100 hiệp hội tín dụng hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Chờ mở room tín dụng

Trước thông tin chậm nhất trong tuần từ 29/8-2/9, NHNN sẽ thông báo về hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, khảo sát của phóng viên sáng ngày 29/8 ở nhiều ngân hàng thương mại cho thấy hầu hết vẫn đang chờ đợi, còn hạn mức tín dụng thì đã cạn từ nhiều tháng nay. (Xem thêm)

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Nhiều ngân hàng chờ đợi được tăng hạn mức tín dụng để cho khách hàng vay. Ảnh: Ngọc Thắng

Thông thường hàng năm, NHNN thường cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng vào đầu năm và sẽ có những đợt đánh giá lại vào giữa hoặc cuối năm. Theo đó, tùy vào hiện trạng và “sức khỏe” của mỗi ngân hàng, hạn mức có thể tăng thêm. Tuy nhiên, trước nỗi lo lạm phát ngày càng tăng, quan điểm cứng rắn về tăng trưởng tín dụng của cơ quan điều hành khiến nhiều ngân hàng bị "hẫng". (Xem thêm)

Thông tin NHNN sắp thông báo về việc nới "room" tín dụng khiến nhiều người mong chờ về danh sách các ngân hàng sẽ được nới “room”. Dựa theo tiêu chí xét duyệt tín dụng, xuất hiện những ngân hàng "sáng giá" sẽ được nới "room" trong thời gian tới, với mức độ nới tùy vào tình hình tài chính của từng ngân hàng.

Theo nhiều chuyên gia, những ngân hàng sẽ được NHNN xem xét nới "room" lần này có khả năng bao gồm cả nhóm Big 4 (gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank). Đây là những ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của NHNN trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và cũng là những ngân hàng đăng ký chỉ tiêu cao trong gói hỗ trợ lãi suất 2%. (Xem thêm)

Ông Bùi Thế Duy, Giám đốc điều hành Công ty Lửa Việt Tours, trong 2 tháng gần đây, các ngân hàng giải ngân cho vay rất chậm và thường trễ hơn so với cam kết trong hợp đồng tín dụng vì hết room. Trong khi đó, hiện vẫn đang mùa du lịch, lượng khách đông, các khoản chi vé máy bay, khách sạn, nhà hàng... doanh nghiệp phải trả đúng hẹn để khởi hành tour. Điều này khiến doanh nghiệp phải tăng dự trữ tiền mặt khi ngân hàng giải ngân chậm, làm chi phí vốn tăng. (Xem thêm)

BIDV dẫn đầu về lượng nhân viên, lương bình quân của MB cao nhất

Người Đồng Hành thống kê số liệu từ BCTC quý II của 27 ngân hàng niêm yết, tính đến hết ngày 30/6 tổng lượng nhân viên ngân hàng làm việc trong hệ thống là 265.296 người, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Xét về hiệu suất làm việc, trung bình mỗi nhân viên ngân hàng tạo ra 67,3 triệu đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Trung bình toàn ngành, thu nhập nhân viên ngân hàng ở mức 27,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021. 

Đứng đầu là MB với mức thu nhập mỗi nhân viên đạt 46,92 triệu đồng/tháng, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2021. Theo sát ngay sau là Techcombank với mức thu nhập gần 47 triệu đồng/nhân viên/tháng, tăng 6,5%. Vị trí thứ 3 là ACB với mức thu nhập bình quân mỗi nhân viên một tháng đạt 38,8 triệu đồng, tăng 22,8%. (Xem thêm)

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Nguồn: BCTC 27 ngân hàng niêm yết. Đồ thị: Quang Anh.

