những nghi thức đó: Yêu nước thương nòi. Đối với những người cầm vận mệnh dân nước, Người dặn “Có trách nhiệm với dân”, nên đã cho thêu lên lá cờ tặng Trường võ bị Trần Quốc Tuấn ngày 26-5-1946 sáu chữ vàng, mà thiếu chúng thì mọi chính sách, thể chế, nghi thức, dự án kinh tế - xã hội này nọ... chỉ là cái nước sơn. Sáu chữ đó là: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Yêu nước thương nòi là truyền thống quý giá, là nhân tố vô cùng quan trọng làm nhân lên ý chí, nghị lực, cũng như sự đồng thuận, tạo ra sức mạnh để ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay do nhiều yếu tố tác động, lòng yêu nước và tình thương yêu giống nòi trong một bộ phận cán bộ và nhân dân đang bị phai nhạt, tác động không nhỏ đến sức mạnh đất nước. Vì vậy ta cần tìm ra giải pháp, để giữ vững và nâng cao lòng yêu nước thương nòi cho toàn dân, nhất là đội ngũ cán bộ và thế hệ trẻ, góp phần thực hiện thành công Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Trải qua nhiều nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhân dân ta đã xây dựng nên nhiều truyền thống tốt đẹp; trong đó có lòng yêu nước thương nòi, nâng cao tinh thần dân tộc, tạo ra sức mạnh để ta xây dựng và bảo vệ vững bền đất nước. Truyền thống quý giá đó được nhiều thời đại, nhất là Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển lên tầm cao mới. Thể hiện trong Văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc”1. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng làm thắm đậm thêm lòng yêu nước thương nòi, tạo ra sức mạnh để nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến cách mạng Việt Nam. Thành tựu to lớn đạt được trong nhiều thập kỷ qua của nhân dân ta, được nhiều nhà khoa học, chính trị và quân sự, cũng như nhân dân nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, trong đó có cả Tổng thống Mỹ. Qua nghiên cứu họ càng trân trọng và ngưỡng mộ những gía trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhiều người còn đánh giá và đưa ra kết luận mang tính triết lý sâu sắc: do biết phát huy và phát triển sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống, dân tộc Việt Nam đã tạo ra sức mạnh để vượt qua khó khăn và thách thức, đánh thắng nhiều kẻ thù lớn được coi là mạnh nhất thế giới, xây dựng và bảo vệ vững bền đất nước. Ngày nay ta đang mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, nhiều tổ chức và cán bộ đã chung lòng, gắng sức cùng nhân dân tìm ra nhiều giải pháp để công nghiệp hóa và hiện đại hóa; làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nhiều công ty và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư và đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, làm giàu cho người dân và đất nước. Các tổ chức chính trị và xã hội đã nỗ lực vận động nhân dân, đóng góp tiền của và công sức, tổ chức có hiệu quả nhiều phong trào làm tăng thêm lòng yêu nước thương nòi như: “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “Tình nguyện”, “Hiến máu cứu người”. Nhiều tổ chức và cá nhân mặc dù kinh tế còn hạn hep, vẫn tình nguyện làm viêc thiện, giúp đỡ người ngèo, người có hoàn cảnh khó khăn, khi gặp hoạn nạn… Những việc làm tốt đẹp đó đã tô thắm thêm lòng yêu nước, thương nòi của nhân dân ta. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận cán bộ ngại học tập, thiếu tu dưỡng, chưa cảm thông với khó khăn của người dân dẫn đến thoái hóa biến chất, làm việc quan liêu, sách nhiễu, tham ô, lãng phí, làm giảm uy tín của Đảng, mát lòng tin của dân, thất thoát ngân sách Nhà nước. Một số cán bộ và doanh nghiệp còn nặng về lợi ích cá nhân và bộ phận, tiếp tay cho công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước; phá rừng, xả thải chưa qua sử lý, hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử Việt Nam… ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân, gây bất bình trong xã hội. Một bộ phận nhân dân sử dụng chất cấm trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến lương thực và thực phẩm; đầu độc giống nòi, gây tổn hại sức khỏe con người và nền kinh tế đất nước, giảm uy tín hàng hóa nước ta trên trường quốc tế. Vấn đề quan trọng hiện nay là, thế hệ trẻ ngại và không muốn học lịch sử. Điều đó minh chứng rõ, lòng yêu nước thương nòi trong một bộ phận cán bộ và nhân dân đang bị phai nhạt. Đây là vấn đề cấp bách, ta cần tìm ra giải pháp để nhanh chóng khắc phục.

Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục, để mỗi người dân nhận rõ vai trò và trách nhiệm của mình trước cộng đồng và đất nước. Bên cạnh đó cần có chế tài khen thưởng những việc làm tốt, đấu tranh mạnh mẽ, sử lý nghiêm khắc và triệt để những hành động gây tổn hại đến người dân và đất nước, công khai trước cộng đồng và trên các phương tiện thông tin. Xác định rõ lịch sử là môn học bắt buộc trong hệ thống nhà trường, kể cả trường đào tạo cán bộ và trong thi tuyển công chức… Tùy theo đối tượng để xác định rõ thời lượng và nội dung học cho phù hợp. Phương pháp, vận dụng sáng tạo theo từng cấp, giáo viên giới thiệu tư liệu và tài liệu để người học nghiên cứu, giành nhiều thời gian thảo luận nhóm. Câu hỏi và chủ đề đưa ra thảo luận, kiểm tra và thi cử theo hướng: “ôn cố tri tân”, để người học vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Ví như: Từ bài học đào tạo và trọng dụng hiền tài, hoặc chống oan sai trong lịch sử. Bạn có kiến nghị, đề xuất gì về đào tạo và sử dụng nhân tài, hoặc chống oan sai hiện nay?… Cách học này sẽ nâng cao nhân thức, phát huy tư duy sáng tạo, đóng góp nhiều sáng kiến hay để xây dựng quê hương và đất nước, tô thắm thêm lòng yêu nước thương nòi cho toàn dân nhất là đội ngũ cán bộ, tạo sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.