Ngân hàng rao bán nợ

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) có thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo của hai doanh nghiệp là CTCP Đầu tư Khang Duy và  Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Gia Vượng. Phía ngân hàng cho biết cả hai khoản nợ được thế chấp bằng 9.070 tấn thép các loại tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Giá khởi điểm cho khoản nợ của CTCP Đầu tư Khang Duy là 95,6 tỷ đồng và của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Gia Vượng là 50,9 tỷ đồng. (Xem thêm)

Agribank AMC cũng có thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại dịch vụ Tấn Giàu (Công ty Tấn Giàu) tại chi nhánh Nam Đồng Nai. Tài sản đảm bảo là 2 lô đất rộng gần 1.000 m2 tại TP Thủ Đức, TP HCM cùng với đó là công trình trên đất có diện tích sàn xây dựng 3.525 m2. Giá khởi điểm đấu giá ngân hàng đưa ra là 86,6 tỷ đồng, giảm hơn 400 triệu đồng so với lần rao bán hồi đầu tháng 7. (Xem thêm)

Vietcombank thông báo bán đấu giá các bất động sản tại tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Quảng Nam và TP HCM với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng. Một tài sản tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có diện tích gần 1.000 m2 được Vietcombank rao bán với giá khởi điểm 40,5 tỷ đồng. (Xem thêm)

VietinBank rao bán hai khoản nợ thế chấp bằng 6 bất động sản tại Bắc Ninh và nhiều ô tô. Tổng dư nợ của hai doanh nghiệp là gần 24 tỷ đồng, trong đó khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại vận tải Tiến Đạt là 17,8 tỷ đồng còn lại là Công ty TNHH Thương mại vận tải Thảo Mạnh. (Xem thêm)

Bàn giải pháp đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất

Từ khi Nghị định 31 được ban hành NHNN tổ chức hội nghị quy mô toàn quốc ba lần để phổ biến quy định chính sách cũng như bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, cho thấy sự quyết liệt khẩn trương, thể hiện quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc triển khai thực hiện chính sách lớn này một cách hiệu quả nhất. (Xem thêm)

Mới có 17 doanh nghiệp tại TP HCM được hỗ trợ lãi suất với số tiền gần 500 triệu đồng. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng việc hỗ trợ như vậy là rất chậm và chưa đạt yêu cầu. Cụ thể, tính đến ngày 15/8, các ngân hàng thương mại đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% cho các khách hàng doanh nghiệp với tổng dư nợ cho vay đạt 276,06 tỷ đồng. Riêng tháng 8, doanh số cho vay đạt 276,44 tỷ đồng cho 17 khách hàng. Số tiền hỗ trợ lãi suất khoảng 480 triệu đồng. (Xem thêm)

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp. Ảnh: TTBC TP HCM.

Một số tin tức đáng chú ý khác

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước mới cập nhật, tại ngày 30/6, số dư tiền gửi thanh toán cá nhân tại hệ thống ngân hàng là 979.115 tỷ đồng, giảm hơn 61.600 tỷ so với cuối quý I. Trước đó, tiền gửi thanh toán đã lần đầu tiên cán mốc 1 triệu tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Đáng chú ý, quý II đánh dấu quý đầu tiên trong 9 tháng gần nhất tiền gửi thanh toán của dân cư tại ngân hàng bị sụt giảm. (Xem thêm)

100 hiệp hội tín dụng hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Theo nhận định của SSI, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng có thể chịu áp lực trong thời gian tới. Đâu là nguyên nhân tác động đến NIM của ngân hàng. Việc tỷ lệ NIM mỏng có đáng lo? Các ngân hàng cần phải có giải pháp nào để duy trì khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh? Phóng viên đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam để tìm hiểu thêm về vấn đề này. (Xem thêm)

Hoạt động tái cơ cấu hệ thống các TCTD đã đạt được kết quả khả quan trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém (gồm ngân hàng 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt) vẫn dậm chân tại chỗ, các đàm phán với đối tác nước ngoài đều không thành công. Nhưng bất ngờ năm nay nhiều NHTM lại lên kế hoạch nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém. Vì sao? (Xem thêm)

Khảo sát của phóng viên, tuần cuối tháng 8, một số ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1 – 0,3%/năm như MB, ACB, Nam A Bank, BacABank... Trước đó từ tháng 5 đến đầu tháng 8 cũng có nhiều đợt tăng lãi suất khác nhau và hiện mặt bằng lãi suất đã cao hơn khoảng 1 – 1,5%/năm so với cuối năm ngoái. (Xem thêm)